Trong giao tiếp hội thoại, chúng ta bắt gặp sự tồn tại song song của những tình huống giao tiếp có tần suất xuất hiện phổ biến và những tình huống giao tiếp có tần suất xuất hiện hạn chế hơn. Mức độ hạn chế hay phổ biến ở đây phụ thuộc vào tính chất của các cuộc giao tiếp là chuẩn mực hay không chuẩn mực.
Giao tiếp mang tính chuẩn mực là trường hợp giao tiếp tuân thủ theo những quy tắc ứng xử mà cộng đồng, xã hội sử dụng cùng ngôn ngữ quy ước. Đối với văn hóa người Việt, tính chuẩn mực trong giao tiếp được thể hiện qua các biểu hiện ứng xử như lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những chế định xã hội. Lễ phép là sự thể hiện tơn kính đối với những người có tuổi
tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối tương quan với người nói. Trong khi đó, giao tiếp đúng mực thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe. Với giao tiếp đúng vị thế, người nói cần lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp và tương thích với vị thế của mình trong mối quan hệ với người đối thoại thuộc bậc dưới hoặc bậc trên hoặc ngang vai. Cuối cùng, một cuộc giao tiếp được đánh giá mang tính chuẩn mực phải tuân thủ theo những định ước của xã hội. Những định ước đó có sức ảnh hưởng vơ hình và lâu dài trong quá trình tư duy cũng như q trình hình thành thói quen và hành vi của mỗi con người. Thơng thường, khi mục đích giao tiếp khơng có gì đặc biệt thì các cá nhân tham gia giao tiếp sẽ lựa chọn phương thức giao tiếp mang tính chuẩn mực nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Trong số các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng nhằm thể hiện vị thế, bên cạnh hệ thống từ xưng hô, động từ ngữ vi được xem là phương tiện thể hiện rõ nét
hơn cả, đặc biệt, khi nhóm động từ này được đặt trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể có sự tác động qua lại của các yếu tố thuộc về đặc điểm nhân vật giao tiếp (địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp...), tình huống giao tiếp (khơng gian, thời gian, nhân vật), mục đích giao tiếp, chiến lược giao tiếp. Chẳng hạn, khi sử dụng tường minh phát ngôn chứa động từ ngữ vi ra lệnh, chúng ta sẽ dễ nhận ra vị thế giao tiếp cao – thấp đang thuộc về ai, ai là người chủ động, ai ở vào thế bị động. Thông thường, đối tượng thực hiện hành vi ra lệnh phải là người có vị thế xã hội cao hơn đối tượng bị ra lệnh. Tương tự, người lớn tuổi sẽ có quyền thực hiện các hành vi ra lệnh đối với người ít tuổi hơn, người có vị thế cao có quyền áp đặt đối với người ở vị thế thấp, nam giới có quyền quyết định và chiếm ưu thế hơn so với nữ giới. Các trường hợp giao tiếp này đều mang tính chuẩn mực, xuất hiện phổ biến, ổn định và không bị đánh dấu trong tất cả các cuộc thoại, trở thành nghi thức giao tiếp được cộng đồng tuân theo.