Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhõn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 28)

- Điều chỉnh về chính sách tiền lương Mức lương Nhà nước trả cho cán bộ và nhân viên làm

1.1.3. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập cá nhõn

Trên giác độ quản lý nhà nước, Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế TNCN để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu Nhà nước đặt ra.

Công tác quản lý thuế TNCN nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Thuế TNCN chiếm tỉ trọng lớn trong số thu NSNN ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho NSNN.

Bên cạnh đó, thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc bởi lợi ích từ nghỉ ngơi cao hơn thu được từ làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng cường và ổn định số thu NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế TNCN cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân.

- Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư

Trong nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua công cụ luật pháp. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”.

Luật Quản lý thuế ở Việt Nam ra đời đề cao vai trò chủ động, tự giác của NNT trong việc kê khai, nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT; giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm sự bình đẳng giữa những NNT; tạo môi trường phát triển kinh tế lành mạnh, chủ động hội nhập quốc tế; các tổ chức, cá nhân trong xã hội có trách nhiệm tham gia vào công tác quản lý thuế.

Khi người dân thực sự hiểu biết pháp luật về thuế, có ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì hiệu quả của công tác quản lý thuế sẽ rất cao. Ngược lại, người dân sẽ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồng tình và trong việc kê khai, tính thuế, tự giác nộp thuế của người dân sẽ không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời... sẽ dẫn đến hậu quả là nguồn thu từ thuế khó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế (ĐTNT), công tác quản lý thuế kém hiệu quả.

Phát huy tốt nhất vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế không thể tự nó đạt được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công tác quản lý thuế TNCN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w