Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa lợi ích của mỗi bên vợ, chồng và lợi ích chung của gia đình, cộng đồng và xã hội, Luật HN&GĐ năm 2000 đã tiếp tục ghi nhận việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29 và Điều 30. Pháp luật dành cho vợ chồng quyền được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ yêu cầu khách quan, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng lần đầu tiên được quy định tại Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986. Trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 cũng như xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân một cách cụ thể hơn, đặc biệt đã quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 30 và được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Tuy nhiên, những quy định này cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận hậu quả pháp lý về tài sản của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời hôn nhân và vẫn chưa thật đầy đủ, còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Như vậy, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Với phạm
vi bao quát hơn rất nhiều so với hậu quả pháp lý về tài sản, việc quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là hết sức cần thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan:
Thứ nhất, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ
hơn nhân vẫn tồn tại nên vợ chồng vẫn có đầy đủ mọi quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản với nhau, với gia đình. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là gián tiếp quy định về ly thân nên không đương nhiên dẫn đến chế độ biệt sản. Do đó, việc duy trì đời sống chung là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hai vợ chồng, không phân biệt mức độ thu nhập của mỗi bên. Nếu một bên khơng có thu nhập, khơng có tài sản thì bên kia vẫn phải
chăm lo đời sống chung của gia đình. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ hiện hành mới chỉ quy định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân cịn trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp của vợ chồng như thế nào đối với đời sống chung của gia đình thì lại chưa được quy định. Cho nên, để đảm bảo đời sống chung, pháp luật cần thiết dự liệu quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ hai, theo quy định hiện hành, vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc
yêu cầu Tòa án chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Hệ quả pháp lý của việc chia tài sản chung này là tài sản được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia này cũng như thu nhập do lao động và những thu nhập hợp pháp khác sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Vì vậy, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, tài sản chung có thể cịn hoặc khơng cịn. Mặt khác, vợ chồng có thể ở riêng sau khi chia tài sản chung. Khi đó, đời sống chung của gia đình sẽ được đảm bảo như thế nào, đặc biệt là trong trường hợp các con còn nhỏ, chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS), khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Việc sử dụng tài sản để chi dùng, duy trì đời sống chung của gia đình cũng như trách nhiệm ni duỡng, chăm sóc, giáo dục các con là cần thiết, là nhu cầu tất yếu cần được quy định cụ thể và đảm bảo thực hiện.
Thứ ba, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân làm thay đổi
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định, tài sản chung của vợ chồng có thể được chia khi hơn nhân đang tồn tại nếu một trong hai bên vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác. Đặc biệt là trong trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng, ngoài việc phải thực hiện những nghĩa vụ phát sinh theo Luật HN&GĐ, vợ, chồng với tư cách là chủ thể kinh doanh sẽ bị chi phối bởi những quy định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh này, chẳng hạn như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, sau khi chia tài sản chung
trong thời kỳ hơn nhân có thể phát sinh nhiều quyền và nghĩa vụ mới, nhất là đối với người thứ ba mà có quan hệ dân sự, kinh tế với vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Đây là mối quan hệ rất phức tạp nhưng lại chưa được pháp luật điều chỉnh. Do đó, cần có những quy định điều chỉnh cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên.
Thứ tư, pháp luật dự liệu về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng với người thứ ba có quan hệ về tài sản với vợ chồng. Từ đó đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢCHỒNG SAU KHI CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN