Cách sử dụng kháng sinh tại bệnh viện

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em tại bệnh viện nhi thanh hóa (Trang 60 - 62)

- Tỷ lệ phân lập được các vi khuẩn gây bệnh qua nuôi cấy dịch tỵ hầu

41

3.3.12. Cách sử dụng kháng sinh tại bệnh viện

Bảng 3.18. Cách sử dụng kháng sinh tại bệnh viện

Sử dụng kháng sinh Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)

1 loại kháng sinh 106 70,2

≥ 2 loại kháng sinh 45 29,8

Không thay kháng sinh 124 82,1

Thay kháng sinh 1 lần 23 15,2

Thay kháng sinh ≥ 2 lần 4 2,7

Nhận xét: 70,2% bệnh nhi trong quá trình nằm viện chỉ dùng 1 loại KS, có tới 17,9% bệnh nhi phải thay KS trong quá trình điều trị.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, chiếm hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng trên toàn thế giới.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi thay đổi tùy theo từng quốc gia, chủng tộc, tuổi, giới và tình trạng kinh tế.

4.1.1. Tuổi và giới

Viêm phổi là bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, đối với trẻ càng nhỏ mức độ của bệnh càng nặng, đặc biệt là trẻ sơ sinh có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi rất cao.

Trong NC của chúng tôi có 62,7% bệnh nhi mắc viêm phổi chung và 65,6% bệnh nhi viêm phổi do vi khuẩn phải nhập viện điều trị ở lứa tuổi từ 2 tháng đến < 12 tháng tuổi (bảng 3.2).

Đây cũng là nhóm tuổi phải vào viện điều trị cao nhất, kết quả NC của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của Đào Minh Tuấn về các yếu tố nguy cơ trong viêm phổi nặng và rất nặng, cho thấy trẻ càng nhỏ nguy cơ mắc bệnh càng cao, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng [33].

Theo NC của Hồ Sỹ Công tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2010 đến 30/8/2010 thấy tỷ lệ bệnh nhi bị viêm phổi dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 59,6% [12] và kết quả NC của Bùi Văn Chân tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 9/2004 đến tháng 5/2005 tỷ lệ này là 71,3% [9].

Theo Nguyễn Việt Cồ (2001) về tình hình tử vong ở một số bệnh viện tuyến tỉnh lứa tuổi dưới 1 tuổi tử vong do viêm phổi chiếm 87,3% [11].

Trong kết quả bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy số bệnh nhi nam nhiều hơn nữ một cách rõ rệt, với tỷ lệ nam/nữ là 2/1 ở nhóm viêm phổi chung và 1,8/1 ở nhóm viêm phổi do VK. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Thị Ngọc Anh khi theo dõi số trẻ em nhập viện do nhiễm khuẫn đường hô hấp dưới tại BV Nhi Đồng 2 thấy tỷ lệ giữa nam/nữ là 1,9/1 [2].

Theo Cristiana M.C và cộng sự cho rằng có liên quan đến gen điều hòa miễn dịch trên nhiễm sắc thể X (X-link), ở nữ có gấp đôi số gen này vì vậy

khả năng điều hòa miễn dịch cao hơn nam [47]. Trong nghiên cứu khác các tác giả nhận thấy cùng lứa tuổi, phổi của nữ trưởng thành hơn ở nam giới vì vậy trẻ nữ ít bị viêm phổi hơn nam [50].

4.1.2. Địa dư

Theo kết quả ở bảng 3.4, trong nhóm viêm phổi do VK có 109/151 số bệnh nhi sống ở nông thôn chiếm 72,2% và 42/151 bệnh nhi sống ở thành thị chiếm 27,8%, tỷ lệ nông thôn/thành thị là 2,6/1 và trong nhóm viêm phổi chung là 2,3/1. Điều này hoàn toàn phù hợp vì Thanh Hóa là một tỉnh thuần nông, chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn, ngoài ra cũng có thể do vùng thành thị có hệ thống y tế tư nhân phát triển cũng như nhận thức của các bậc phụ huynh về chăm sóc trẻ tốt hơn nên tỷ lệ trẻ trẻ nhập viện để điều trị thấp hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với với kết quả một số nghiên cứu khác tại Bệnh viện Nhi Trung Ương như: Trong NC của Nguyễn Văn Thường nhận thấy trẻ sống tại nông thôn chiếm tỷ lệ 65%, thành thị 35% [32]. Bùi Văn Chân khi nghiên cứu 231 trẻ viêm phổi có 56 trẻ sống ở thành thị và nông thôn 175 trẻ, tỷ lệ nông thôn/thành thị là 3/1 [9].

Ngô Thị Tuyết Lan nghiên cứu 104 trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn Gram âm có 67 trẻ sống ở nông thôn chiếm 64,4%, thành thị có 37 trẻ chiếm 35,6% [24].

So sánh giữa nhóm viêm phổi chung và nhóm viêm phổi do VK chúng tôi thấy không có sự khác biệt về đặc điểm chung của trẻ như là tuổi, giới và địa dư.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính kháng kháng sinh trong viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em tại bệnh viện nhi thanh hóa (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w