Điều trị thuốc trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 60 - 62)

Sự phối hợp thuốc: trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sử dụng

các cách phối hợp thuốc khác nhau trong đó phối hợp ba loại thuốc chống trầm cảm, an thần kinh và bình thần có tỷ lệ cao nhất 42,5%; chống trầm cảm và bình thần có 37,5% trường hợp; chống trầm cảm và an thần kinh có 12,5% trường hợp và có 2 trường hợp điều trị đơn thuần bằng thuốc chống trầm cảm. Kết quả này tương tự như sự phối hợp thuốc trong điều trị trầm cảm điển hình khác ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần với sự phối hợp chống trầm cảm, an thần kinh, bình thần và sự phối hợp chống trầm cảm và bình thần có tỷ lệ cao nhất [51].

Điều trị các thuốc:

Trong nghiên cứu của chúng tối ghi nhận Zoloft là thuốc được lựa chọn nhiều nhất với 24 bệnh nhân (54,4%); sau đó là Remeron với 18 bệnh nhân (40,9%); Amitriptylin với 2 bệnh nhân (4,7%). Trong điều trị, Zoloft được dùng liều thấp nhất trung bình 72,9±29,4 mg; liều cao nhất có bệnh nhân sử dụng ở liều 50 mg/ ngày; có bệnh nhân được sử dụng đến liều 200mg/ngày, liều cao trung bình là 93,7±44,9 mg. Remeron được sử dụng với liều thấp trung bình 33,3±9,7 mg/ngày; liều cao trung bình 39,2±13,7 mg; không có bệnh nhân nào dùng quá 60mg/ngày. Amitriptylin được sử dụng với liều thấp nhất có bệnh nhân sử dụng liều 25mg/ngày, liều thấp trung bình là 37,5± 17,6; liều cao nhất bệnh nhân được sự dụng là 250mg/ngày, liều cao trung bình là 175±106 mg.

Theo các nghiên cứu trước đây, Amitriptylin và benzodiazepine được sử dụng trong điều trị rối loạn sự thích ứng với phản ứng lo âu. Amitriptylin được sử dụng thay cho benzodiazepine trên những bệnh nhân có rối loạn sự thích ứng lạm dụng rượu hoặc có nguy cơ lạm dụng thuốc. Hiện nay, có nhiều

loại thuốc chống trầm mới, có tác dụng chọn lọc hơn thuốc chống trầm cảm ba vòng, giảm nguy cơ các tác dụng phụ cho bệnh nhân. Thuốc hiện nay được sử dụng rộng rãi là SSRI (sertralin, fluoxetin…) được khuyến cáo sử dụng trong rối loạn sự thích ứng do cơ chế tác dụng tái hấp thu chọn lọc serotonin, làm giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu liên quan stress, ít tác dụng phụ, ít gây sự phụ thuộc cơ thể [6][37][48]. Theo tác giả Hameed, sự đáp ứng điều trị với SSRI của rối loạn sự thích ứng cao gấp hai lần trầm cảm điển hình[58].

Khi so sánh liều thuốc chống trầm cảm được sử dụng trên bệnh nhân rối loạn sự thích ứng và các rối loạn trầm cảm khác ở cùng địa điểm nghiên cứu là Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, chúng tối nhận thấy, liều thuốc chống trầm cảm được sử dụng cho bệnh nhân rối loạn sự thích ứng thấp hơn so với điều trị các trầm cảm khác. Điều trị rối loạn sự thích ứng so sánh với điều trị trầm cảm người trung niên, trầm cảm cao tuổi, Zoloft lần lượt là 93,7±44,9 mg; 126,67±25,82 mg; 150,0 ± 42,64 mg; Remeron lần lượt là 39,2±13,7mg; 44,56±13,56 (mg),46,7 ± 15,77 mg [51][52].

Diazepam được sử dụng nhiều nhất với 30 bệnh nhân, liều thấp trung bình là 6±2,03 mg; liều cao trung bình là 8,3±3,3 mg. Các thuốc chống loạn thần mới được sử dụng với liều thấp, Olanpin liều thấp nhất trung bình là 10,4±3,3 mg; liều cao nhất trung bình 11,7±3,9 mg ; Dogmatil liều trung bình 100mg; Seroquel liều trung bình là 125±106,1 mg. Thuốc Propranolon được sử dụng trong 5 trường hợp với liều trung bình là 48±17,9mg, được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật nặng nề. Các nghiên cứu trên thế giới , thường kết hợp benzodiazepam trong điều trị các triệu chứng lo âu, các trường hợp có stress nặng nề [37][59][60]. Nhưng không dùng kéo dài vì có nguy cơ phụ thuộc thuốc. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân gặp rối loạn giấc ngủ, các bệnh nhân có thể được sử dụng phối hợp olanpin liều thấp để cải thiện giấc ngủ.

Các thuốc an thần kinh mới được ghi nhận điều trị các rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn trầm cảm khác tại Viện Sức Khỏe Tâm thần [34][51][52].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 60 - 62)