Hệ thống động từ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 39 - 52)

Như đã giới thiệu trong phần trước, động từ ngữ vi là nhóm động từ vơ cùng đặc biệt vì chúng vừa hội tụ đầy đủ tính chất của một động từ nói năng (thuật ngữ được tác giả Đỗ Hữu Châu sử dụng để chỉ các động từ biểu thị, gọi tên các hành vi

ngơn ngữ), lại vừa có những khả năng mà một động từ nói năng đơn thuần khơng thể có, đó là khả năng tự biểu thị hành động bằng ngôn ngữ.

Cùng với hệ thống từ xưng hơ thì các nhóm động từ ngữ vi cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất thể hiện vị thế các vai giao tiếp. Tính chất này có được bởi bản thân mỗi động từ ngữ vi, đặc biệt là các động từ ngữ vi cấm,

ra lệnh, yêu cầu, xin, van, lạy... đã ẩn chứa những ý nghĩa có thể làm phương hại

hoặc tơn vinh thể diện người đối thoại. Vì thế, khi muốn nâng cao vị thế của mình, đồng thời gia tăng khoảng cách với đối phương, chủ thể giao tiếp thường sử dụng các phát ngơn ngữ vi tường minh có tính chất khuyến lệnh, đe dọa... Ngược lại, khi muốn hạ thấp vị thế, rút ngắn khoảng cách và đề cao đối phương, chủ thể giao tiếp lại sử dụng các phát ngơn ngữ vi tường minh có tính chất mềm mỏng, nhã nhặn. Tính chất mềm mỏng hay đe dọa, van xin hay khuyến lệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố đóng vai trị quyết định là mục đích giao tiếp và chiến lược giao tiếp.

1.7.3.1. Một số quan điểm về cách phân chia nhóm động từ ngữ vi

Cơng việc thống kê, xác lập, và phân loại cụ thể các nhóm động từ ngữ vi trong các ngôn ngữ vốn không nhận được nhiều sự ưu tiên từ các nhà ngôn ngữ học có lẽ bởi nó khá tỉ mẩn và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Đa số các nhà ngôn ngữ học, kể cả Austin và Searle cũng chỉ tiến hành phân loại các hành vi tại lời theo nhóm chứ khơng thực hiện thống kê danh sách các động từ ngữ vi biểu thị các hành vi ngôn ngữ – mặc dù theo đánh giá của Searle, cách phân loại các hành vi tại lời của Austin thực chất chẳng khác chi cách phân loại từ vựng các động từ ngữ vi trong tiếng Anh.

Phải mất hơn 30 năm sau khi Austin phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ, trong đó có đề cập đến các vấn đề về hành vi ngôn ngữ và động từ ngữ vi, nhà ngôn ngữ gốc Ba Lan Anna Wierzbicka trong tác phẩm mang tên English

Act Verbs xuất bản năm 1987 mới thống kê và trình bày cách giải nghĩa 270 động

từ ngữ vi trong tiếng Anh, được quy thành 37 nhóm. Cụ thể: 1. Nhóm ra lệnh (Order)

2. Nhóm cầu xin (Ask 1) 3. Nhóm hỏi (Ask 2) 4. Nhóm mời gọi (Call) 5. Nhóm cấm (Forbid) 6. Nhóm cho phép (Permit) 7. Nhóm biện luận (Argue)

8. Nhóm trách mắng (Reprimand) 9. Nhóm giễu (Mock)

10. Nhóm phê phán (Blame) 11. Nhóm buộc tội (Accuse) 12. Nhóm cơng kích (Attack) 13. Nhóm cảnh báo (Warn) 14. Nhóm khuyến cáo (Advise) 15. Nhóm cho tặng (Offer) 16. Nhóm khen ngợi (Praise) 17. Nhóm hứa hẹn (Promise) 18. Nhóm cám ơn (Thank)

19. Nhóm tha thứ (Forgive) 20. Nhóm than phiền (Complain) 21. Nhóm cảm thán (Exclaim) 22. Nhóm đốn định (Guess) 23. Nhóm gợi ý (Hint)

24. Nhóm kết luận (Conclude) 25. Nhóm kể (Tell)

26. Nhóm thơng tin (Inform) 27. Nhóm tóm tắt (Sum up) 28. Nhóm chấp nhận (Admit) 29. Nhóm xác tín (Assert) 30. Nhóm củng cố (Confirm) 31. Nhóm nhấn mạnh (Stress) 32. Nhóm tuyên bố (Declare) 33. Nhóm rửa tội (Baptize) 34. Nhóm ghi chú (Remark) 35. Nhóm trả lời (Answer) 36. Nhóm thảo luận (Discuss) 37. Nhóm trị chuyện (Talk)

Để giải nghĩa được 270 động từ ngữ vi thuộc 37 nhóm nêu trên, tác giả Anna Wierzbicka đã xây dựng 60 đơn vị sơ giản ngữ nghĩa từ chính những từ ngữ thơng thường được sử dụng trong đời sống ngôn ngữ tự nhiên, chẳng hạn như I, you, someone, do, happen, think, know, good, big, because... Những sơ giản ngữ nghĩa

ngữ tự nhiên đầy đủ và chúng được các nhà sáng tạo gọi dưới cái tên đầy trừu tượng là siêu ngôn ngữ tự nhiên ngữ nghĩa [38, tr.47].

Cùng chung mục đích phân chia các nhóm động từ ngữ vi, tác giả Jenny Thomas đã tiến hành giản lược và hệ thống hóa lại các loại động từ ngữ vi được Austin nêu ra thành bốn nhóm gồm:

- Động từ ngữ vi siêu ngơn ngữ: Là nhóm động từ ngữ vi mà khi được dùng trong biểu thức ngữ vi tường minh có tác dụng giải thích cái hành vi tại lời được thực hiện bởi biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Ông cho rằng đại bộ phận các động từ ngữ vi thuộc nhóm này.

- Động từ ngữ vi nghi thức: Là những động từ ngữ vi được dùng trong những biểu thức ngữ vi tường minh do các hành động xã hội địi hỏi phải có những thiết chế, những nghi thức nhất định mới thực hiện được, đơn cử như tuyên án, miễn nhiệm...

- Động từ ngữ vi cộng tác: Đây là những động từ ngữ vi ứng với các hành vi

tại lời phải có ít nhất hai người mới thực hiện được, đơn cử như thách, cuộc...

- Động từ ngữ vi tập thể: Là những động từ ngữ vi ứng với những hành động

ở lời có thể do nhiều người cùng thực hiện đồng thời, có nghĩa là tham thể chủ ngữ của nó có thể là số nhiều.

Nghiên cứu vấn đề này trong các cơng trình nghiên cứu Việt ngữ học, tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đề xuất khái niệm động từ ngữ vi và xếp nhóm động từ này nằm trong nhóm động từ nói năng. Tác giả khẳng định, trong các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thể thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng tại lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngữ vi. Đây là nhóm động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi khơng cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện ln hành vi tại lời do chúng biểu thị.

Tuy nhiên, dù đề cập đến khá nhiều lý thuyết về động từ ngữ vi song tác giả cũng khơng chủ đích thực hiện việc phân nhóm động từ ngữ vi mà chỉ tiến hành phân loại nhóm động từ nói năng dựa theo khả năng có thể hay khơng có thể được dùng với chức năng ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi. Cụ thể, tác giả phân chia các động từ nói năng trong tiếng Việt thành 3 loại: loại vừa có thể dùng với chức năng ngữ vi, vừa có thể dùng với chức năng miêu tả, tức là thuật lại một hành vi, một sự tình nói năng nào đó (như hứa, hỏi, khuyên, cấm, ra lệnh, nhờ, mời, cảm ơn, xin lỗi, cảnh báo...), loại không thể dùng với chức năng ngữ vi mà chỉ có thể

dùng trong chức năng miêu tả hành vi tại lời (như hứa hẹn, xin xỏ, đe dọa, chửi mắng, chế giễu, đả kích...), và loại động từ nói năng chỉ được dùng với chức năng

ngữ vi, không thể dùng trong chức năng miêu tả (như đa tạ, cảm tạ, đội ơn...). Như vậy, xét theo khả năng biểu thị hiệu lực ngữ vi, chúng ta có hai trong số ba nhóm động từ nói năng tiếng Việt có thể dùng trong chức năng ngữ vi.

Tiếp cận vấn đề dưới lý thuyết ngữ pháp chức năng, tác giả Cao Xuân Hạo trong cơng trình “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” cũng cho rằng một vị từ đáng gọi là vị từ ngơn hành chỉ có thể là một vị từ biểu thị một hành động mà cách thực hiện bình thường là thơng qua ngơn ngữ, và cụ thể là thơng qua việc sử dụng chính cái vị từ ấy. Tác giả đã liệt kê một loạt vị từ đảm bảo tiêu chí của một vị từ ngơn hành (như nói, tun bố, mời, chỉ thị, cầu khẩn, can, phản đối, hàng, kiếu, cảnh cáo, bảo...) và cho rằng những vị từ này có thể được xếp vào hai nhóm

lớn: nhóm cần có một bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm mới có thể làm thành một phát ngơn ngơn hành (như nói, khuyên, cam đoan), và nhóm khơng cần một bổ ngữ chỉ

nội dung đi kèm mà vẫn có thể trở thành một phát ngôn ngôn hành (như chào, từ,

cám ơn).

Cùng tiếp cận vấn đề động từ ngữ vi dưới lý thuyết ngữ pháp chức năng, tác giả Đào Thanh Lan, một trong những tác giả có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về lời cầu khiến cũng sử dụng thuật ngữ vị từ ngôn hành thay cho thuật ngữ động từ

ngữ vi. Trong cơng trình “Ngữ pháp – ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt”, tác giả đã khơng chỉ nêu ra điều kiện hình thành động từ ngữ vi mà cịn thực hiện phân loại các động từ này dựa trên các hành động ngôn trung cơ bản. Cụ thể, động từ ngữ vi được phân chia thành các nhóm chính sau:

- Loại 1: Động từ ngữ vi trần thuật: khẳng định, phủ định... - Loại 2: Động từ ngữ vi nghi vấn/hỏi: hỏi

- Loại 3: Động từ ngữ vi cầu khiến: yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, cấm, nhờ, mời, chúc, xin...

- Loại 4: Động từ ngữ vi cam kết: hứa, hẹn

- Loại 5: Động từ ngữ vi tuyên bố: tuyên bố, tố cáo

Riêng hành động biểu cảm có đích ngơn trung là biểu thị cảm xúc nên chỉ có phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là các từ cảm thán, trợ từ, tiểu từ tình thái biểu thị các sắc thái tình cảm chứ khơng có động từ ngữ vi biểu cảm.

Tác giả khẳng định, những phát ngôn chứa động từ ngữ vi có thể xếp vào các loại phát ngơn ngữ vi tường minh như: phát ngôn ngữ vi trần thuật tường minh, phát ngôn ngữ vi nghi vấn/hỏi tường minh, phát ngôn ngữ vi cầu khiến tường minh, phát ngôn ngữ vi cam kết tường minh, phát ngôn ngữ vi tuyên bố tường minh.

1.7.3.2. Khảo sát và phân loại động từ ngữ vi trong tiếng Việt dựa trên cứ liệu diễn ngôn hội thoại

Với định hướng được xác định ngay từ chương đầu, chúng tôi tiến hành khảo sát sự xuất hiện ngẫu nhiên của các động từ ngữ vi trong các đoạn thoại thuộc hơn 50 tác phẩm văn học, chủ yếu là các tập truyện ngắn của các tác giả nổi tiếng và các tác giả trẻ mà theo đánh giá của dư luận gần đây là có văn phong diễn đạt mới lạ. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng bổ sung vào nguồn tư liệu một số đoạn thoại được ghi lại trong đời sống thường nhật để thêm phần dẫn chứng sinh động cho

những luận điểm được đưa ra. Kết quả khảo sát cho thấy sự xuất hiện của 30 động từ ngữ vi dưới đây: 1. Ra lệnh 2. Cấm 3. Cho 4. Cho phép 5. Yêu cầu 6. Đề nghị 7. Khuyên 8. Nhờ 9. Mời 10. Cầu 11. Chúc 12. Xin 13. Xin phép 14. Van 15. Lạy 16. Xin lỗi 17. Chào 18. Cám ơn 19. Phê bình 20. Cảnh cáo 21. Khiển trách 22. Báo cáo 23. Hỏi 24. Cam đoan 25. Đảm bảo 26. Thề 27. Hứa 28. Tuyên bố 29. Báo 30. Bảo

Trong vai trò là động từ ngữ vi, các động từ nêu trên không chỉ khác nhau về tần suất xuất hiện trong các diễn ngơn hội thoại mà cịn khác nhau về điều kiện sử dụng, đặc biệt là vai trò, hoạt động của chúng trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp.

Về việc phân loại động từ ngữ vi, có thể nhận thấy, mỗi một tác giả lại có chủ đích và định hướng khác nhau, có tác giả dựa vào các hành động ngơn trung cơ bản, có tác giả dựa vào sự cần/không cần bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm... Trong Luận văn này, ngoài việc kết hợp các tiêu chí nêu trên, chúng tơi cịn quan tâm đặc biệt tới tiêu chí ý nghĩa tự thân của các động từ. Theo đó, những động từ có chung nét nghĩa cơ bản sẽ được gộp lại thành một nhóm. Trong số 30 động từ nêu trên, chúng tơi nhận thấy có những nhóm nét nghĩa cơ bản như sau:

1. Yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó, có thể là hành động

vật lí và/hoặc hành động ngơn từ:

Tương ứng với nét nghĩa cơ bản này, chúng ta có tập hợp các động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu khiến gồm: ra lệnh, cấm, yêu cầu, đề nghị, khuyên, nhờ, mời,

chúc, xin, xin phép, cầu, van, lạy, cho, cho phép, hỏi. Nhóm động từ này được gọi

chung là nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu khiến, trong đó, dựa vào lực

ngơn trung cầu khiến, chúng ta có thể tiếp tục phân chia chúng thành những tiểu nhóm nhỏ hơn bao gồm: nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu (cầu, xin, xin

phép, van, lạy, nhờ, mời, chúc), nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến (ra lệnh, cấm, cho, cho phép, yêu cầu, hỏi), nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi vừa cầu vừa khiến (khuyên, đề nghị).

Có ý kiến cho rằng động từ hỏi khơng thuộc nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu khiến mà biểu thị hành vi hỏi, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng tôi chấp nhận quan điểm cho rằng hỏi cũng là một động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu khiến bởi nó bao hàm nét nghĩa yêu cầu người nghe thực hiện hành động trả lời cho những điều mà người nói hỏi.

Trong giao tiếp hội thoại, nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến được nhận diện bằng tính mệnh lệnh, tính áp đặt của chủ thể đối với tiếp thể. Trong khi đó, nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu được nhận diện bằng mức độ đề cao vai trị của tiếp thể. Đối với nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi vừa cầu vừa khiến, mức độ áp đặt khơng có tính cưỡng bức nghiêm trọng như hành vi khiến,

cũng không thể hiện sự nhún nhường, khẩn khoản như hành vi cầu mà mang tính lịch sự, tơn trọng đối phương. Vị thế giao tiếp của chủ thể đối với đối phương trong các trường hợp này có thể cao, ngang bằng hoặc thấp hơn.

2. Chỉ ra khuyết điểm, thiếu sót của người nghe (đối thể, tiếp thể) và cảnh báo cho họ biết nếu khơng sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót đó thì sẽ bị xử lý, trừng phạt.

Có ba động từ ngữ vi nằm trong kết quả khảo sát mang trong mình nét nghĩa cơ bản này, gồm động từ phê bình, cảnh cáo, khiển trách, và cả ba được gọi chung là nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi chê. Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp một vài động từ khác cùng nằm trong trường nghĩa với chê, nhưng chúng lại khơng

có khả năng thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn giống như các động từ đã kể trên, đơn cử như động từ bài báng, mỉa, mỉa mai, dè bỉu, gièm pha, mạt sát, mắng, nhiếc, moi móc, chửi...

Với bản chất của nghi thức chê là âm tính và rất dễ đụng chạm đến mối hịa khí giữa các vai giao tiếp nên chủ thể thực hiện hành vi chê thường phải là người

có vị thế cao hơn so với người bị chê.

3. Tỏ thái độ kính trọng hoặc quan tâm đối với ai bằng lời nói hay cử chỉ, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt.

Đây là nét nghĩa ứng với hành vi chào, được biểu hiện cụ thể bằng động từ

ngữ vi chào. Lời chào là nghi thức xã giao đầu tiên, là phép lịch sự tối thiểu của

mỗi cá nhân khi bắt đầu một cuộc giao tiếp. Đối với người Việt, lời chào không chỉ là nghi thức giao tiếp đơn thuần mà cịn là thước đo trình độ ứng xử của mỗi cá nhân.

Tương tự như một số hành vi đặc trưng trong tiếng Việt, lời chào cũng có nhiều phương thức biểu hiện khác nhau, có thể trực tiếp hoặc khơng trực tiếp, có thể ngắn gọn hoặc đầy đủ cấu trúc, điều này phụ thuộc vào các yếu tố về ngữ cảnh, về mối quan hệ liên nhân giữa các đối tượng giao tiếp, nội dung và mục đích giao tiếp... Trong phạm vi Luận văn, chúng tôi chỉ xem xét hành vi chào được thực hiện một cách trực tiếp, hiển ngôn bằng phát ngôn chứa động từ ngữ vi chào.

4. Từ dùng trong lời nói lịch sự, để bày tỏ sự cảm kích với người đã làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)