Lý do không sử dụng các BPTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình (Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái) (Trang 83 - 87)

I. Thực trạng sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ

3. Sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ

3.3. Nam giới với việc lựa chọn và sử dụng BPTT

3.3.4. Lý do không sử dụng các BPTT

Khi tìm đọc vai trị của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ qua một số các cơng trình nghiên cứu, tơi thấy rõ rằng nam giới ít tham gia vào việc sử dụng các BPTT. Họ nhận thức rất tốt các vấn đề về KHHGĐ, hiểu biết phần nào về các BPTT nh-ng đến khi sử dụng thì đối t-ợng chủ yếu vẫn là ng-ời phụ nữ. Trong đề tài của mình, nhằm tìm hiểu lý do tại sao nam giới ít tham gia vào việc thực hiện KHHGĐ, tơi đã đặt câu hỏi: "lý do

gia đình anh khơng sử dụng các BPTT". Kết quả đ-ợc thể hiện rất rõ ở biểu

đồ bên d-ới.

Biểu đồ 19: Các lý do làm cho gia đình các nam giới đ-ợc phỏng vấn không sử dụng các BPTT 5,0 10,0 0,0 32,5 52,5 2,5 1 2 3 4 5 6

1: Không biết dùng BPTT nh- thế nào

2: Dịch vụ cung cấp các BPTT ch-a đáp ứng đủ 3: Vợ của tôi không muốn tôi dùng

4: Tôi không muốn dùng 5: Muốn có thai

6: Sử dụng các BPTT ảnh h-ởng đến quan hệ vợ chồng

Biểu đồ trên cho chúng ta thấy lý do chính mà 40 nam giới đ-ợc phỏng vấn ở xã Cẩm Ân trả lời rằng gia đình mình khơng sử dụng các BPTT là do: Các gia đình này đều mong "muốn có thai" (52,5%); một lý do khác vô cùng quan trọng, là một nhân tố khiến chúng ta phải l-u tâm đó là nam giới "không muốn dùng" các BPTT. Các lý do còn lại nh-: "sử dụng các BPTT ảnh h-ởng đến quan hệ vợ chồng", "không biết cách sử dụng các BPTT", "dịch vụ cung cấp các BPTT không đáp ứng đủ" chiếm một tỷ lệ

không đáng kể, t-ơng ứng với các con số là: 2,5%; 5% và 10%. Khơng có ai lựa chọn ph-ơng án "vợ của họ không muốn họ dùng cả".

Trong các lý do làm cho các gia đình khơng sử dụng các BPTT thì lý do "muốn có thai" chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thực tế này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì mong muốn có đứa con là mong muốn của hầu hết các gia đình. Thêm vào đó, hơn 50% đối t-ợng đ-ợc phỏng vấn nằm trong độ tuổi sinh đẻ. Đôi vợ chồng vừa mới c-ới cũng mong muốn có đứa con, những đơi vợ chồng có đứa con thứ nhất lại mong muốn sinh thêm đứa con thứ hai, những đơi

đó là hàng ngàn lý do khiến cho các gia đình mong muốn có thai và đó cũng là lý do làm cho nhiều gia đình khơng sử dụng các BPTT.

Tuy nhiên trong các lý do không sử dụng các BPTT đ-ợc đ-a ra ở trên, lý do mà chúng ta quan tâm nhất là nam giới không muốn dùng các BPTT. Tại sao lại nh- vậy? Qua quá trình phỏng vấn sâu một số nam giới nơi đây, tôi đã nhận đ-ợc một số câu trả lời khá trùng lắp. Có thể coi đó là một đặc tr-ng khá riêng biệt của khu vực này bởi xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái là một xã thuần nông. Trong thời gian nông nhàn, rất nhiều nam giới tại vùng này lại đi hồ đánh bắt cá. Thời gian đi có thể kéo dài 1, 2 tuần thậm chí 1, 2 tháng cho nên khi về nhà và gần gũi vợ, phần nhiều những ng-ời đàn ông này không muốn sử dụng các BPTT:

"...Mấy tháng rồi tôi mới đ-ợc ở gần vợ, lại bảo tôi sử dụng BPTT, tơi khơng thích..." (Nam giới, 37 tuổi, dân tộc Kinh).

Tơi đi suốt, mấy khi ở nhà đâu. Vì thế bảo tơi sử dụng BPTT, tơi khơng thích. Mà vợ tơi vẫn sử dụng vịng tránh thai đấy. Vợ sử dụng rồi thì mình sử dụng làm gì nữa, phiền phức…(Nam giới, 52 tuổi, dân tộc Kinh).

Trên quan điểm của tôi, tôi thông cảm cho tâm lý chung này của một

số nam giới nơi đây bởi dẫu sao đó cũng là nhu cầu bản năng khó kiềm chế đ-ợc của con ng-ời thế nh-ng nó cũng cho thấy sự ích kỷ của nam giới. Họ chỉ biết đến bản thân mình mà khơng nghĩ đến những điều mà ng-ời phụ nữ sẽ phải chịu đựng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ng-ời phụ nữ mang thai? Nếu gia đình đang mong muốn có con thì khơng có gì phải bàn cãi nh-ng nếu lỡ thì đúng là gánh nặng trách nhiệm lại đổ dồn lên vai ng-ời phụ nữ.

Nh- vậy, đặc tr-ng đi hồ trong thời gian nông nhàn là một nét khác biệt trong lý do không sử dụng các BPTT của nam giới nơi đây. Trên một ph-ơng diện nào đó, đây cũng là một lý do hợp lý vì họ phải xa nhà, xa vợ con lâu q. Chính vì thế, khi gần vợ họ có những nhu cầu bản năng mạnh mẽ. Nh-ng sâu xa trong t- duy của họ, chúng ta vẫn có thể thấy tiềm ẩn những nét phảng phất của quan niệm phong kiến khi họ vẫn còn suy nghĩ tránh thai là trách nhiệm của ng-ời vợ. Trong phỏng vấn sâu của mình, khi hỏi một ng-ời nam giới tại sao anh khơng sử dụng BPTT thì anh ta đã rất bình thản trả lời rằng:

"...Tơi khơng thích dùng, thế thơi. Đó là việc của ng-ời vợ. Bản thân

tôi đã phải lo bao nhiêu việc cho gia đình rồi, chẳng nhẽ đến việc đó tơi cũng phải làm nốt..." (Nam giới, 50 tuổi, dân tộc Tày).

..."Vẽ chuyện, ai sử dụng mà chẳng đ-ợc, mà sao lại cứ phải mình là ng-ời sử dụng mới đ-ợc nhỉ. Tơi khơng thích. Vợ nó làm quen rồi thì cứ để nó l¯m chứ...“(Nam giới, 54 tuổi, dân tộc T¯y).

"...ở ngoài trung tâm thị xã, vận động mọi ng-ời tham gia còn dễ dàng chứ đi sâu vào những vùng sâu, nơi mà có nhiều ng-ời dân tộc sinh sống thì khó lắm. Bảo họ đi nghe tun truyền cịn khó khăn huống hồ là bảo họ sử dụng. Đặc thù những vùng cao là thế đó, tâm lý của nam giới nông thôn và ở vùng cao nh- vậy đấy. Họ ngại tham gia và cũng không muốn tham gia…". (cán bộ quản lý, 48 tuổi, dân tộc Kinh)

Những thông tin mà cán bộ quản lý xã nơi đây cung cấp khiến ta phải suy nghĩ: Không biết đến bao giờ gánh nặng thực hiện KHHGĐ của ng-ời phụ nữ mới đ-ợc giảm bớt? Rõ ràng, qua kết quả nghiên cứu, ta thấy đ-ợc rằng nam giới nơi đây nhận thức khá tốt về các BPTT cũng nh- các thông tin về KHHGĐ, cũng đã có nhiều nam giới tham gia vào việc sử dụng các BPTT nh-ng trên thực tế, thông qua những phỏng vấn sâu, tình trạng nam giới ít tham gia, ngại tham gia sử dụng các BPTT, thực hiện KHHGĐ vẫn còn khá lớn. Điều này địi hỏi các cấp chính quyền, đồn thể nơi đây cần tập trung vận động và khuyến khích nam giới tham gia tích cực hơn nữa. Có nh- thế gánh nặng thực hiện KHHGĐ của ng-ời phụ nữ mới đ-ợc chia sẻ phần nào.

Kết luận chung: Qua việc tìm hiểu thực trạng sự tham gia của nam giới xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái trong việc thực hiện KHHGĐ, ta có thể thấy rằng nam giới nơi đây nắm khá tốt những kiến thức về KHHGĐ cũng nh- những thông tin về các BPTT; phần đông trong số họ cũng bày tỏ thái độ ủng hộ việc thực hiện KHHGĐ nh-ng trên thực tế đi sâu vào tìm hiểu thực hành của họ, chúng ta thấy cịn tồn tại rất nhiều vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, ta cũng thấy đ-ợc sự khác biệt giữa nhóm nam giới dân tộc Kinh và nhóm nam giới dân tộc Tày trong việc lựa chọn và sử dụng BPTT, tuy nhiên sự khác biệt này cũng không rõ nét lắm. Điều này đ-ợc chứng minh rất rõ trong những kết quả nghiên cứu ở trên. Nh-

vi. Thực trạng này cũng đã cho thấy đ-ợc sự điểm xuyết của lý thuyết vai trò trong sự tham gia thực hiện KHHGĐ của nam giới khi thực tế đã cho thấy, với địa vị là ng-ời chồng nh-ng rõ ràng anh ta ch-a thể hiện đ-ợc vai trò nh- những kỳ vọng mà ng-ời khác mong đợi anh ta thực hiện. Và do vậy, kết luận chung này trái ng-ợc hẳn với giả thuyết 1 của đề tài. Những t-ởng d-ới tác động của ch-ơng trình DS - KHHGĐ, các ch-ơng trình hành động cũng nh- các cuộc tuyên truyền, vận động khuyến khích nam giới tham gia, nam giới nơi đây sẽ tham gia một cách tích cực hơn vào việc thực hiện KHHGĐ nh-ng kết quả trên thực tế thì hồn tồn ng-ợc lại. Tìm hiểu thực trạng sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ cũng cho ta thấy đ-ợc sự vận dụng quan điểm về sự tham gia trong đề tài khi nhìn nhận theo các mức độ, sự tham gia của nam giới nơi đây phần lớn đang ở mức độ thơng tin, các mức độ cịn lại nh- t- vấn (dân bàn), dân làm, tỷ lệ nam giới tham gia cịn nhiều hạn chế. Có lẽ cần phải có thêm thời gian, đ-a ra nhiều biện pháp giải quyết nữa thì tình hình trên mới có thể đ-ợc cải thiện. Chính bởi vậy, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh h-ởng đến sự tham gia của họ là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự tham gia của nam giới vùng cao trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình (Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Ân - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)