Đặc điểm nhân cách trong nhóm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 53 - 55)

Trong ICD 10 nhấn mạnh vai trò của yếu tố nhân cách trong rối loạn sự thích ứng hơn các rối loạn khác của chương F43 [4]. Theo Mitchell [19] vai trò của yếu tố stress cả cấp tính và trường diễn đều có vai trò trong lần khởi phát giai đoạn trầm cảm đầu tiên của trầm cảm không sầu uất. Nhưng đến những giai đoạn tiếp theo không thấy vai trò lớn của stress, tác giả nhận thấy vai trò của yếu tố nhân cách trong sự xuất hiện của các giai đoạn tiếp theo của trầm cảm không sầu uất. Mô hình stress – tính dễ bị tổn thương bao gồm thứ

nhất nét nhân cách thường gặp là né tránh-lo sợ, đánh giá cao, nhìn tiêu cực về hoàn cảnh khó khăn, tự đánh giá thấp bản thân kết hợp với thiên hướng tố bẩm đáp ứng nhạy cảm với stress và thứ hai là vai trò nâng đỡ của gia đình, bạn bè, xã hội làm dịu bớt các cảm xúc tiêu cực, sự đánh giá thấp bản thân của đối tượng [47].

Theo kết quả đánh giá nhân cách MMPI của nhóm đối tượng nghiên cứu bảng 3.9 nhận thấy số bệnh nhân có diễn đồ thang Hd nghi bệnh, thang D trầm cảm cao nhất với 21,6%; 19% bệnh nhân có diễn đồ nhân cách V “tâm thể” (nghĩa là có thang điểm Hd nghi bệnh, thang Hy phân ly cao, nhưng thang D trầm cảm thấp hơn). Những người có thang điểm Hd, Hy, V “tâm thể” có xu hướng nhân cách mắc bệnh tâm thể. Trong nghiên cứu của chúng tôi có một trường hợp có diễn đồ nhân cách với thang điểm đánh giá loạn thần cao Pa paranoid (75), các thang Pd lệch lạc nhân cách (67), thang Sc phân liệt (69), Si hướng nội xã hội (69) ở mức cao ranh giới. Đây là trường hợp nữ 42 tuổi, làm nhân viên văn phòng ở một xưởng in. Từ nhỏ bệnh nhân là người khép kín, ít bạn bè, tính tình cứng nhắc, bệnh nhân thường hay làm việc và tuân thủ theo một quy trình. Không thích sự giúp đỡ nhờ vả người khác và không muốn người khác làm ảnh hưởng đến mình, không tin tưởng ai cả, sống thường tách biệt một mình. Bệnh nhân lập gia đình muộn, do sự mai mối. Sau khi lấy chồng, sống cùng gia đình chồng bệnh nhân không bắt nhịp được với cuộc sống nhà chồng. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, mẹ chồng không yêu quý, hay nói xấu, chồng thường xuyên có mối quan hệ bên ngoài, con cái không nghe lời. Bệnh nhân xuất hiện ngủ kém, buồn phiền, mệt mỏi, nhiều triệu chứng cơ thể.

Như vậy, trên bệnh nhân này có nét tính cách đa nghi, cứng nhắc, khép kín, kém thích nghi với môi trường xã hội. Khi bệnh nhân thay đổi hoàn cảnh

mới, có nhiều áp lực từ cuộc sống, sự cứng nhắc, đa nghi trong tính cách làm cản trở đến sự thích ứng của bệnh nhân với môi trường mới.

Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả nhận định rằng có tỷ lệ cao rối loạn sự thích ứng đồng bệnh lý với các rối loạn nhân cách [40][46][48].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng ở bệnh nhân điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w