Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong

Một phần của tài liệu QUYỀN và NGHĨA vụ của vợ CHỒNG SAU KHI CHIA tài sản CHUNG TRONG THỜI kỳ hôn NHÂN một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 94 - 97)

chỉnh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Tham khảo quy định trong pháp luật của một số nước, chúng ta nhận thấy vấn đề quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung được

quy định rất chặt chẽ và bảo đảm thực hiện. Vợ chồng có thể thỏa thuận về tài sản trước khi kết hơn, có thể phân chia tài sản chung và bất cứ tài sản nào mà vợ hoặc chồng có được sau khi chia tài sản chung sẽ là tài sản riêng của người đó. Trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình sau khi chia (tách) tài sản chung được quy định rất rõ ràng, chẳng hạn như theo pháp luật Pháp có quy định tại Điều 1448 thì vợ hoặc chồng có trách nhiệm đóng góp các chi phí cho gia đình, ni dạy con theo khả năng của mỗi bên, nếu một trong hai vợ chồng khơng cịn tài sản sau khi tách riêng tài sản, thì người kia phải trả hết các chi phí; hoặc Tịa án sẽ quyết định một bên vợ hoặc chồng sẽ nộp một khoản cho bên còn lại và bên cịn lại sẽ một mình chịu trách nhiệm thanh tốn mọi chi phí trang trải cho gia đình. Ngồi ra, để nâng cao trách nhiệm của vợ, chồng, pháp luật dân sự Pháp còn đưa ra chế tài bảo đảm thực hiện, cụ thể là nếu một bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Quy định về trách nhiệm của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Thái Lan có sự khác biệt so với quy định tương ứng về vấn đề này trong pháp luật Pháp nhưng cũng thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật và tỏ ra khá hợp lý, cơng bằng. Theo đó, pháp luật Thái Lan đã đưa ra giải pháp buộc cả hai vợ chồng phải chịu trách nhiệm thanh toán những chi tiêu của gia đình theo tỉ lệ tương ứng với số tài sản riêng của mỗi người.

Trên cơ sở phân tích những vướng mắc về việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung và một số tồn tại phát sinh xung quanh vấn đề này, và có tham khảo quy định của Pháp và Thái Lan, chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể để khắc phục những vướng mắc, góp phần hồn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân nói riêng và những vấn đề phát sinh liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân nói chung.

Thứ nhất, pháp luật HN&GĐ cần có những quy định cụ thể xác

định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

- Cần quy định thống nhất để có căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Hệ thống văn bản pháp luật về hơn nhân gia đình hiện nay đã phần nào phân định được tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng và trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản. Tuy nhiên khi vợ chồng đã trở thành những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ, chồng còn bị chi phối bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, sau khi chia tài sản chung thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng đặc biệt là trong trường hợp để đầu tư kinh doanh càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Một là, Luật HN&GĐ cần quy định rõ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Theo quan điểm của chúng tôi, không nên coi tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung mà chỉ những hoa lợi, lợi tức phát sinh trên tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức đó có được do sự đóng góp cơng sức của cả vợ chồng mới được coi là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Hai là, sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP theo hướng thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng nếu những thu nhập đó có được từ và liên quan đến phần tài sản được chia, ngược lại, những thu nhập mà không gắn với phần tài sản đã được chia sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng. Thêm vào đó, cần quy định rõ những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do được tặng cho chung, thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng.

Việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng có quan hệ mật thiết với việc xác định được chính xác quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Chẳng hạn liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi vợ chồng bị thiệt hại về tài sản sau khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản chung thì tồn bộ thiệt hại bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp hoặc giá trị tài sản được bồi thường đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Ngược lại, nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì về nguyên tắc, khoản bồi thường là tài sản riêng của bên vợ hoặc chồng có tài sản bị thiệt hại.

- Cần quy định về trách nhiệm của vợ, chồng đối với đời sống chung của gia đình sau khi chia tàisản chung. Như đã phân tích ở chương 2, theo Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số

Một phần của tài liệu QUYỀN và NGHĨA vụ của vợ CHỒNG SAU KHI CHIA tài sản CHUNG TRONG THỜI kỳ hôn NHÂN một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w