Bảng 3.16: Số ngày điều trị nội trú của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Chẩn đoán n Số ngày trung bình
RLSTƯ với phản ứng trầm cảm ngắn 18 16,33±7,6 RLSTƯ với phản ứng trầm cảm kéo dài 12 20,2±9,4 RLSTƯ với phản ứng lo âu và trầm cảm 10 16,9±5,8
Tổng 40 17,6±7,8
Nhận xét:
- Số ngày điều trị trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 17,6±7,8 ngày - Nhóm bệnh nhân rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm kéo dài
thời gian điều trị dài nhất 20,2±9,4 ngày. Sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
3.3.5. Sự thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm trên Thang Beck của nhóm bệnh nhân nghiên cứu nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Biểu đồ 3.4: Sự thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm trên Thang Beck của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét:
Qua điều trị các triệu chứng thuyên giảm 100%. Sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê. Trong đó, sự điều trị tác động thuyên giảm nhiều đến các triệu chứng nặng. Trong ba thể lâm sàng, phản ứng trầm cảm ngắn, phản ứng lo âu trầm cảm thuyên giảm nhiều hơn phản ứng trầm cảm kéo dài.
3.3.6. Sự thuyên giảm các triệu chứng lo âu trên Thang Zung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Biểu đồ 3.5: Sự thuyên giảm các triệu chứng lo âu trên Thang Zung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét:
Sau điều trị các triệu chứng lo âu thuyên giảm 100%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Trong đó các triệu chứng lo âu trong phản ứng lo âu trầm cảm và phản ứng trầm cảm ngắn trở về mức không có lo âu bệnh lý. Triệu chứng lo âu trong phản ứng trầm cảm kéo dài sau điều trị còn ở mức có lo âu bệnh lý.
Chương 4 BÀN LUẬN