Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 97 - 100)

- Thời kỳ 1945 1985: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm

tác giữa Nhật Bản và các nước Mê Công trong khuôn khổ năm giao lưu Mê Công – Nhật Bản, đặc biệt là sự kiện Những ngày du

2.2.2. Những hạn chế

Có thể nói, thời gian qua cơng tác ngoại giao phục vụ kinh tế đã được dư luận đánh giá cao và được các địa phương, doanh nghiệp hưởng ứng. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của cơng tác kinh tế đối ngoại trong tình hình mới, cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa tương xứng với công sức và nỗ lực, do cịn những hạn chế, khó khăn cả khách quan và chủ quan. Đó là:

Thứ nhất, sự chuyển biến về nhận thức và hành động ở các cơ quan đại diện chưa thật sự đồng đều, toàn diện. Một số cơ quan đại diện còn chưa

chủ động phát huy vai trò tai mắt, đầu mối tại nước sở tại, chưa theo dõi, đánh giá sâu sát quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nước sở tại. Công tác nghiên cứu tiềm năng, chính sách, luật lệ, kinh tế, thương mại của các nước trong khá nhiều trường hợp chưa đi vào cụ thể, thiết thực phục vụ cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp và việc thể chế hoá dẫn đến nhận thức chưa được sâu rộng, chưa biến nội dung này thành mối quan tâm thường xuyên và bức bách hàng ngày, chưa biến thành nhiệt tình cơng tác. Một số

CQĐD vẫn theo cách làm cũ, tương đối thụ động, mang tính chất đối phó, chưa tích cực phát hiện ra các cơ hội kinh doanh, đầu tư để cung cấp cho trong nước và chỉ đạo các hoạt đông liên địa bàn. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vẫn cịn có nhiều khó khăn, lúng túng. Sự phối hợp giữa CQĐD và các doanh nghiệp chưa được chặt chẽ và thường xuyên, nhiều khi cịn mang nặng tính hình thức. Mối quan hệ này thực tế được thiết lập trên cơ sở quen biết giữa một số doanh nghiệp và CQĐD còn đối với doanh nghiệp khác thì chỉ là bị động. Các doanh nghiệp và địa phương trong nước chưa quan tâm nhiều đến công tác này, chưa có một tác phong kinh doanh thật sự để có thể tận dụng các ưu thế hỗ trợ kinh tế của ngoại giao mang lại. Ở mức độ liên ngành, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của ngoại giao trong công tác phụ vụ kinh tế vẫn chưa được rõ ràng, nhận thức về sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa cao. Việc xây dựng quan hệ với kênh phân phối, tiếp thị, với các đầu mối nhập khẩu tại nhiều nước sở tại chưa được nhiều cơ quan đại diện chú trọng đúng mức. Do đó, hiệu quả trợ giúp cụ thể địa phương và doanh nghiệp vẫn cịn hạn chế. Bên cạnh đó, một số vấn đề phức tạpap nảy sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại như lừa đảo trong xuất khẩu lao động; lao động bỏ trốn; những vi phạm hợp đồng về chất lượng, thời hạn giao hàng; tham dự hội chợ, triển lãm rồi bỏ trốn… của một số cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan đại diện và hình ảnh của Việt Nam. Thêm vào đó, các cơ quan đại diện của ta gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại do hạn chế về nguồn kinh phí.

Nhìn chung, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc xây dựng đội ngũ của nghành ngoại giao và cải tiến tổ chức bộ máy của các cơ quan đại diện ngoại giao không được đào tạo chun mơn về kinh tế, do đó thiểu hiểu biết về kinh tế, thương mại. Ở hầu hết các cơ quan đại diện, số cán bộ có hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm về kinh tế rất hạn chế, đa số cán bộ đều thiếu kỹ năng tác nghiệp cụ thể như kỹ năng đánh giá dự án, hợp đồng, đối tác… Thêm vào đó, khơng ít các bộ chưa tâm huyết, hay nói một cách đơn giảm, “ chưa thích”

cơng tác kinh tế, thiết lập quan hệ với đối tác. Như vậy, khơng có cách gì khác là phải tích cực bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho cán bộ ngoại giao.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngành Ngoại giao của các nước đều chú trọng và coi đây là khâu quyết định hiệu quả của cơng tác phục vụ kinh tế. Ví dụ, Oxtraylia và Singapo tuyển dụng các bộ ngoại giao với tiêu chuẩn cao (thường chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc), yêu cầu cán bộ ngoại giao phải có chun mơn mở rộng để xử lý các vấn đề kinh tế- chính trị được giao. Bộ Ngoại giao của hai nước trên đều rất chú trọng đào tạo ngắn hạn và liên tục cho cán bộ, trong đó chủ yếu tập trung nâng cao các kỹ năng kinh tế và nghiệp vụ đối ngoại. Hàng năm, cán bộ Ngoại giao ở môt số nước phải trải qua một số khóa đào tạo nhất định, ví dụ Singapo là 100h/1năm, Ơxtrâylia là 5 ngày/ năm.

Như vậy, nếu các cán bộ ngoại giao nắm vững chủ trương, chính sách và được trang bị những thơng tin, kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế và thủ trưởng cơ quan đại diện có cách tổ chức bộ máy cho phù hợp với đặc thù của địa bàn sở tại thì việc triển khai cơng tác này hồn tồn có thể đạt hiệu quả cao, ngay cả trong điều kiện số lượng cán bộ của cơ quan đại diện hạn chế.

Thứ hai, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành ngoại giao và cải tiến tổ chức bộ máy của các cơ quan đại diện để phục vụ tốt hơn công tác ngoại giao phục vụ kinh tế. Phần lớn cán bộ ngoại

giao không được đào tạo chun mơn về kinh tế, do đó thiếu hiểu biết về kinh tế, thương mại. Ở hầu hết các cơ quan đại diện, số cán bộ có hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm về kinh tế về hạn chế, đa số cán bộ đều thiếu các kỹ năng tác nghiệp cụ thể như kỹ năng đánh giá dự án, hợp đồng, đối tác... Thêm vào đó, khơng ít cán bộ chưa tâm huyết, hay nói một cách đơn giản là “chưa thích” cơng tác kinh tế, ít khai thác các buổi tiếp xúc, chiêu đãi để tìm hiểu thơng tin, thiết lập quan hệ với các đối tác.

Thứ ba, công tác nghiên cứu, đánh giá và dự báo chiến lược cịn chưa

được quan tâm thỏa đáng; cơng tác phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật sâu, rộng ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương và cả trong cộng đồng doanh nghiệp.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác Ngoại giao kinh tế là một vấn đề khó khăn, phức tạp, kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ điểm xuất phát khá thấp. Trong nhận thức cịn có sự khác biệt về chủ trường chính sách như mối quan hện giữa yêu cầu tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với chống diễn biến hồ bình, giữa mở cửa hội nhập thế giới với bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh; việc xác định nội dung cơng tác này cịn chưa có sự nhất trí cao do khả năng cán bộ cịn nhiều mặt hạn chế, thiếu nguốn kinh phí hỗ trợ hoạt động, thiếu các phương tiện thông tin liên lạc…. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trị to lớn của ngoại giao đóng góp vào cơng cuộc cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)