Phương thức sản xuất chương trình truyền hình trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình trong bối cảnh

truyền thông đa phương tiện

1.2.1. Phương thức sản xuất chương trình truyền hình

Phương thức sản xuất Chương trình Truyền hình có thể hiểu là tồn bộ những công việc nhằm làm ra một chương trình truyền hình trong một thời gian nhất định, được sắp xếp theo một quy trình định sẵn.

Đối với một Đài truyền hình quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các tác phẩm truyền hình. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm tin, bài được phát qua các chương trình truyền hình đều có sự lựa chọn, xắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.

Trên thực tế sự tính toán đến điều kiện, sở thích của từng nhóm khán giả để thỏa mãn nhu cầu của cơng chúng chỉ là tương đối vì khơng thể có sự thống nhất hồn tồn giữa các chương trình trong điều kiện nhiều kênh cùng phát sóng, cũng như trong sở thích của các nhóm đối tượng khán giả của truyền hình.

Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả của q trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn như tạo dựng kế hoạch, hoạch định tác phẩm, hình thành chương trình. Quá trình tạo dựng kế hoạch và xắp xếp chương trình được gọi là chương trình truyền hình.

Trong cuốn Giáo trình báo chí truyền hình, tác giả - PGS. TS. Dương Xuân Sơn nhận định: Dựa vào khả năng kỹ thuật và cơng nghệ, có thể phân chia các loại phương thức sản xuất chương trình truyền hình như sau:

- Chương trình băng từ - Chương trình phim nhựa

- Chương trình phát trực tiếp (...)

Trong đó, chương trình sản xuất bằng phim nhựa vì giá thành rất cao nên hầu như không được sử dụng trong truyền hình. Vì vậy, trong sản xuất chương trình truyền hình thường có hai loại: băng từ và trực tiếp.

Như vậy, theo cách lý giải của PGS. TS. Dương Xuân Sơn: Phương thức sản xuất chương trình băng từ chính là phương thức sản xuất chương trình có hậu kỳ.

Trong luận văn này, khi nghiên cứu về phương thức sản xuất chương trình truyền hình, từ việc tìm hiểu, khảo sát quy trình sản xuất chương trình truyền hình có hậu kỳ, tơi đi sâu nghiên cứu kỹ về quy trình tổ chức sản xuất một chương trình truyền hình chuyên đề trong cơ quan báo chí đa phương tiện.

Bối cảnh truyền thông đa phương tiện. Để đi sâu tìm hiểu về phương

thức sản xuất chương trình truyền hình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện. Trước hết, tác giả tìm hiểu nghĩa của từ “bối cảnh”. Đây là từ Hán Việt, “bối” có nghĩa là lưng, “cảnh” là quang cảnh, cảnh vật. Nghĩa đen của "bối cảnh" là quanh cảnh cảnh vật sau lưng, nghĩa mở rộng là hồn cảnh, tình hình lịch sử có tác động ảnh hưởng đến một nhân vật, sự kiện hay vấn đề nào đó. Bối cảnh được hiểu là hồn cảnh, là tình hình ở lúc đang nói có thể là hiện tại hay quá khứ. Nó còn là nguyên nhân để xảy ra sự việc hiện tượng.

Ở luận văn này, khi nói đến “bối cảnh truyền thông đa phương tiện trong sản xuất chương trình truyền hình”, tác giả muốn tìm hiểu hồn cảnh, xu thế tác động đến chương trình truyền hình ở thời điểm hiện tại. Hồn cảnh đó chính là những thay đổi của truyền thông trong những năm gần đây.

Truyền thông đa phương tiện đã ảnh hưởng, chi phối đến quá trình sản xuất chương trình truyền hình.

Với quá trình tạo ra sản phẩm truyền hình, đa phương tiện được biểu hiện như sau:

- Đa phương tiện trong quá trình khai thác tư liệu để xây dựng kịch bản: Ngồi việc tìm kiếm ng̀n tin đơn thuần, các sản phẩm truyền hình có thể được sản xuất, khai thác từ nhiều loại phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau như: báo in, báo ảnh, phát thanh, báo điện tử…

- Đa phương tiện trong xử lý và biên tập nội dung: Sau khi tìm kiếm các đề tài, nguồn tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thơng khác, phóng viên/biên tập viên truyền hình sẽ biên tập, xây dựng kịch bản phù hợp với yêu cầu của chương trình truyền hình.

- Đa phương tiện với quá trình phát sóng và tương tác với khán giả: Nhờ có đa phương tiện, chương trình truyền hình thay vì chỉ phát trên sóng truyền hình, khán giả xem bằng vơ tuyến sẽ được phát trực tiếp hoặc phát lại (dạng video) trên trang báo điện tử, trên kênh mạng xã hội hay ứng dụng xem truyền hình bằng thiết bị cầm tay… tất cả đều dựa trên nền internet. Nhờ vậy, công chúng cũng dễ tiếp cận hơn với các chương trình truyền hình và xem lại mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị đầu cuối. Từ thực tế phát triển này, một số cơ quan hoặc kênh truyền hình tại Việt Nam đã có bộ phận chuyên trách đưa các chương trình truyền hình lên trang thơng tin điện tử, báo điện tử của riêng mình để thu hút cơng chúng theo dõi lại chương trình bất cứ lúc nào.

- Đa phương tiện trong tương tác với công chúng: Cũng nhờ nền tảng internet có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi, khán giả hiện đại có thể phản hời, bình luận, tương tác khi xem chương trình truyền hình rất dễ dàng. Thay vì gửi thư tay qua đường bưu điện theo cách truyền thống, họ có thể gửi thư điện tử đến bộ phận sản xuất, tương tác trực tiếp thông qua phần bình luận trên

trang thơng tin điện tử/ báo điện tử, để lại bình luận trên trang mạng xã hội. Thậm chí, một số chương trình truyền hình đã tương tác trực tiếp với khán giả bằng tin nhắn qua điện thoại di động, phần bình luận trên mạng xã hội… Khi đó, khán giả được tham gia trực tiếp và phần nào đó quyết định kịch bản của chương trình.

- Đa phương tiện trong tác nghiệp: Để hồn thiện các sản phẩm truyền hình chất lượng trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, người làm truyền hình (phóng viên/biên tập viên/ tổ chức sản xuất) ngồi kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chun mơn cần có của người làm truyền hình còn phải đa năng, nắm được nghiệp vụ của tất cả các loại hình báo chí và sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật, thiết bị công nghệ.

Như vậy, từ việc tìm hiểu rõ các khía cạnh của quá trình sản xuất chương trình truyền hình trong bối cảnh truyền thơng đa phương tiện, tác giả sẽ có những sở cứ để khảo sát và phân tích một số chương trình truyền hình chuyên đề của Đài Truyền hình Việt Nam ở chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)