Hệ thống từ xưng hô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 38 - 39)

Từ xưng hô mang sắc thái cá nhân rất rõ ràng nên chúng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng Việt. Trong mỗi cuộc thoại, việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô sẽ được quy định bởi đối tượng giao tiếp cũng như các quan hệ chi phối các đối tượng đó. Đơn cử như cùng một người nhưng trong những mối quan hệ khác nhau thì lại có cách xưng hơ khơng giống nhau. Cách xưng hơ với những người thân trong gia đình sẽ hồn tồn khác so với cách xưng hô với những mối quan hệ trong xã hội, công việc. Tuy nhiên, từ xưng hô không bất biến, cố định trong cuộc thoại mà có thể được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau hoặc ngay trong các lượt lời của cùng một tương tác giao tiếp. Điều này một mặt chịu sự chi phối của các yếu tố như giới tính, tuổi tác, địa vị..., mặt khác nó phản ánh chiến lược giao tiếp của người tham gia hội thoại nhằm đạt mục đích giao tiếp nhất định nào đó.

Ngày nay, trong nhiều trường hợp, do nhu cầu rút ngắn khoảng cách giao tiếp nên khơng ít các lớp từ thân tộc xưa kia vốn chỉ được dùng trong phạm vi gia đình thì nay đã được mở rộng phạm vi sử dụng hơn, đơn cử như các từ cơ, dì, chú,

bác, ơng, cháu, bố, con, anh, em... xuất hiện ngày càng nhiều trong các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Đây cũng là lớp từ có xu thế được bảo lưu hoặc ít biến đổi hơn so với các nhóm từ xưng hơ khác.

Khác với một số ngôn ngữ thuộc loại hình hịa kết như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga... vốn có lớp từ xưng hơ tương đối hạn chế và trung tính, trong tiếng Việt, muốn lựa chọn được cách xưng hô phù hợp, người tham gia giao tiếp buộc phải xác định được vị thế của mình và vị thế của đối tượng tham gia giao tiếp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không quen biết, người đối thoại thường áp dụng nguyên tắc nâng bậc cho đối tượng giao tiếp như gọi người đối thoại với mình bằng anh/chị hoặc bác và xưng tơi/cháu. Thậm chí, việc sử dụng từ xưng hơ trong nhiều trường hợp khơng phải là khơng có chủ ý, một người lớn tuổi khi đến

các cơ quan nhờ xin giúp đỡ việc gì đó, họ sẵn sàng hạ thấp vị thế bản thân bằng cách tự xưng em ngay cả với những người kém tuổi nhằm đạt mục đích giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)