Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 82 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Những vấn đề đặt ra

Sự phát triển của công nghệ thông tin, trùn thơng internet tồn cầu đặt ra yêu cầu truyền thơng báo chí Việt Nam nói chung và Đài truyền

hình Việt Nam phải thay đổi phương thức chuyển tải để phù hợp với truyền thông hiện đại. Cùng với sự đầu tư vào các phương tiện truyền thơng thì các tịa soạn báo, các Đài cũng phải thay đổi phương thức sản xuất ra sản phẩm báo chí, tin bài cho phù hợp với nhiều phương tiện, giảm tối đa chi phí.

Một cơ quan báo hiện đại sẽ là một guồng máy sản xuất, phân phối thông tin dưới nhiều chất liệu khác nhau (văn tự, phi văn tự, ảnh tĩnh và ảnh động, audio, video) với mục đích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích đa dạng của công chúng. Nói cách khác, trong các cơ quan báo chí được tổ chức theo hướng mơ hình tịa soạn báo chí hội tụ truyền thông đa phương tiện. Theo mơ hình này, thơng tin sẽ được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất. Như vậy, một cơ quan báo chí khi đã hội tụ truyền thông phải cấu trúc lại để trở thành một guồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm cho ra nhiều sản phẩm hấp dẫn với từng nhóm cơng chúng.

Để thích ứng với phương tiện truyền thông mới này, các tòa soạn đã buộc phải thay đổi không gian nơi làm việc, tăng hiệu quả công việc trong việc trao đổi, xử lý thông tin. Việc quản lý chất lượng tập trung sẽ đảm bảo được những thông tin nhất quán trên mọi loại hình và kênh thơng tin của các phương tiện truyền thông, qua đó sẽ củng cố thêm thương hiệu của cơ quan

báo chí. Áp dụng chung một kế hoạch thống nhất sẽ đảm bảo nguồn cung cấp ổn định thông tin độc quyền về những vấn đề đang được công chúng quan tâm nhất. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và cả Việt Nam.

Đài Truyền hình Việt Nam là một cơ quan báo chí có sự "bắt nhịp" khá sớm. Khi báo điện tử vẫn còn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng và ra mắt trang báo điện tử tại địa chỉ http://www.vtv.vn và cho ra đời Tạp chí Truyền hình. Ngay sau khi hịa vào mạng báo chí điện tử trên internet, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức một đội ngũ làm báo mạng chuyên biệt với những kỹ năng đa phương tiện, có thể tác nghiệp với nhiều cơng cụ, thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhất.

Không chỉ lợi thế về thông tin, thực tế việc vận hành cơ quan truyền thơng đa phương tiện, tích hợp "nhiều trong một" chắc chắn sẽ giúp Đài Truyền hình Việt Nam sắp xếp hợp lý hơn bộ máy nhân sự vốn đang cồng kềnh và có phần chờng chéo; đờng thời giảm thiểu chi phí nhưng vẫn bảo đảm phát huy tiềm lực các loại hình truyền thơng mới và tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các kênh truyền thông, các sản phẩm báo chí trong đài.

Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thơng thì nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng cũng thay đổi

Cơng chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin, thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ theo mục đích thông tin nhất định . Về khía cạnh kinh tế, cơng chúng báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một

lượng thơng tin khổng lờ đến với cơng chúng. Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí khơng chỉ đơn thuần là người đưa tin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hướng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trò đó chính là áp lực của dư luận xã hội do báo chí tạo ra.

Với những lý do như vậy, công chúng trong thời kỳ truyền thông đa phương tiện càng có nhiều đòi khỏi khắt khe hơn trong việc lựa chọn kênh thông tin phù hơp với nhu cầu của họ.

Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025. Ngày 25/9/2015, tại Hà Nội, Bộ Thơng tin & Truyền thơng chính thức

cơng bố những nội dung cơ bản của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý nhất là những định hướng Quy hoạch.

Theo đó, định hướng quy hoạch đối với báo in và tạp chí in là sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với các giải pháp đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan báo in có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 1 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm phụ). Các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan cấp Bộ, ngành cấp Trung ương (trừ các quân khu, quân chủng), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Các cơ quan báo chí in được giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định. Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm

đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền.

Về phương án sắp xếp: Ban Chấp hành Trung ương có Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và giữ nguyên số ấn phẩm hiện có. Mỗi Ban của Đảng có 01 cơ quan tạp chí in làm chức năng chỉ đạo, thơng tin lý luận, khoa học và nghiệp vụ.

Văn phòng Quốc hội có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Cơ quan thuộc Chính phủ có 01 cơ quan tạp chí in. Qn khu, qn chủng có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Tổng cục thuộc Bộ có 01 cơ quan tạp chí in. Học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, bệnh viện đủ điều kiện theo quy định được có 01 cơ quan tạp chí in khoa học chuyên ngành.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã

Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân thực hiện theo mơ hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 01 cơ quan báo in thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 1 cơ quan tạp chí in thuộc hội văn học – nghệ thuật tỉnh. Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí in chuyên ngành. Các sở, ngành không có cơ quan báo in. Mỗi tổ chức chính trị - xã hội Trung ương có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam có 01 cơ quan báo in và 1 cơ quan tạp chí in. Mỗi tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội Trung ương có 1 cơ quan tạp chí in.

Lộ trình thực hiện là trước năm 2017 tiến hành sắp xếp thí điểm tại một số cơ quan, địa bàn để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trong cả hệ thống. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp.

Như vậy, theo của Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025 của Bộ Thông tin & Truyền thơng, cơ bản đến năm 2020 Đài Truyền hình Việt Nam phải hồn thành việc xây dựng theo mơ hình cơ quan truyền thông đa phương tiện. Việc xây dựng theo mơ hình cơ quan truyền thơng đa phương tiện là hướng đi đúng đắn, hợp thời và là sự thay đổi tất yếu của báo chí trong xu thế hiện đại. Phát biểu tại cuộc hội thảo "Phát thanh trong kỷ nguyên bùng nổ truyền thông đa phương tiện" sáng 21/04/2016, ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam nêu rõ: “Đài Tiếng nói Việt Nam đang trên đường trở thành tổ hợp truyền thơng với 4 loại hình báo chí gờm phát thanh, truyền hình, báo điện tử và báo in. Đài Tiếng nói Việt Namcũng như nhiều cơ quan báo, đài khác muốn trở thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện phải tích hợp các loại hình truyền thơng truyền thống, khai thác triệt để thế mạnh, tiềm năng của Internet cũng như các ứng dụng của công nghệ thông tin, nhằm tạo dựng một cơ quan thơng tin mạnh có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với công chúng”.

Cùng với sự phát triển của Internet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông mới được phát triển như công nghệ di động, các thiết bị đầu cuối theo xu hướng di động hóa, cá nhân hóa cao độ, tạo nên một sức mạnh to lớn mà các loại hình truyền thống khó cạnh tranh nổi. Sự phát triển của công nghệ truyền thơng đã tạo cho báo chí một hướng đi mới, đó là tích hợp các phương tiện truyền thông. Tính đa phương tiện được biểu hiện rõ rang nhất qua sự tích hợp này. Đây là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, và chắc chắn đây là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất cả hiện tại và tương lai. Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm gần

đây đã và đang phát triển theo xu hướng này khi cùng lúc phát triển nhiều loại hình: Truyền hình (các kênh phát sóng), Báo in (Tạp chí truyền hình), Báo điện tử (Vtv.vn) và ứng dụng xem truyền hình trên thiết bị cầm tay (Vtv go).

Đứng trước thách thức của việp tiếp nhận truyền thơng của cơng chúng báo chí, thách thức từ thực tế truyền thơng hiện đại và chính sách quy hoạch báo chí của nhà nước, Đài Truyền hình Việt Nam cũng chuyển mình thay đổi về phương tiện truyền thông, đội ngũ nhân lực cũng như cách thức sản xuất chương trình truyền hình, trong đó có sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề để phù hợp với xu hướng thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)