Gia đình là tế bào của xã hội, là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của cả xã hội, gia đình cũng đang biến đổi một cách tồn diện. Việc vợ chồng chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại là một trong những xu hướng phát triển chung của xã hội. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì quan hệ nhân thân bị ảnh hưởng, chi phối ở mức độ nhất định, còn quan hệ tài sản giữa vợ và chồng có sự thay đổi lớn, khối tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng tăng lên đáng kể đồng nghĩa với việc khối tài sản chung sẽ bị thu hẹp hoặc thậm chí khơng cịn. Tầm
quan trọng của gia đình đối với các thành viên trong gia đình nói riêng và với xã hội nói chung ln được đề cao trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào và được thừa nhận, đảm bảo bằng các quy định pháp luật. Do đó, vấn đề đặt ra là sau khi chia tài sản chung thì lợi ích của gia đình được đảm bảo như thế nào? Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ gì đối với các con và các thành viên khác trong gia đình để duy trì và ổn định cuộc sống chung? Mặc dù vợ chồng chia tài sản chung nhưng quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại trước pháp luật nên họ vẫn có mọi quyền và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với gia đình.
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với giađình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân