Tuy nhiên, quy định cũng nêu rị việc khơng thực hiện khơi phục lại tình trạngban đầu cùa đất trước khi vi phạm nếu người vi phạm đù điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 cùa Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Ngoài ra, người vi phạm phai buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Việc xác định số lợi bất hợp pháp này được quy định dựa trôn căn cứ về bang giá đất hàng năm cùa Nhà nước, diện tích vi phạm và thời gian vi phạm (chúng ta có thể hiểu đây là khốn tiền sử dụng đất mà người vi phạm phái nộp cho khoan thời gian sừ dụng loại đất chưa được cơ quan chức năng cho phcp).
- Nhóm hành vi chuyển đồi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định và sứ dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phai đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
Việc chuyển đồi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được quy định thành 02 trường hợp: không đu điều kiện chuyên đồi và đù điều nhưng không đăng ký với Úy ban nhân dân cấp xà. Do đó, người sừ dụng đất khi chuyển đôi nhưng vi phạm 02 trường hợp trên sẽ bị xừ lý vi phạm. Hành vi này được xác định trên căn cứ diện tích đất vi phạm để tính mức tiền phạt cho hành vi vi phạm này là. số tiền phạt có the từ 2.000.000 đồng đen 100.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc 4.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tồ chức.
về biện pháp khắc phục hậu qua, người vi phạm phai khẳc phục bẳng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đẩu cúa đất trước khi vi phạm trong trường hợp không đu điều kiện đăng ký theo quy định và buộc đăng ký việc chuyển đối cơ cấu cây trồng với ủy ban nhân dân cấp xà hoặc buộc làm thú tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định và buộc làm thú tục đăng ký đất đai theo quy định đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, đối tượng sừ dụng đất vi phạm hành vi này còn buộc nộp lạisố lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
-Nhóm hành vi lấn, chiếm đất.
Theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. định nghĩa lấn, chiếm đất như sau:
Lấn đất là việc người sứ dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất đê mơ rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quan lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sư dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phcp.
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tự ý sư dụng đất mà không được cơ quan quan lý nhà nước về đất đai cho phép; Tự ý sừ dụng đất thuộc quyền sừ dụng hợp pháp cua tồ chức, cá nhân khác mà không được tố chức, cá nhân đó cho phcp; Sừ dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đà hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sứ dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sán xuất nông nghiệp sừ dụng đất nông nghiệp); Sừ dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thu tục giao đất, cho thuê đất theo quy định cùa pháp luật.
Căn cứ theo định nghía nêu trên, pháp luật xừ phạt vi phạm hành chính trong lình vực đất đai sè xừ phạt người sừ dụng đất vi phạm trong các trường hợp sau: Lấn, chiếm đất chưa sừ dụng; lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng san xuất; Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phái là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất
rừng phòng hộ, đất rừng san xuất; Lấn, chiêm đất phi nông nghiệp
Căn cử xác định mức tiền phạt cho hành vi vi phạm này là diện tích đất vi phạm, sổ tiền phạt có thể từ 2.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc 4.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tồ chức. Ngoài ra hành vi vi phạm này xáy ra tại khu vực đơ thị thì mức phạt sè bị nhân 02 (hai) lẳn.