Khái quát hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 50 - 51)

từ năm 1945 đến năm 2000

Thực tế vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nguyên tắc chiến lược, một nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của cách mạng nước ta. Thấm nhuần quan điểm chiến lược "cách mạng Việt Nam là bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới, nước Việt Nam là một thành viên của cộng đồng quốc tế", Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn cố gắng thu hút và tận dụng tối đa sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để phục vụ sự nghiệp cách

mạng của dân tộc. Đường lối chiến lược kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng và Nhà nước Việt Nam quán triệt, triển khai thực hiện cả trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng XHCN. Nhưng do phải tập trung cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, nên chúng ta đã không thể triển khai một cách đầy đủ tư tưởng mở cửa, hội nhập kinh tế suốt trong mấy thập niên sau khi giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp. Tuy nhiên, điều đó cũng khơng có nghĩa là, phải đợi đến khi giải phóng hồn tồn đất nước, thống nhất Tổ quốc, hay phải đến tận thời kỳ đổi mới chúng ta mới bắt đầu tiến hành tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Trên thực tế, kể từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam mới đã đưa ra những chính sách, chủ trương và có những bước đi thực tế để tham gia vào nền kinh tế thế giới. Điều đó được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 50 - 51)