Trong nhóm các phương tiện từ vựng biểu thị mối quan hệ vị thế, ngoài việc sử dụng hệ thống từ xưng hơ, chúng ta cịn có thể huy động một loạt các tiểu từ tình thái nhằm biểu thị mối quan hệ đặc biệt này. Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt bao gồm bốn tiểu nhóm: nhóm biểu thị sự quan tâm của người nói đến sự vật, sự việc được nêu trong câu hay đối với người nghe (à, ư, nhỉ, nhé...), nhóm thu hút, khêu gợi sự chú ý của người đối thoại (ấy,
này, kia, đấy, nghe...), nhóm biểu thị sự kính trọng đối với người đối thoại (ạ, dạ, vâng...), nhóm biểu thị sự tin tưởng của người nói (đã, mà...).
Khi tham gia cấu tạo câu, tiểu từ tình thái có thể đứng đầu, giữa hay cuối câu nhằm biểu thị các sắc thái ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào thì các tiểu từ này cũng thường thuộc về một trong hai nhóm: nhóm từ biểu thị sắc thái mạnh mẽ, dứt khốt hoặc nhóm biểu thị sắc thái mềm mỏng, nhẹ nhàng. Khi người ở vị thế cao nhưng muốn hạ thấp vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp hoặc người ở vị thế thấp nhưng ý thức được vị thế của mình, muốn giữ nguyên vị thế thấp thì họ sẽ sử dụng các tiểu từ tình thái có sắc thái khiêm nhường, mềm mỏng (thưa, dạ...). Ngược lại, khi người ở vị thế cao, có áp lực quyền thế mạnh muốn khẳng định vị thế hoặc người ở vị thế thấp nhưng khá tự tin, muốn nâng cao vị thế thì họ sẽ sử dụng các tiểu từ tình thái mang sắc thái mạnh mẽ, dứt khốt (cịn, gì, à,
chứ, thơi...).