27
nhất mặt trận, thu góp tồn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”. Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”. Trong việc xây dựng các đồn thể cứu quốc, “điều cốt yếu khơng phải những hội viên phải hiểu chủ nghĩa cộng sản, mà điều cốt yếu hơn hết là họ có tinh thần cứu quốc và muốn tranh đấu cứu quốc”
Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm cờ tổ quốc.
Thứ sáu, xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân
dân; và chỉ ra hình thái khởi nghĩa là khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa .
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị có ý nghĩa quyết định đến chiều hướng phát triển và thành công của cách mạng tháng Tám.
b)Phong trào chống Pháp - Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
Về lực lượng chính trị: Sau hội nghị Trung ương lần thứ tám, ngày 25-10-1941 Mặt trận
Việt Minh ra đời, sau đó là sự ra đời của các đồn thể cách mạng như: Cơng nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Tự vệ cứu quốc…Ở Cao Bằng, xuất hiện những xã, tổng toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh. Đảng tích cực chăm lo xây dựng đảng và củng cố tổ chức, mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán bộ về chính trị, quân sự, binh vận. Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương bàn việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, đề ra biện pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào đều khắp, nhấn mạnh công tác công vận nhất là ở các thành phố lớn. Từ năm 1943-1945 phong trào cách mạng phát triển càng mạnh và đều khắp ở cả nông thôn lẫn đô thị. Ở Nam Kỳ, phong trào cách mạng đã được phục hồi sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (23-11-1940) , hệ thống tổ chức đảng được xây dựng lại ở nhiều địa phương, tổ chức Việt Minh đã có cơ sở ở Sài Gịn, Gia Định, Tây Ninh. Phong trào của cơng nhân bãi cơng địi tăng lương nổ ra ở Hải phịng, Hà nội, Nam định, Sài Gòn...Phong trào đấu tranh chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu, chống thu thóc tạ, chống bắt phu, bắt lính, lơi cuốn đông đảo nông dân tham gia.
28
Về lực lượng vũ trang: Ở Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 11-1940), ta quyết định
duy trì lực lượng vũ trang của khởi nghĩa Bắc Sơn, lực lượng này được đổi tên thành đội Cứu quốc quân, sau 8 tháng hoạt động gian khổ, một bộ phận Cứu quốc quân rút lên biên giới phía Bắc, bị địch phục kích nên tổn thất nặng, bộ phận cịn lại phân tán lực lượng hoạt động tại chỗ, mở rộng địa bàn, xây dựng cơ sở chính trị. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định lập đội vũ trang ở Cao Bằng nhằm thúc đẩy việc phát triển cơ sở chính trị và phát triển lực lượng vũ trang. Tháng 12-1941, Trung ương ra thơng cáo Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng, chỉ rõ phải từ thực tế đấu tranh mà mở rộng các đội tự vệ cứu quốc, thành lập các tiểu tổ du kích để tiến lên thành lập đội du kích chính thức, mở rộng cơ sở quần chúng và lực lượng vũ trang ở khu du kích tiến lên phát động giành chính quyền khi có thời cơ. Ngày 22-12-1944, thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân được thành lập tại huyện Nguyên Bình, Cao Bằng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Mấy ngày sau, đội đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phai Khắt (25-12-1944) và Nà Ngần (26-12-1944) thuộc tỉnh Cao bằng. Đội đẩy mạnh phương châm hoạt động là chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhằm kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Đảng ta chủ trương xây dựng căn cứ địa một cách toàn diện, trước hết phải vững mạnh về chính trị, từ vững mạnh về chính trị mà từng bước hình thành và phát triển lực lượng vũ trang. Vùng Bắc Sơn - Vũ Nhai là căn cứ địa đầu tiên của cách mạng, sau đó là vùng Cao Bằng, năm 1941 Nguyễn Ái Quốc chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng. Tháng 10-1943 hai trung tâm Cao Bằng và Bắc Sơn - Vũ Nhai được nối liền trở thành hai vùng căn cứ địa rộng lớn ở Việt Bắc, nhiều đội du kích ra đời.
Trên mặt trận văn hoá tư tưởng, Đảng đẩy mạnh hoạt động để tuyên truyền đường lối
cứu nước và chủ trương chính sách của Đảng. Ta quyết tâm xây dựng một nền văn hóa mới để chống lại những chính sách thủ đoạn văn hóa xảo quyệt, nơ dịch và lai căng của phát xít Pháp - Nhật. Báo chí cách mạng đã trở thành một vũ khí sắc bén để cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng, nhiều tờ báo hoạt động sơi nổi trong thời kỳ này như: Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Bãi Sậy, Đuổi giặc nước, Tiền Phong, Kèn gọi lính, Qn giải phóng… Năm 1943, Đảng đưa ra “Đề cương văn hóa Việt Nam” nhằm xây dựng nền văn hóa mới với 3 nguyên tắc: “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng”. Cuối năm
29
1944, Hội văn hóa cứu quốc ra đời nhằm tập hợp đội ngũ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa vì mục tiêu giành độc lập tự do cho dân tộc. Tháng 6-1944, Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp trí thức yêu nước và tư sản tiến bộ. Các tổ chức này đã gia nhập Mặt trận Việt Minh cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
c)Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (tháng 3- 1945 đến tháng 8-1945).
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng qn Liên Xơ truy kích phát xít Đức và tiến về phía Berlin (Đức). Anh - Mỹ mở mặt trận thứ hai. Nước Pháp được giải phóng.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, qn Anh đánh lùi quân Nhật ở Miến Điện. Quân Mỹ đổ bộ lên Philippin. Đường biển đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị quân Đồng minh khống chế, nên Nhật phải giữ con đường bộ duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống Đông Nam Á. Thực dân Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khơi phục lại quyền thống trị của Pháp.
Từ tháng 3-1944, Đảng đã nhận định mâu thuẫn Nhật và Pháp sẽ dẫn đến chỗ sống chết “quyết liệt cùng nhau”. Do đó, ngay sau khi Nhật nổ súng đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, Ban thường vụ Trung ương mở rộng đã họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì, hội nghị nhận định rằng “phát xít Nhật sẽ là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể và duy nhất trước mắt của nhân dân Đông Dương”, hội nghị chủ trương thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” thành khẩu hiệu: “ Đánh đuổi phát xít Nhật” và phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước để làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Ngày 12-3-1945, Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” toàn bộ những nhận định cơ bản về tình hình và chủ trương của Đảng thể hiện trong bản chỉ thị quan trọng này.
Từ giữa tháng 3-1945 trở đi cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú về nội dung lẫn hình thức. Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du và trung du Bắc kỳ. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc qn phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang...
30
Khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) thắng lợi, đội du kích Ba Tơ được thành lập và xây dựng căn cứ Ba Tơ.
Ngày 16-4-1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Ngày 15-5-1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ quyết định thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang với tên gọi là “Việt Nam giải phóng quân”; Chủ trương đẩy mạnh phát triển lực lượng bán vũ trang và quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước.
Ngày 4-6-1945, khu giải phóng được thành lập gồm 6 tỉnh: Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang và một số vùng lân cận. Các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra ở khu giải phóng và một số địa phương. Trong các đô thị ở các thành phố lớn, các đội danh dự của Việt Minh đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển các tổ chức cứu quốc và lực lượng tự vệ cứu quốc. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói ”đã phát triển phong trào kháng Nhật lên một bước mới. Tại nhiều địa phương, quần chúng tự vũ trang, những cuộc đấu tranh với binh lính và chính quyền Nhật đã biến thành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành quyền làm chủ của nhân dân.
Cao trào kháng Nhật cứu nước cuối tháng 7, đầu tháng 8-1945, đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Thực chất của cao trào chống Nhật cứu nước là một cuộc khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền ở những nơi có điều kiện làm cho lực lượng cách mạng được tăng cường, làm cho toàn Đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên tổng khởi nghĩa khi có thời cơ.
Giữa tháng 8-1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng đồng minh, Liên Xơ tun chiến với Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Chính phủ Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần.Chính quyền do Nhật dự lên hoang mang cực độ. Thời cơ cách mạng xuất hiện.
Ngày 12-8-1945 Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đồng thời Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Lúc 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính quyền nhân dân! Hội nghị
31
xác định ba nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời. Phương hướng hành động trong tổng khởi nghĩa: phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh, phải thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi đã giành được quyền làm chủ.
Ngày 16-8-1945, đại hội quốc dân họp ở Tân Trào ủng hộ chủ trương tổng khởi nghĩa, thơng qua 10 chính sách của Việt Minh, định ra quốc kỳ và quốc ca. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Trong vịng 2 tuần lễ (từ ngày 14-8 đến ngày 28-8-1945) nhân dân ta đã Tổng khởi nghĩa giành được chính quyền trong cả nước.
Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh thay mặt tồn dân tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Lễ Tuyên ngôn độc lập được tiến hành tại Vườn hoa Ba Đình, Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời.