Sự tiến triển trong nhận thức về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 33 - 41)

nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.

1.2.2. Sự tiến triển trong nhận thức về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta tế ở nước ta

Việc hướng hoạt động ngoại giao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước được quan tâm và thực hiện từ rất sớm, theo thời gian, nhận thức về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta từng bước được củng cố và phát triển. Điểm nổi bật là hoạt động ngoại giao đã luôn nhận thức, quán triệt được và bám sát những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, kịp thời hướng hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của đất nước trên cơ sở phát huy những đặc điểm của ngành.

Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế từ chỗ nhận thức sơ khai ban đầu đã tiến đến được chính thức xác định là nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao. Ngày 27/2/1974, chính phủ quyết định thành lập Vụ Kinh tế trực thuộc

Bộ Ngoại giao. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước đã thấy được vai trò, tầm quan trọng của công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ngay từ thời kỳ đất nước chưa thống nhất. Từ năm 1975 đến năm 1979 công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế tập trung phục vụ công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, chủ yếu trên cơ sở phát huy nhân tố chính trị để tranh thủ viện trợ, vay vốn của các nước XHCN, cũng như các nước TBCN và ĐPT, góp phần mở rộng các lĩnh vực hợp tác (kiều hối, hợp tác dầu khí, trục vớt tàu, du lịch…). Trong hoàn cảnh bị Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 1980, hoạt động ngoại giao tập trung hướng vào việc khắc phục bao vây cấm vận của phương Tây, tranh thủ viện trợ của các nước XHCN. Đồng thời cũng hết sức chú trọng việc góp phần hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng các chủ trương chính sách kinh tế đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1982 với việc thành lập Tiểu ban Kinh tế Đối ngoại đánh dấu bước tiến mới về mặt nhận thức, cũng như trong việc thực hiện công tác ngoại giao phục vụ kinh tế của ngành ngoại giao. Công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế chính thức được xác định là nhiệm vụ chủ yếu của ngành ngoại giao và được thảo luận sâu sắc, rộng rãi trong suốt 2 năm 1985 - 1986. Cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế và công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đứng trước những nhiệm vụ mới. Đó là tăng cường tìm hiểu, thu thập, thơng tin về tình hình kinh tế thế giới cũng như các nước, từ đó tham mưu cho các cơ quan đối ngoại của Nhà nước hoạch định các chính sách đổi mới kinh tế. Nội dung kinh tế trong hoạt động ngoại giao từ chỗ bị tách rời khỏi cơng tác chính trị, thì qua những hoạt động thực tiễn của ngành ngoại giao ngày một quyện chặt một cách hữu cơ với cơng tác chính trị. Đến Hội nghị Ngoại giao lần thứ 17 ( ngày 10-19/2/1987), nhận thức về ngoại giao phục vụ kinh tế đã được xác định cơ bản, thể hiện trong Báo cáo về kinh tế, trong đó có phần “Ngoại giao phục vụ xây dựng

ngoại giao phục vụ kinh tế luôn được thảo luận tại các Hội nghị ngoại giao và tập trung hướng vào việc đa phương hóa, đa dạng hố quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ viện trợ, đầu tư, công nghệ, mở rộng thị trường và từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Với mạng lưới các cơ quan đại diện ở khắp các châu lục, ngành ngoại giao Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phục vụ phát triển kinh tế. Hội nghị Ngoại giao lần thứ 22 diễn ra vào tháng 11/1999 đã đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò và nhiệm vụ của ngành ngoại giao phục vụ kinh tế, xác định sắp tới nhiệm vụ phục vụ kinh tế của ngành ngoại giao được xem là quan trọng hàng đầu. Từ tháng 7/2000, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài được giao chỉ tiêu kinh tế, đã tạo ra chuyển biến lớn trong nhận thức và có nhiều cố gắng trong g hoạt động thực hiện các chỉ tiêu được giao. Đáp ứng trước tình hình mới, cơng tác Ngoại giao phục vụ kinh tế đã bắt đầu được cụ thể hố, có chính sách và cơ chế khá rõ ràng từ năm 2000, đề cao vai trò của cơ quan chủ quản là Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện cũng như bộ, ngành liên quan, các địa phương và doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã có các văn bản giao nhiệm vụ tăng cường các hoạt động kinh tế cụ thể cho Bộ Ngoại giao như công văn số 624/CP-QHQT ngày 3/7/2000, số 79/TB-VPCP ngày 4/7/2000, số 2777/VPCP- NN ngày 6/7/2000. Để thúc đẩy công tác cụ thể của Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ trưởng Ngoại giao ra quyết định số 1243/QĐ, thực hiện giao chỉ tiêu cho các Trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài, định kỳ 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Theo đó các Trưởng cơ quan đại diện sẽ được giao chỉ tiêu cụ thể về mức tăng xuất khẩu, tăng thu hút đầu tư và số lượng ODA, số lượng hợp đồng lao động. Việc thực hiện các chỉ tiêu này được gắn với các mức thi đua, kỷ luật.

Nhằm nhận thức rõ và đầy đủ về nhiệm vụ phục vụ kinh tế của ngành ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã tổ chức và Ttọa đàm mở rộng “Ngoại giao phục vụ kinh tế” vào tháng 8/2000 tại Hà Nội với sự tham dự của các Bộ, ban, ngành có liên quan, các tỉnh thành và các doanh nghiêp. Cả hai cuộc toạ đàm đã lắng nghe các ý kiến, thảo luận một cách sôi nổi, sâu sắc về các lĩnh vực,

các hoạt động cụ thể cũng như sư phối hợp lẫn nhau giữa các đơn vị hữu quan nhằm nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của công tác Ngoại giao phục vụ kinh tế, tạo bứơc chuyển biến cơ bản trong công tác này.

Tháng 12/2001 tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 23 đã đặt ra cho ngành

ngoại giao một nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Chương trình hành động của Hội nghị đã nhấn mạnh nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế của ngoại giao và để khẳng định nhiệm vụ này, tháng 3/2002, Bộ trưởng Ngoại giao đã ra quy định về triển khai Ngoại giao phục vụ kinh tế và đến tháng 2/2003 văn bản pháp quy mang tính chính thức đầu tiên quy định về cơng tác ra đời, đó là Nghị định 08/2003/DN-CP của Chính phủ “ Về hoạt động của Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế”. Đây là nhiệm vụ trung tâm của ngành. Đồng thời, Thủ tướng cũng có Quyết định thành lập Quỹ để các cơ quan đại diện có kinh phí, phương tiện thuận lợi phục vụ các hoạt động kinh tế trong nước. Ngay sau đó, hàng loạt các hoạt động mang tính “ngoại giao phục vụ kinh tế” đã được triển khai. Có thể nói, chủ trương ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đã được đẩy lên thành phong trào có ảnh hưởng sâu rộng.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 24 được tổ chức vào tháng 8/2003, với chủ đề “ Tạo bước chuyển mới trong việc thực hiện nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội nghị là đề ra các biện pháp và giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả của các hoạt động phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của ngành ngoại giao cũng như các cơ quan đại diện. Để cho các hoạt động ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế của ngành có tính khả thi và đạt hiệu quả cao, Hội hội nghị đã thảo luận để tìm kiếm các cơ chế và biện pháp cho phép thiết lập, tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và thường xuyên giữa Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện với các Bộ, Ngành liên

quan nhằm hỗ trợ hữu hiệu cho các địa phương và doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, nhất là tại các địa bàn nước ngoài.

Hội nghị ngoại giao lần thứ 25 (ngày 25/11/2006), với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X” đã tập trung đánh giá, tổng kết việc triển khai hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế đề ra từ Hội nghị ngoại giao 24 và việc thực hiện Nghị định 08/CP, thảo luận và đề ra những biện pháp cụ thể tạo bước đột phá mới trong công tác “Ngoại giao phục vụ phát triển”. Một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đối ngoại được Hội nghị xác định là đẩy mạnh hơn nữa và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ kinh tế. Mỗi Đại sứ phải xây dựng một chương trình hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế ở nước mà mình đang cơng tác.

Tháng 12/2008, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 với chủ đề “Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng” được tiến hành. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước hiện nay, để góp phần thực hiện thành cơng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2006 - 2010, ngành ngoại giao đã quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình và hợp tác phát triển; phải chủ động dấn thân nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phục vụ lợi ích cao nhất của đất nước là giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 tập trung vào một số nội dung chính sau: dự báo xu hướng phát triển trong 10 năm tới, phân tích tác động của thế giới đối với Việt Nam; tìm biện pháp đưa các quan hệ song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả và phát huy vai trị tích cực của Việt Nam ở các thể chế đa phương, khu vực và quốc tế; xây dựng ngành ngoại giao phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đóng góp ý kiến chuẩn bị cho các dự thảo văn kiện phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Hội nghị đã tiến hành tổng kết, đánh giá những việc đã làm; trao đổi và đề ra những biện pháp

cụ thể và thiết thực nhằm phát huy những kết quả đạt được và đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế để ngày càng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tháng 12/2009, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 trong báo cáo tổng kết công tác ngoại giao phục vụ kinh tế năm 2009 đã nêu rõ: Bước vào năm 2009, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra từ cuối năm 2008. Đây là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nhất của nền kinh tế thế giới từ Đại suy thoái 1929- 1933. Hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế của các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn do đầu tư nước ngoài và xuất khẩu giảm mạnh. Theo IMF, sản lượng thế giới năm 2009 giảm 10%. Quý I/2009, Mỹ suy thóa âm 6,1%, EU âm 2,5%, Nhật Bản âm 15,2 %. Thất nghiệp tặng cao ở nhiều nước (Mỹ 10,2%, EU 9,7%)…. Trong bối cảnh này, Chính phủ xác định ưu tiên hàng đầu là đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu để sớm lấy lại đà tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, qua đó phấn đấu hồn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006- 2010 và chuẩn bị cho giai đoạn mới từ 2011- 2020. Nhằm góp sức cùng Chính phủ đối phó với khủng hoảng và xác định lại hướng đi cho hoạt động NGKT trước diễn biến mới của thế giới và khu vực, ngày 2/4/2009, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã ký Quýết định số 904/2009/QĐ-BNG-THKT về trọng tâm công tác NGKT của ngành Ngoại giao năm 2009 và giai đoạn 2009-2010. Theo đó cơng tác NGKT tập trung hỗ trợ đối phó với các thách thức đối với sự phát triển kinh tế đất nước, ngăn chặn suy thóai kinh tế, ổn định vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội, lấy đà tăng trưởng cao và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi hướng tới các mục tiêu chiến lược dài hạn.Trọng tâm công tác Ngoại giao Kinh tế năm 2009 gồm: Phục vụ tốt các chuyến thăm nước ngoài của Lãnh đạo Cấp cao. Tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu về các vấn đề kinh tế; thúc đầu triển khai hoạt động hợp tác với một số đối tác trọng điểm. Đôn đốc, rà soát các điều ước và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và các nước,

vận động các nước dành cho Việt Nam sự đối sử bình đẳng và ưu đãi trong quan hệ kinh tế . Tăng cường công tác vận động người Việt Nam tại nước ngồi đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tiếp tục cải tiến quy trình, khn khổ pháp lý và nâng cao lực triển khai ngoại giao kinh tế. Triển khai hoạt động đối ngoại chính sách kinh tế.

Qua những hoạt động thực tế, những năm gần đây nhận thức về ngoại giao phục vụ kinh tế đã được nâng cao thêm một bước, đặc biệt là về tính cấp bách của công tác này cũng như nội dung phương hướng của hoạt động ngoại giao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Về vai trò và tầm quan trọng: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ

trọng tâm của tồn Đảng, tồn dân ta hiện nay. Do đó việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng phải là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nói chung và ngành ngoại giao nói riêng. Ngành ngoại giao có thể và cần phải phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế được xác định là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất của ngành. Kết quả về mặt công tác này là một tiêu chí quan trọng để đánh giá thành tích cơng tác của các đơn vị trong và ngoài nước.

Về tính cấp bách: Cùng với việc triển khai hội nhập khu vực và thế giới

về kinh tế trong những năm qua, tính cấp bách của công tác này được nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn, nhất là về yêu cầu tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu và lao động của ta, thông tin cho Lãnh đạo về kinh nghiệm của các nước trong việc điều hành nền kinh tế và xử lý những vấn đề kinh tế nổi cộm.

Về phương châm: Nắm vững chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng

và Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong thời kỳ hiện nay cho đến 2020 nổi bật lên là yêu cầu phục vụ tốt sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh kinh tế ngày

càng gay gắt. Phát huy ưu thế, đặc điểm của ngành ngoại giao để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế; không làm và không thể làm thay và không dẫm chân lên các ngành khác. Cần ln ln từ góc độ chính trị ngoại giao để xem xét, xử lý vấn đề. Tăng cường vài trò và trách nhiệm của các cơ quan đại diện, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của việt nam từ năm 2001 đến nay luận văn ths quan hệ quốc tế 60 31 40 (Trang 33 - 41)