Tiêu chí để xây dựng chương trình truyền hình chuyên đề trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Tiêu chí để xây dựng chương trình truyền hình chuyên đề trong

cảnh truyền thông đa phương tiện

- Đề tài nổi bật, phù hợp với xu thế xã hội, được xã hội quan tâm (chọn đề tài).

- Xây dựng được cây vấn đề hay còn gọi là xây dựng vấn đề theo cấu trúc hình cây để đào sâu, kỹ vấn đề mình đề cập (kịch bản ý tưởng)

- Lên kịch bản hình ảnh và ngơn ngữ chi tiết.

- Chuyên đề phản ánh để lại dư âm, ấn tượng đối với khán giả xem truyền hình.

- Chương trình ngắn gọn, cô đọng gây được sự tập trung cho người xem qua các thiết bị (các phương tiện truyền thơng khác ngồi tivi).

Thế mạnh của chương trình chuyên hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện là chuyển tải nội dung, thông điệp chuyên sâu, hình ảnh nghệ thuật đến khán giả trên nhiều phương tiện truyền thông mà không quá dài (mất quá nhiều thời gian) với khán giả. Khán giả vẫn được thưởng thức nghệ thuật hình ảnh truyền hình, được tiếp cận vấn đề chuyên sâu mà không mất nhiều thời gian và hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng phương tiện truyền thông để tiếp nhận.

Tiểu kết chương 1

Sự bùng nổ của Internet đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội của con người và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành báo chí - truyền thơng thế giới. Truyền thơng đa phương tiện xuất hiện và được biết đến với tên gọi Multimedia. Theo xu thế truyền thơng đa phương tiện, một tịa soạn, cơ quan báo chí sẽ sở hữu nhiều phương tiện để tiếp cận với công chúng từ báo in, báo điện tử đến phát thanh và truyền hình. Thị trường báo chí Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy chung đó và đa phương tiện được xem là một xu thế phát triển của báo chí trong thời đại tồn cầu hóa và bùng nổ thông tin. Để bắt kịp nhịp phát triển của bối cảnh truyền thơng mới, truyền hình cũng dần chuyển mình và thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất, xây dựng nội dung chương trình và cách tiếp cận với khán giả.

Trên tinh thần đó, trong Chương 1 của luận văn này, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu về đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện làm nền tảng cho toàn bộ hệ quy chiếu của luận văn. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu những kiến thức căn bản về truyền hình, chương trình truyền hình chuyên đề và phương thức sản xuất chương trình truyền hình dưới góc độ truyền thông đa phương tiện cũng như tính ưu việt của chương trình truyền hình được sản xuất trong bối cảnh truyền thơng đa phương tiện.

Toàn bộ hệ thống kiến thức căn bản này sẽ là nền tảng, cơ sở để tác giả đi sâu vào khảo sát, phân tích và đánh giá một cách cụ thể về quá trình sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề tại Trung tâm Phim & Phóng sự tài liệu – Đài Truyền hình Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện ở chương tiếp theo.

Chương 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)