- Điều chỉnh về chính sách tiền lương Mức lương Nhà nước trả cho cán bộ và nhân viên làm
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế trong công tác quản lý
Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý thu thuế TNCN tại Cục thuế TP Hà Nội cũn cú những hạn chế sau:
+ Hạ tầng quản lý chưa cao:
Công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi cơ quan thuế phải xây dựng được một hệ thống xử lý dữ liệu tập trung. Mọi thông tin về người nộp
thuế, gia cảnh của người nộp thuế cần phải được lưu giữ tập trung làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra việc kê khai giảm trừ gia cảnh, phát hiện các trường hợp khai trùng, khai thiếu hồ sơ... Việc áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân trong khi hệ thống phần mềm và dung lượng máy chủ của ngành thuế chưa đáp ứng được nhu cầu của việc cấp mã số thuế TNCN và quản lý thuế TNCN. Theo thống kê của Tổng cục thuế đến hết năm 2009 cả nước phải cấp khoảng 10 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên khả năng cung cấp hiện tại chỉ vào khoảng 1/3, điều này làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người nộp thuế vì đến nay hồ sơ của người nộp thuế tại các cơ quan thuế còn tồn rất nhiều và chưa có phương án nào giải quyết hiệu quả trong thời gian tới.
+ Cơ chế, luật pháp chưa đồng bộ:
* Việc quản lý thuế thu nhập cá nhân đòi hỏi các cơ chế chính sách có liên quan cần phải được hoàn thiện hơn. Ví dụ như vấn đề quản lý nhà đất của người dân cần có cơ sở dữ liệu về nhà đất mới có thế đối chiếu được việc chuyển nhượng nhà, đất làm căn cứ xác định các trường hợp phải nộp thuế hoặc được miễn thuế. Đối với các nước phát triển đã xây dựng được hệ thống mã số công dân (ID) thì việc quản lý thuế đối với người nộp thuế, quản lý gia cảnh sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Riêng ở Việt Nam chưa có hệ thống này, việc quản lý thông qua hệ thống số chứng minh nhân dân cũng chỉ đáp ứng được một số lượng đối tượng cá nhân đó cú chứng minh nhân dân nên chưa giải quyết được triệt để vấn đề quản lý nhân thân của người nộp thuế.
* Về nội dung hướng dẫn của Luật, Nghị định và Thông tư chưa thống nhất được với chính quyền địa phương trong việc xác nhận để giảm
trừ gia cảnh: Một trong những đặc thù cơ bản của Luật thuế TNCN là người nộp thuế tùy điều kiện thực tế của mình để được giảm trừ gia cảnh. Theo Luật thuế TNCN, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ... của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá 500.000 đồng/thỏng... sẽ được giảm trừ 1,6 triệu đồng/người/thỏng và hồ sơ chứng minh nguời phụ thuộc trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động đuợc cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của UBND cấp xã, phường về mức độ tàn tật không có khả năng lao động. Tuy nhiên, trong thực tế đang có một phần lớn người tàn tật có xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng tàn tật nhưng không mất hết khả năng lao động và thực tế vẫn đang làm việc tại một cơ sở kinh doanh nào đó thì cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhân như thế nào? và quản lý việc xác nhận của các cơ quan y tế ra sao để thống nhất trong cả nước nhằm tránh những tiêu cực trong việc xác nhận làm thất thoát nguồn thu.
+ Về tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
* Việc khấu trừ tại nguồn còn chưa thực hiện tốt. Nhiều khoản chi trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ tại nguồn theo quy định nhưng các cơ quan chi trả thu nhập không thực hiện khấu trừ kịp thời, cơ quan thuế cũng không kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc kịp thời dẫn tới việc truy thu thuế TNCN gặp khó khăn.
* Đối với thu nhập của cá nhân không ký hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập, việc khấu trừ ngay các lần chi trả thu nhập trên 500.000 đồng/lần gặp khó khăn, gây phản ứng của các đối tượng nộp thuế.
* Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chủ yếu thực hiện thu thuế TNCN thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tuy nhiên những cá nhân này cũn cú cỏc nguồn thu nhập khác nhưng không tổng hợp chung vào thu nhập chung của cá nhân để tính thu nhập cũng như quyết toán thuế TNCN.
* Luật thuế thu nhập cá nhân thực chất cũng chỉ “ nắm đầu” những người làm công ăn lương trên cơ sở tự khai là chớnh cũn với những đối tượng hành nghề tự do thì không có gì thay đổi. Chẳng hạn đối với các ca sỹ, đơn vị chủ quản là Bộ Văn Hoá Thông tin, trước đây cấp phép hành nghề cho ca sỹ mà vẫn không quản lý được. Đến nay không cấp phép nữa thì càng khó quản lý hơn. Ca sĩ đi hát cho đài truyền hình, đài phát thanh thỡ cỏc cơ quan này thực hiện rất nghiêm túc, nhưng với các nhà hàng, khỏch sạn thì cơ quan thuế không thể quản lý được.
+ Nhiều khoản thu nhập tính thuế chưa được quản lý
Quản lý thu nhập của đối tượng lao động có thể được xem là khâu quan trọng nhất trong quản lý thu thuế . Đó cũng là nhiệm vụ khó khăn và vất vả nhất đối với những người quản lý thu thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay, việc quản lý thu nhập đối với người lao động ở Việt Nam còn có rất nhiều bất cập. Một loạt đối tượng thuộc diện phải nộp thuế thu nhập nhưng vẫn chưa phải nộp thuế như đã phân tích ở trên. Đơn giản là vì cơ quan thuế không nắm được thu nhập của họ là bao nhiêu. Tư đú, cỏc thu nhập tính thuế cũng bị bỏ sót. Thu nhập từ họp hành, dự hội nghị, nhận biếu xén đối với các cán bộ thuộc khu vực Nhà nước, thu nhập của các cá nhân hành nghề tự do không thuộc diện điều tiết của thuế Thu nhập doanh nghiệp, thu nhập của ca sĩ, thu nhập từ các hoạt động giảng dạy, luyện thi … vẫn chưa được các cơ quan thuế quản lý.
Do tính chất các khoản thu nhập không đều đặn, cùng với sự buông lỏng của các cơ quan chi trả thu nhập đối với việc khấu trừ trước khi chi trả đã tạo điều kiện cho các khoản thu nhập này trên thực tế nằm ngoài diện phải nộp thuế. Bản thân cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra việc khấu trừ thuế của các đơn vị chi trả thu nhập, chưa theo dõi sát sao việc thực hiên sổ sách kế toán của các đơn vị đối với việc trả thu nhõp cho người lao động, do vậy càng khuyến khích các đơn vị chi trả thu nhập lãng quên nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, việc quy định mã số thuế cho từng đối tượng nộp thuế vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, do vậy công tác quản lý thu nhập của đối tượng nộp thuế gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người có thu nhập trên mức khởi điểm tính thuế, có nộp thuế cho cơ quan thuế nhưng vẫn chưa có mã số thuế, do đó cơ quan thuế sau này không thể xác định được các thông tin cụ thể về đối tượng nộp thuế. Các đơn vị chi trả thu nhập nộp thuế lên cho cơ quan thuế bao nhiêu thì cơ quan thuế biết bấy nhiêu.
+ Không kiểm soát được tính chân thực trong kê khai, tính thuế và quyết toán thuế
Công việc này được thực hiện từ các đơn vị chi trả thu nhập hoặc các đối tượng nộp thuế nếu như thuộc diện tự kê khai. Cơ quan thuế sẽ nhận các bản kê khai và tính thuế, qua đó kiểm tra việc tính thuế có chính xác không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào những kê khai này để tiến hành thu thuế.
Vì công tác quản lý rhu nhập còn nhiều bất cập, do vậy công tác quản lý việc kê khai của cơ quan thuế dựa hoàn toàn vào kê khai của các đơn vị chi trả thu nhập gửi lên hay các đối tượng nộp thuế gửi lên. Công việc của cơ quan thuế chỉ đơn giản là việc kiểm tra tính toán số thuế trong bản khai đó đỳng chưa. Sau đó sẽ tiến hành thu thuế căn cứ vào tờ khai thuế đã được gửi
lờn. Cỏc bước trong công tác quản lý thu thuế có mối quan hệ hỗ trợ nhau, do vậy một công đoạn quản lý không tốt thì những công đoạn sau đó sẽ mất đi ý nghĩa và hiệu quả.
Hiện nay việc quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế chưa được cơ quan thuế thực hiện. Điều này càng làm cho việc quản lý thu thuế bộc lộ nhiều kẽ hở cho các đối tượng tìm cách trốn thuế.
+ Về thanh tra thuế thu nhập cá nhân
Công tác thanh tra thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng không cao. Công tác này chưa được sự quan tâm sát sao của các cơ quan chức năng, chính vì vậy tạo điều kiện cho nhiều sai trái nảy sinh.
Riêng đối với công tác thanh tra thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội hiện nay thì điều này càng được thấy rõ. Chớnh vỡ không thường xuyên thực hiện thanh tra thuế nên rất khó phát hiện ra các hành vi trốn thuế của đối tượng nộp thuế. Kinh nghiệm của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuế cũng ngày càng hạn chế; trong khi đó các hành vi trốn thuế thì ngày càng tinh vi.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Thứ nhất: Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế
Trình độ của một số cán bộ thuế cũn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm mới để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân, đồng thời dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế… Trong công tác thanh tra thuế, điều này càng thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi,
phức tạp. Với trình độ yếu kém, cán bộ thuế không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra. Đối với các cán bộ chủ chốt trong ngành thuế, trình độ thấp cũn gõy nguy hại hơn. Các cán bộ chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, sửa đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân trước những yêu cầu kinh tế - xã hội, của xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nếu thiếu một kiến thức toàn diện về kinh tế, nhập với nền kinh tế thế giới. Nếu thiếu một kiến thức toàn diện về kinh tế, chính sách thuế thu nhập cá nhân được xây dựng sẽ chứa đựng đầy những hạn chế, sai sót gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Trong những năm qua, Cục thuế mới tập trung cho việc đào tạo kiến thức cơ bản cho cán bộ trong ngành bằng việc gửi đi học tại các trường đại học và trung học kinh tế, tài chính mà chưa tập trung vào việc đào tạo và bồi dưỡng chuyờn sõu về nghiệp vụ thuế và các kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức nhà nước quy định.
Chất lượng đào tạo hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của các trường thuộc hệ thống đào tạo quốc gia. Bên cạnh đại đa số sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy Đại học kinh tế nói chung và Tài chính kế toán nói riêng đều phát huy tốt những kiến thức được trang bị, nhanh chóng tiếp cận được với thực tiễn và đảm đương công việc được giao một cách có hiệu quả thì chất lượng của số sinh viên tại chức cũng là một điều cần chú ý thêm: những cán bộ mặc dù đã có bằng cấp nhưng kiến thức và năng lực rất hạn chế, không phát huy được trong công tác, việc vận dụng các kiến thức vào thực tế triển khai các luật thuế còn hạn chế.
Cùng với việc thành lập Hệ thống thuế, tiến hành cải cách chính sách thuế, việc đào tạo và tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là tập huấn triển khai các
luật, chính sách, chế độ thuế mới cho cán bộ thuế cũng được quan tâm. Tuy nhiên, việc tập huấn nghiệp vụ mới chỉ được tổ chức khi có sự thay đổi về chính sách thuế và còn mang tính chắp vá, chưa có kế hoạch tập huấn nâng cao nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ, đặc biệt là tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyờn sõu trong từng lĩnh vực như chính sách thuế, thanh tra thuế, kế toán thuế…
Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lý thuế ở các địa phương. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận. Điều này do:
+ Ngành thuế chưa xây dựng được mục tiêu, nội dung và chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất cho từng loại công chức thuế cũng như từng ngạch công chức phù hợp với công việc mà công chức đó đảm nhận. + Chưa có bộ máy chuyên trách thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế tương xứng với quy mô số lượng cán bộ toàn ngành, tương xứng với vị trí, vai trò của ngành thuế trong nền kinh tế quốc dân.
+ Kinh phí cho đào tạo cán bộ thuế cũn quỏ ớt, hàng năm chỉ được cấp khoảng 30-40% so với nhu cầu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế hoạch đào tạo của ngành.
Thứ hai: Cơ sở vật chất của ngành thuế còn hạn chế
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế còn lạc hậu. Cơ sở làm việc còn chật chội, hệ thống thông tin phục vụ công tác
quản lý chưa được nâng cấp, phương tiện phục vụ công tác quản lý cũn thiếu, nhiều người dùng chung một máy vi tớnh. Trong thời gian tới, hệ thống thông tin cần được trang bị lại để đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc. Việc trao đổi thông tin giữa ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tính khả thi, chính xác và hiệu quả trong công tác quản lý thuế.
Thứ ba: Thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu
Quá trình thanh toán ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng chủ yếu vẫn được thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt. Thanh toán qua tài khoản ở ngân hàng mới chỉ phổ biến ở các cơ quan nước ngoài - nhân viên được thanh toán lương qua chuyển khoản. Thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tượng lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của đối tượng nộp thuế một khi thu nhập người lao động dưới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán. Trong khi đó các khoản thu nhập lại rất không ổn định.
Thứ tư: Nhận thức của người dân về thuế TNCN còn thấp
Trình độ hiểu biết về thuế, hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của NNT của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước chưa đầy đủ nên ý thức chấp hành các luật thuế, pháp lệnh thuế và sự tự giác khi chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác; chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực