Giới thiệu tổng quan về Đài Truyền hình Việt Nam và Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Giới thiệu tổng quan về Đài Truyền hình Việt Nam và Trung tâm

Phim tài liệu và phóng sự

2.1.1. Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia Việt Nam, cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và cung ứng các dịch vụ cơng; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Tên viết tắt thông dụng của đài là VTV (viết tắt của Vơ tuyến Truyền hình Việt Nam. Ba ký tự VTV (ở dạng in) này xuất hiện trong biểu tượng của đài, lần lượt được thể hiện trong ba màu : đỏ, lục, lam.

Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập đài truyền hình, ngày 7 tháng 9 năm 1970. Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng: Ngày 7/9/1970, Đài Tiếng nói Viết Nam phát sóng thử nghiệm chương trình có hình đầu tiên đến tháng 11/1970, chính phủ cấp phép mua xe truyền hình lưu động đầu tiên và thành lập Đài Truyền hình Việt Nam. Sau đó, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiều bước tiến đáng kể như tường thuật trực tiếp chương trình đầu tiên bằng xe lưu động và cử phóng viên đưa tin tại Hội nghị Paris (Pháp) vào năm 1973. Đến năm 1974, Đài nhập thiết bị ghi hình bằng băng từ đầu tiên của Nhật Bản. Đến năm 1976, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng hàng ngày, tường thuật trực tiếp

khai mạc và bế mạc Đại hội Đảng tồn quốc. Năm 1987 đài lấy tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam.

Sau gần 50 năm thành lập và phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đã làm tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước và là diễn đàn của nhân dân, đờng thời Đài đã chủn mình đổi mới đáp ứng xu thế phát triển truyền thông trong giai đoạn mới, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình cả về số lượng, chất lượng, hình thức thể hiện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị hiếu của khán giả cũng như đáp ứng cùng sự phát triển chung của Đài, các kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam được đổi mới một cách toàn diện về nội dung và hình thức thể hiện, đổi mới về cách tiếp cận sản xuất hướng tới mục tiêu truyền tải đến khán giả truyền hình các các phương thức - Đa phương tiện. Hiện tại Đài truyền hình Việt Nam chủn tải thơng tin bằng các phương tiện: Truyền hình

(VTV1,VTV2,VTV3…), Điện tử (Trang VTV.VN), Truyền thông số (VTVgo), Tạp chí truyền hình. Tính đến năm 2016, hàng ngày, Đài Truyền hình việt Nam đã thực hiện phát sóng 205 giờ/ ngày trên 09 kênh chương trình phủ sóng tồn quốc bao gồm: VTV1,VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9 ( theo báo cáo của Đài THVN).

VTV1: Kênh thông tin thời sự kinh tế chính trị tổng hợp, đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị của cả nước. VTV1 gần 20 bản tin thời sự và nhiều chuyên mục trong tuần.

VTV2: Kênh khoa học, công nghệ và giáo dục, với các bản tin và chương trình chuyên đề được đầu tư kỹ lưỡng, hướng đến mục tiêu cải thiện dân sinh, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ.

VTV3: Kênh thông tin giải trí hàng đầu Việt Nam, với các chương trình ca nhạc, ;trò chơi, phim truyền hình hấp dẫn, nội dung đa dạng và phục vụ nhu cầu giải trí của nhiều đối tượng khán giả.

VTV4: Kênh thông tin dành cho người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài và người nước ngoài sống tại Việt Nam. VTV4 hiện đã có bản tin và chương trình chun đề thể hiện bằng 5 ngơn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật.

VTV5: Kênh chương trình đặc biệt dành cho các dân tộc thiểu số, đóng vai trị quan trọng trong việc đưa thơng tin đến các vùng sâu vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, góp phần giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. VTV6: Kênh truyền hình dành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên, có vai trị quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, thái độ, tư vấn hành vi ứng xử cũng như đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng của lứa tuổi này.

VTV7: Kênh truyền hình chuyên biệt về giáo dục, đào tạo, phổ biến kiến thức cho các em học sinh và sinh viên. Nội dung chương trình của kênh VTV7 có sự gắn kết hữu cơ với hệ thống các trường học, hệ thống giáo khao, chương trình dạy và học ở các bậc học, ngành học, cơ sở đào tạo, hướng nghiệp…Đặc biệt, kênh VTV7 có điểm nhấn quan trọng là ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng một cách bài bản hệ thống đào tạo trực tuyến.

VTV8: là kênh truyền hình quốc gia khu vực miền Trung – Tây Nguyên. VTV9: là kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam bộ

Kênh VTV8, VTV9 là 02 kênh mới phát sóng từ ngày 01/01/2016. Nhằm chun mơn hóa nội dung đến từng đối tượng khán giả, phù hợp với văn hóa vùng miền, đồng thời cụ thể thực hiện đề án Quy hoạch báo chí tồn quốc đến năm 2025 của Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai

tái cơ cấu 06 kênh truyền hình khu vực VTV Huế, VTV Đà Nẵng, VTV Phú Yên, VTV9, VTV Cần Thơ 1, VTV Cần Thơ 2.

Cùng với đổi mới về công tác nội dung, cơ chế quản lý mới đã tạo điều kiện để Đài Truyền hình Việt Nam có những bước đột phá trong phát triển công nghệ kỹ thuật sản xuất chương trình. Tính đến năm 2016, Đài Truyền hình Việt Nam đã phủ sóng 100% lãnh thổ và phủ sóng vệ tinh hầu hết các khu vực trên thế giới. Ngồi việc phủ sóng 09 kênh quảng bá tồn quốc, Đài truyền hình Việt Nam có hàng trăm kênh truyền hình trả tiền (thơng qua các doanh nghiệp thuộc Đài). Năm 2016, Đài Truyền hình Việt Nam có tờng 45 đơn vị trực thuộc, trong đó có 10 cơ quan thường trú tại nước ngồi (Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Liên bang Nga, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Washington - Mỹ, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Cộng hòa Xing-ga-po, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Tokyo-Nhật Bản, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Trung Quốc, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Lào, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Cơ quan thường trú truyền hình Việt Nam tại Vương Quốc Ả Rập); 04 doanh nghiệp và 01 đơn được thành lập theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Trường Cao đẳng Truyền hình).

Năm 2016, khẳng định về sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ trên các lĩnh vực, đặc biệt là hạ tầng viễn thông, internet, thiết bị đầu cuối thông minh (smart phone, smart TV, máy tính bảng…) thành tựu khoa học về sử dụng công nghệ thông minh trong truyền thông trở thành hiện thực. Sự phát triển này trực tiếp tạo ra những đổi mới có tính đột phá trong lĩnh vực truyền thơng, truyền hình, mà cụ thể hơn là tạo ra sự đa dạng trong cách xem

và tiếp nhận thơng tin hồn tồn mới. Trong bối cảnh đó Đài Truyền hình Việt Nam vẫn đặt mục tiêu chiến lược là phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, thơng tin, tuyên truyền sâu rộng, có định hưỡng đúng đắn cả về đối nội và đối ngoại. Đài Truyền hình Việt Nam chuyên sản xuất và phát sóng các chương trình tập trung ở các mảng nội dung sau: Chương trình thời sự, vấn đề chính luận, Kinh tế, Giải trí, Thể thao, Công nghệ, Giáo dục, Văn hóa đời sống, Du lịch, Chương trình Thiếu nhi, Phim tài liệu, Phim Truyền hình…Với sự cố gắng của đội ngũ phóng viên, biên tập viên cùng sự chỉ đạo và quan tâm của Lãnh đạo, Đài Truyền hình Việt Nam khơng ngừng chủn mình, từng bước đổi mới cơng nghệ phát sóng và nội dung các chương trình để ngày càng hấp dẫn khán giả.

Những năm gần đây, phát huy sức mạnh của một cơ quan truyền thông đa phương tiện, Đài Truyền hình liên kết sản xuất và chia sẻ thông tin với các đơn vị trong Đài như Báo Điện tử VTV Online, Tạp chí Truyền hình, ứng dụng đọc xem truyền hình trên thiết bị di động (VTV Go) nhằm đa dạng hóa các chương trình phát sóng. Một số chương trình của VTV đã và đang tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả xem truyền hình như: Chương trình Thời sự, các chương trình bản tin hàng ngày, chương trình giải trí và chương trình dành riêng cho thanh, thiếu niên… Ngồi những chương trình mang tính tổng hợp và giải trí, VTV còn hướng tới những chương trình mang tính thời sự, bình luận, văn hóa chuyên sâu do Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự sản xuất như: Danh nhân đất Việt, Biển đảo quê hương, Về quê…

Với tầm nhìn trở thành một cơ quan truyền thông mũi nhọn với hệ thống đa phương tiện, Đài Truyền hình Việt Nam đang từng ngày, từng giờ đổi mới nội dung truyền tải tới khán giả truyền hình, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp công chúng khán giả.

2.1.2. Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự

Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự (Ban Chuyên đề trước đây) là đơn vị trực thuộc Đài ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam với định hướng mang tới cho khán giả cả nước và quốc tế cái nhìn đa chiều, sâu sắc về Chính trị - Văn hóa – Xã hội Việt Nam. Trung tâm có vị trí, vai trị rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của VTV ngay từ khi mới thành lập.

Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự có chức năng tổ chức sản xuất các chương trình phim tài liệu, phóng sự theo dạng mảng chuyên đề. Nhiệm vụ và hoạt động của trung tâm được thực hiện như sau:

- Xây dựng kế hoạch công tác ngắn hạn, hàng năm và dài hạn của Trung tâm.

- Hợp tác sản xuất các thể loại phim tài liệu và phóng sự.

- Tham gia thẩm định đề tài trong lĩnh vực sản xuất phim tài liệu được phát trên các kênh của VTV.

- Tổ chức nghiệm thu chương trình.

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng và việc sử dụng kinh phí sản xuất các chương trình.

Hiện nay, các chương trình mảng chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam được Trung tâm Phim tài liệu & Phóng sự tổ chức sản xuất. Sau quá trình sản xuất, các chương trình chuyên đề sẽ được phát sóng chủ yếu trên các kênh: VTV1, VTV2, VTV3 và VTV4. Ngồi ra, một số chương trình phù hợp sẽ được chọn lọc và phát sóng trên các kênh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)