Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba có quan hệ giao dịch dân sự, thương mại với vợ chồng

Một phần của tài liệu QUYỀN và NGHĨA vụ của vợ CHỒNG SAU KHI CHIA tài sản CHUNG TRONG THỜI kỳ hôn NHÂN một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 70 - 74)

quan hệ giao dịch dân sự, thương mại với vợ chồng

Theo quy định tại Điều 121 BLDS năm 2005 thì: "Giao dịch dân sự là

hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự" [40]. Trong khi đó hoạt động thương mại

theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 được xác định là

"hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác" [39]. Trong phạm vi của mục này sẽ xem xét đến quyền và nghĩa vụ của

vợ, chồng đối với những giao dịch dân sự, thương mại được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân một mặt nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng có nguồn vốn để đầu tư kinh doanh riêng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tránh những rủi ro khơng đáng có cho gia đình, bảo đảm quyền tài sản cho người thứ ba nhưng mặt khác cũng là bảo đảm cho lợi ích chung của gia đình. Để đạt được mục đích, ý nghĩa đó thì sau khi chia tài sản chung

trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật cần có quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng và có cơ chế bảo đảm thực hiện. Bởi sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ kéo theo nhiều thay đổi lớn trước hết là quan hệ tài sản của vợ chồng, đến gia đình và những hệ lụy liên quan, ảnh hưởng đến người thứ ba có quan hệ giao dịch dân sự, thương mại với vợ chồng. Khi vợ, chồng tham gia vào những giao dịch này sẽ làm ảnh hưởng khơng nhỏ và có thể là rất nghiêm trọng đến đời sống chung, kinh tế chung của gia đình cũng như quyền và lợi ích của bên thứ ba tham gia giao dịch. Do đó việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp chỉ một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng tham gia giao dịch là rất cần thiết.

Trong thời kỳ hôn nhân, để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của gia đình, thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần thì bên cạnh đời sống tình cảm, vợ chồng khơng thể chỉ bó hẹp trong quan hệ gia đình mà cần có sự trao đổi, tham gia rộng rãi vào các loại giao dịch dân sự, kinh tế khác nhau với nhiều chủ thể trong xã hội. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đối với người thứ ba trong quan hệ giao dịch dân sự, thương mại phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng và nguồn gốc tài sản là đối tượng của giao dịch.

Thứ nhất, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nếu vợ

chồng cùng tham gia các giao dịch với người thứ ba liên quan đến tài sản chung còn lại khơng chia thì về mặt ngun tắc vợ chồng cùng hưởng các hoa lợi, lợi tức thu được và phải cùng nhau chia sẻ rủi ro khi bị thua lỗ, tức là trách nhiệm được xác định là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng căn cứ theo khoản 1 Điều 27 và khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000.

Thứ hai, vợ hoặc chồng ủy quyền cho chồng hoặc vợ thực hiện, xác

lập các giao dịch liên quan đến tài sản chung mà theo quy định của pháp luật cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Theo khoản 1 Điều 24 và khoản 3

Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 thì trong trường hợp này mặc dù chỉ một người thực hiện giao dịch nhưng trách nhiệm sẽ được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng hay nói cách khác vợ chồng cùng chịu trách nhiệm bằng tài sản chung.

Thứ ba, vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng được chia từ tài sản chung

để thực hiện, xác lập giao dịch thì họ sẽ hưởng tồn bộ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ giao dịch và sẽ tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình căn cứ theo Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000. Ví dụ, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mỗi bên thành lập một doanh nghiệp tư nhân thì vốn đầu tư cũng như mọi lợi nhuận đều là tài sản riêng của mỗi người và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.

Thứ tư, vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng có trước khi chia tài sản

chung để tham gia các giao dịch dân sự, thương mại thì trách nhiệm là trách nhiệm riêng cịn hoa lợi, lợi tức được xác định là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi bên? Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để xác định hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng. Theo quan điểm của chúng tôi trong trường hợp này hoa lợi, lợi tức nên được coi là tài sản riêng. Bởi nếu có đủ tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ hoặc đầu tư kinh doanh thì vấn đề chia tài sản chung sẽ không được đặt ra. Vợ chồng chia tài sản chung để tăng thêm giá trị của khối tài sản riêng nhằm thực hiện mục đích chính đáng của mình nên nó sẽ bị điều chỉnh theo quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung. Hoặc có thể coi hoa lợi, lợi tức này là thu nhập hợp pháp phát sinh sau khi chia tài sản chung nên sẽ là tài sản riêng.

Thứ năm, vợ hoặc chồng ủy quyền cho nhau thực hiện các giao dịch liên

quan đến tài sản riêng của mình. Khi đó, giao dịch do bên được ủy quyền thực hiện sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền. Bên ủy quyền sẽ

phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình trong phạm vi ủy quyền. Nếu bên được ủy quyền thực hiện, xác lập giao dịch vượt quá phạm vi được ủy quyền thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá đó, trừ trường hợp được bên ủy quyền đồng ý căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLDS năm 2005.

Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc vợ hoặc chồng tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại là một nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của cá nhân, của gia đình. Vì thế yêu cầu chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng trở nên khá phổ biến. Vợ hoặc chồng có thể là thương nhân hoặc khơng phải là thương nhân và có thể tham gia các giao dịch với những tư cách khác nhau chẳng hạn như là thành viên của công ty, là chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc là người tham gia điều hành, quản trị doanh nghiệp, hoặc chỉ là cá nhân kinh doanh… với các loại hình cơng ty như cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì hành vi giao dịch của vợ hoặc chồng còn được điều chỉnh bởi pháp luật kinh doanh, thương mại nên việc quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch cũng như lợi ích của gia đình.

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng muốn hợp tác kinh doanh, mỗi bên dùng tài sản riêng của mình cùng góp vốn với nhau để thành lập cơng ty. Vậy trong trường hợp này, nghĩa vụ đối với người thứ ba có giao dịch với vợ chồng sẽ được xác định như thế nào? Trường hợp này là trách nhiệm liên đới của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng rẽ? Nếu là trách nhiệm liên đới có phát sinh nghĩa vụ hồn trả khơng? Vì mỗi loại hình doanh nghiệp đều có nét đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tính chịu trách nhiệm nên nghĩa vụ của vợ chồng cịn tùy thuộc vào

loại hình doanh nghiệp mà vợ chồng tham gia. Nếu vợ chồng dùng tài sản riêng góp vốn để thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thì mỗi

bên vợ chồng sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Cịn trong trường hợp vợ chồng lại thành lập cơng ty hợp danh thì trách nhiệm của vợ chồng là trách nhiệm liên đới.

Một phần của tài liệu QUYỀN và NGHĨA vụ của vợ CHỒNG SAU KHI CHIA tài sản CHUNG TRONG THỜI kỳ hôn NHÂN một số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w