Trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 73 - 89)

Ngược với trường hợp người nói có vị thế cao hơn người nghe, trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe trong giao tiếp mang tính chuẩn mực sẽ loại trừ các đoạn thoại chứa nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến và hành vi

chê vì hai hành vi này vốn tiền giả định vai người nói cao hơn vai người nghe.

Trường hợp thứ nhất, người ở vị thế thấp khi tự ti, muốn giữ nguyên vị thế của mình đã chủ động sử dụng động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp, trong khi đó người ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế và xác lập khoảng cách giao tiếp ngược trở lại.

Hội thoại 14:

“... Và Hồi hiểu mọi chuyện. Trên đường về, cơ đã kể tất cả quãng đời trước kia của mình cho anh nghe vì nghĩ rằng sắp là vợ chồng của nhau thì cần gì phải giấu. Cái quan trọng là cơ đã thay đổi. Thắng cay đắng nghe Hồi nói, và anh thả cơ vào trường khơng một lời hẹn. Hồi đau khổ cứ định ơm Thắng thì anh lại hất cơ ra vì kinh tởm thật sự. Anh dứt khốt rũ cơ ra sau khi nói lại một câu:

- Tơi nhầm về cô ! Cũng may là tôi kịp biết là cô lừa tôi một cách tinh vi, cái lừa lọc của một có người có học nguy hiểm hơn của thằng vô học. Cô quên tôi đi, giữa

chúng ta sẽ khơng có một chuyện gì nữa. Tơi khơng thể là một con chó ngu si gặm khúc xương thừa.

- Đừng đi anh. Em xin anh. Hãy nghe em, em chưa biết van xin ai bao giờ, chưa biết xin lỗi ai bao giờ, nhưng lúc này, em xin lỗi anh hãy tin em! - Hoài chạy theo, túm lấy tay chàng trai, níu kéo.

- Chàng trai hất tay Hoài ra, đi nhanh ra cửa. Chàng ngồi lên chiếc xe 82-89 mới cứng nổ máy êm rì, phóng vụt đi.

Hồi tựa người vào khn cửa nhỏ, nước mắt thánh thót rơi. Cơ cứ đứng như thế, khuôn mặt mờ mịt đau khổ...”.

(Xin hãy tin em, Nguyễn Thị Thu Huệ) Cuộc thoại diễn ra giữa nhân vật Hồi - cơ sinh viên trường đại học ngoại ngữ và một bên là Thắng - chàng kĩ sư vô tuyến điện đang công tác tại một viện nghiên cứu. Tình huống giao tiếp được đặt trong hoàn cảnh Hoài đang cố gắng thuyết phục Thắng tha thứ cho những hành động có phần hơi lố của cơ tại bữa tiệc sinh nhật mẹ Thắng và nhất là cái quá khứ không mấy tốt đẹp đã bị cô giấu nhẹm trong suốt hơn một năm hai người yêu nhau. Xét về cả vị thế xã hội và vị thế giao tiếp, Thắng đều cao hơn so với Hoài, điều này bị quy định chủ yếu bởi yếu tố địa vị xã hội (viên chức – sinh viên), tuổi tác, giới tính, tình huống giao tiếp. Nhìn vào cách đối đáp giữa hai bên, dễ có thể nhận thấy nhân vật Thắng từ đầu đến cuối đoạn thoại đều khẳng định vị thế cao của mình, chủ động tạo lập khoảng cách giao tiếp với Hoài, bằng chứng là anh sử dụng cặp từ xưng hơ chính danh “tơi – cô”, sử

dụng cấu trúc câu khuyến lệnh “Cô quên tôi đi” kết hợp giọng điệu nhấn mạnh,

dứt khốt. Trong khi đó, nhân vật Hồi ở vị thế thấp hơn và đang trong vai “kẻ thất thế” nên cô rất tự ti, muốn giữ ngun vị thế thấp của mình, thậm chí có phần hạ mình trước người yêu nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp. Khơng chỉ lựa chọn cặp từ xưng hơ có tính thân mật “anh – em”, cơ cịn liên tục sử dụng cấu trúc câu biểu thị hành vi cầu nguyên cấp như “Đừng đi anh”, “Hãy nghe em”. Đặc biệt,

chỉ trong một lượt lời ngắn, cô sử dụng liên tiếp hai động từ ngữ vi biểu thị hành vi

cầu ở mức độ cao nhất. Tuy nhiên, thái độ nài nỉ, van lơn của Hồi cuối cùng cũng

khơng thuyết phục được Thắng, điều này đồng nghĩa với việc kết quả thương lượng giữa hai bên thất bại.

Trường hợp thứ hai, người có vị thế thấp muốn giữ nguyên vị thế vốn có bằng việc sử dụng cấu trúc chào đầy đủ gồm chủ thể giao tiếp, đối tượng giao tiếp và động từ ngữ vi chào.

Hội thoại 15:

“- Cháu chào bà!

- Thanh đấy hả? Thế cháu về khi nào, vào đây bà xem nào. - Dạ, cháu mới về sáng nay, thế ông đâu rồi hả bà?

- Ơng vừa sang bên nhà ơng Trình chơi, chú Út nhà ông ấy vừa mới từ miền Nam ra.

- Vậy ạ, cháu có gói bánh xin biếu ơng bà. Dạo này ơng bà có khỏe khơng, bà có cịn phải uống thuốc đau đầu nữa khơng?

- Ừ, cho ơng bà xin. Bà thì đỡ rồi nhưng ông độ này ốm hơn trước, hai hôm này lại chẳng ăn được gì, tồn phải húp cháo xng.

- Hì hì, chắc ơng cháu đang làm nũng bà đây!

- Cha bố cơ, nũng với nịu gì, gần bảy chục tuổi đầu rồi lại cịn như con nít ấy à? - Thế bao giờ thì cháu đi, trưa nay ở lại ăn cơm với ông bà nhé!

- Vâng, cháu xin tuân lệnh! Bây giờ cháu ra thăm vườn rồi hái rau luôn thể bà nhé!”

(Hội thoại hàng ngày)

Đây là cuộc hội thoại thân mật diễn ra giữa nhân vật Thanh và bà nội trong tình huống Thanh lâu ngày mới về thăm ơng bà. Xét về các đặc điểm nhân vật giao tiếp thì bà nội là người có vị thế xã hội và vị thế giao tiếp đều cao hơn Thanh do các yếu tố về tuổi tác, quan hệ huyết thống, kinh nghiệm sống... chi phối. Ở vị thế

thấp hơn nên ngay từ đầu cuộc thoại, Thanh đã mở lời bằng một phát ngôn chào

tường minh rất lễ phép, chuẩn mực nhưng cũng không kém phần gần gũi nhằm thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với bà. Giả sử, nếu thay cấu trúc “cháu chào bà!” bằng cấu trúc chào rút gọn “chào bà!” hoặc “bà!” thì mức độ thân thiết giữa hai bà cháu sẽ giảm và câu chuyện diễn ra hẳn khơng cịn được tự nhiên. Cũng vì xuất phát với vị thế thấp và muốn duy trì, giữ nguyên vị thế ấy, Thanh đã viện tới các tiểu từ tình thái mang tính mềm mỏng, khiêm nhường (dạ, vâng, ạ, nhé), đồng thời sử dụng hầu hết các câu hỏi, câu trả lời ở dạng đầy đủ nhằm tỏ ý lễ phép, tơn kính bà. Về phía bà nội Thanh, tuy ở vị thế cao hơn song đã chủ động hạ thấp vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách với cô cháu gái. Bà không chỉ thể hiện sự quan tâm tới Thanh bằng các câu hỏi vồn vã, thân mật mà còn sử dụng tường minh phát ngôn chứa động từ ngữ vi xin nhằm biểu thị hành vi cám ơn cô cháu gái.

Trường hợp thứ ba, người ở vị thế thấp khi tự ti, muốn giữ nguyên vị thế của mình nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp, đồng thời đề cao đối phương. Lúc này, phát ngôn biểu thị hành vi cám ơn thường được bổ sung thêm lời rào đón ở phần đầu hoặc thành phần mở rộng ở phía cuối phát ngơn nhằm tăng tính lịch sự cho nghi thức cám ơn. Ví dụ sau là một minh chứng.

Hội thoại 16:

“Mình gọi điện hẹn anh Sơn chủ nhật về, với lý do là có chuyện phải đi thăm người bạn.

Thế là chiều thứ bảy anh Sơn về, tối hơm đó mình cố gắng làm cho khơng khi gia đình vui vẻ, cháu Hạ Ly thì vui múa hát, tình cảm vợ chồng sinh hoạt bình thường, gia đình vui vẻ và ấm cúng.

Sáng chủ nhật đến nhà Th. Sắc mặt Th thay đổi, mình cũng đốn được có sự lo lắng. Sau đó mời Th ra ngồi nói chuyện, nếu nói trong nhà sợ ồn ào, hai bác mất vui.

Ra một quán vắng, mình chủ động nói hỏi Thuý về mối quan hệ tình cảm giữa Thuý và anh Sơn, lúc đầu Thuý chối, sau đó mình đưa tập thư mà Th gửi qua Email cho Sơn, mình cũng nói ý định cùng bà chị xử lý Thuý theo “luật rừng” hai phương án đó mình định làm, nhưng chưa làm. Nhìn mặt Thuý từ đỏ chuyển dần sang tái. Mình nói tiếp :

- Em nghĩ gì khi chị làm như vậy ở cơ quan hay tại gia đình? Uy tín của em thế nào? Uy tín, danh dự của bố mẹ em ra sao? Em có biết tại sao chị chưa làm như vậy khơng? Vì chị cịn hỏi ý kiến em, còn muốn cho em lấy được người chồng tử tế. Em yêu anh Sơn từ khi nào? Em đến với anh Sơn trước hay anh Sơn đến với em trước?

- Chị ạ! Em biết chị đến nói với em, chị là người tốt, anh Sơn rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Em có cảm tình với anh Sơn cách đây khoảng hơn hai tháng, trong một lần anh trình bày phương án kinh doanh với hội đồng quản trị, anh Sơn thông minh và hấp dẫn, em chủ động làm quen, rồi chúng em đến với nhau, em yêu anh Sơn phát điên, mặc dù biết anh Sơn đã có vợ con. Nay chị đã làm em tỉnh ra rồi, cám ơn chị, nếu khơng có chị thì… Em cám ơn chị nhiều lắm, em xin ghi nhớ tấm lịng của chị, khơng bao giờ qn!

- Bây giờ em định thế nào?

- Em sẽ không quan hệ như vậy với anh Sơn nữa, em sẽ nói để anh Sơn hiểu. Em mong chị hãy tha thứ cho anh Sơn, chị đừng làm ồn ào lên chị nhé! Chị là ân nhân của em.

- Em đã nói vậy, chị khơng nói thêm nữa. Chị thấy em là người con gái xinh đẹp, thơng minh, bây giờ làm lại vẫn cịn kịp, cho chị chào hai bác”.

(Giữ chồng, Nguyễn Đình Phi)

Đoạn thoại trên được viết dưới dạng một bức thư cho thấy sự xuất hiện của bốn nhân vật Phương, Huyền, Sơn, Thúy, song toàn bộ đối thoại tập trung vào hai nhân vật chính là Phương và Thúy. Xét về vị thế xã hội và cả vị thế giao tiếp,

Phương đều cao hơn so với Thúy do yếu tố về tuổi tác, kinh nghiệm sống... quy định, đặc biệt trong tình huống Phương phát hiện Thúy có mối quan hệ bất chính với chồng. Ở vị thế cao hơn, Phương đã chủ động tới gặp và xác lập cuộc thoại với Thúy, tuy nhiên, cô không lựa chọn chiến lược giữ nguyên vị thế cao mà sẵn sàng trung hòa vị thế nhằm hy vọng mọi chuyện sẽ được giải quyết êm thấm. Lối ứng xử đúng mực và thái độ mềm mỏng của Phương đã thuyết phục Thúy, khiến cô nhận ra sai lầm của mình và thực hiện hành vi cám ơn Phương một cách tường minh.

Như vậy, có thể thấy, hành vi cám ơn cũng giống như hành vi chào đều là

những nghi thức không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp, do đó nó được sử dụng tường minh trong tất cả các trường hợp biểu thị mối quan hệ vị thế, từ vị thế thấp đến vị thế cao. Ở mỗi một trường hợp, chiến lược sử dụng nhóm động từ ngữ vi

cám ơn biểu thị hành vi cám ơn lại có cấu trúc và thang bậc lịch sự khác nhau.

Trường hợp thứ tư, người có vị thế thấp muốn giữ nguyên vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với đối phương. Trong tình huống dưới đây, người có vị thế thấp ban đầu có ý định nâng cao vị thế của mình nhưng khi gặp tình huống bất lợi thì lập tức áp dụng chiến lược giữ nguyên vị thế thấp nhằm mong đối phương bỏ qua cho hành vi sai trái của mình.

Hội thoại 17:

“... Sáng hơm sau, Thịnh đem bản dịch đã đánh máy đến gặp tôi:

- Chú thấy không? Cháu đã hứa là đúng hẹn. Cháu dịch suốt đêm qua, đốt gọn một bao ba số.

- Bản chép tay của cậu đâu?

- Cháu cứ theo tác phong mì ăn liền, mồm dịch đến đâu, tay cháu mổ đến đấy... như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.

Thịnh xô ghế định đứng dậy. Tôi giữ cậu ta lại: - Mình muốn nói chuyện với Thịnh

- Chú phải cho cháu xả hơi một ngày chứ - Cậu chưa sửa lại bản đánh máy

- Cháu mới đọc lướt nhưng bảo đảm với chú không sai một chữ - Cậu không hề đọc bản dịch

Nói đoạn tơi lật trang 24 có chỗ tơi độn một đoạn tiểu thuyết Cơn phẫn nộ đã chín muồi của nhà văn cấm Giôn Stên –bếc đặt trước mặt Thịnh

- Cậu đọc đi

Đọc đến đâu, Thịnh tái mặt đến đó

Tơi đưa tiếp bản phơ-tơ-cơ-pi bản viết tay của vợ tôi: - Cậu đối chiếu với bản đánh máy xem thế nào? Lần đầu tiên, tôi thấy Thịnh lễ phép đến thế:

- Thưa chú, cháu xin lỗi chú. Cháu còn trẻ con. Cháu mải chơi quá. Lần sau, cháu xin chừa.

- Mình cho cậu nghỉ ngày hôm nay và cả ngày mai nữa để cậu viết bản tự kiểm điểm, mình sẽ giao cơng tác cho cậu.

- Dạ chú cho phép cháu kiểm điểm bằng mồm ngay bây giờ.

- Thôi, sau khi nhận được bản kiểm điểm, mình sẽ giao cơng tác cho cậu. - Vâng, cháu mới phạm lỗi lần đầu, chú châm chước cho cháu...”

(Tập truyện ngắn Ơng khóc tơi cũng khóc, Vũ Bão)

Đây là cuộc hội thoại giữa một bên là vị giám đốc trung tâm thông tin khoa học (nhân vật Tôi) và một bên là cán bộ trung tâm (có tên Phạm Hồng Thịnh), cả hai đang trao đổi về nội dung công việc, cụ thể là về bản dịch mà Thịnh được vị giám đốc trung tâm giao cho. Khung cảnh giao tiếp bị hạn định trong khơng gian trong phịng làm việc của vị giám đốc. Xét về đặc điểm các nhân vật giao tiếp thì vị giám đốc trung tâm ở vị thế xã hội cao hơn so với người cán bộ trẻ (địa vị xã hội giám đốc – nhân viên, tuổi tác, khung cảnh giao tiếp đang là nơi cơng sở có tính nghi thức cao...).

Nhìn vào cách sử dụng từ xưng hơ của hai bên tham gia cũng như động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu, cụ thể ở đây là hành vi xin lỗi, chúng ta thấy vị giám đốc tuy có vị thế cao nhưng từ đầu đến cuối đoạn thoại đều trung hòa vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với cán bộ cấp dưới. Trong khi đó, nhân vật Hồng Thịnh có sự thay đổi về thái độ cũng như chiến lược giao tiếp theo diễn biến cuộc thoại. Ban đầu, Thịnh thể hiện một phong thái rất tự tin, thoải mái, thậm chí có phần hơi ngạo mạn trước vị giám đốc vì anh đã nộp được bản dịch đúng hẹn. Thịnh không thể ngờ rằng người đứng ra nhận dịch th cho mình chính là vợ của vị giám đốc và bản dịch mà anh nộp cho vị giám đốc thực ra chính là bản mà vị giám đốc đã dịch tối qua. Chỉ đến khi sự việc bị lật tẩy, Thịnh mới thay đổi thái độ và hành vi với vị giám đốc bằng việc sử dụng tường minh phát ngôn chứa động từ ngữ vi xin lỗi kèm lời biện minh “Cháu còn trẻ con....”. Có thể nói, động từ ngữ vi

xin lỗi trong phát ngôn nêu trên là mốc đánh dấu sự ngộ ra vấn đề của Thịnh, từ

ngạo mạn chuyển sang lễ độ, từ tự tin chuyển sang tự ti. Tuy nhiên, lời xin lỗi vụng về ấy cuối cùng cũng bị từ chối bởi đó chỉ là lời xin lỗi tình thế chứ khơng xuất phát từ thực tâm. Có thể nói, chính sự bất nhất trong hành vi ứng xử của chàng nhân viên đã khiến đoạn thoại không đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Trường hợp thứ năm, người có vị thế thấp khi muốn giữ nguyên vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với người ở vị thế cao thông qua phát ngôn biểu thị hành vi thông báo tường minh.

Hội thoại 18:

“Đang lan man trong dịng nghĩ suy thì tơi có điện thoại, một cái số lạ tôi không muốn nghe nên để mặc kệ cho chông reo. Nhưng bài hát trong bản nhạc chuông cứ lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Bản nhạc Trịnh tơi u thích: Ơi cát bụi nhọc nhằn… Nên tơi mở máy, bên kia là một giọng nói rất lạ và nghe cũng vội vàng: Chào chị ! Em là em của chị, người kia chưa dưt lời thì tơi nói ngay. Tơi làm gì có em! Khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)