I. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946)
a)Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
Thuận lợi. Quốc tế: hệ thống XHCN được hình thành trên diện rộng do Liên Xơ đứng
đầu. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao. Trong nước: Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; có Đảng và hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Khó khăn. Quốc tế: Chủ nghĩa đế quốc vẫn ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng, Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Trong nước: hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề (nạn đói, nạn dốt, ngân quỹ quốc gia trống rỗng). Sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 đang đe doạ. Thêm vào đó, với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, phía Bắc 20 vạn quân đội của Tưởng Giới Thạch mang bọn tay sai kéo vào chiếm đóng, phía Nam, 2 vạn qn Anh - Ấn đổ bộ vào Sài Gòn. Ngày 23.9.1945 quân Pháp núp bóng quân Anh nổ súng tái chiếm Nam bộ. Nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam bị đặt trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngồi.
b)Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc
35
ngoại xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến
quốc, vạch ra con đường cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:
- Về chỉ đạo chiến lược: mục tiêu của cách mạng Đông Dương vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”
- Kẻ xác định thù: “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
- Về nhiệm vụ: Đảng nêu bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách là “củng cố chính quyền,
chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”.
- Biện pháp cụ thể: nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc: “Bình đẳng tương trợ”, “Thêm
bạn bớt thù”, thực hiện khẩu hiệu: “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.
Những chủ trương của Đảng, chính phủ và Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong tình thế cách mạng phức tạp, khó khăn; tư tưởng “kháng chiến kiến quốc” đã nêu bật hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước.
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp bách lúc bấy giờ.
Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong
trào “Bình dân học vụ”, tồn dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa nạn dốt; vận động tồn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới.
Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng: Để khẳng định địa vị pháp lý
của Nhà nước Việt Nam, ngày 6-1-1946 cả nước tham gia bầu cử Quốc hội, ngày 2-3-1946 Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên và thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng nhằm tăng cường lực lượng cách mạng, tập trung chống Pháp ở Nam Bộ. Đến cuối năm 1946, Việt Nam có hơn 8 vạn bộ đội chính quy,
36
lực lượng công an được tổ chức đến cấp huyện, hàng vạn dân quân, tự vệ được tổ chức ở cơ sở từ Bắc chí Nam…
c)Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ
Sau vụ khiêu khích trắng trợn ngày 2-9-1945 ở Sài Gịn, thực dân Pháp ráo riết thực hiện mưu đồ xâm lược Việt Nam. Đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, quân đội Pháp đã nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn (Nam Bộ). Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Nam Bộ bắt đầu. Sáng 23-9-1945, Hội nghị liên tịch giữa Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban kháng chiến và đại diện Tổng bộ Việt Minh đã nhanh chóng thống nhất, đề ra chủ trương hiệu triệu quân, dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống xâm lược Pháp. Nhân dân các tỉnh Nam bộ đã nêu cao tinh thần chiến đấu “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ” nhất loạt đứng lên dùng các loại vũ khí thơ sơ, tự tạo, gậy tầm vơng, giáo mác chống trả hành động xâm lược của thực dân Pháp, kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền cách mạng. Chính phủ, Hồ Chí Minh và nhân dân miền Bắc nhanh chóng hưởng ứng và kịp thời chi viện, chia lửa với đồng bào Nam bộ kháng chiến.
Để làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh” của quân Tưởng và tay sai, Đảng, Chính phủ chủ trương thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hòa hỗn, nhân nhượng có ngun tắc” với qn Tưởng. Để tránh mũi nhọn tấn công của các kẻ thù, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại một bộ phận hoạt động công khai với danh nghĩa “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”; Đầu năm 1946, phe đế quốc đã dàn xếp, thỏa thuận để Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa dân quốc ký kết bản Hiệp ước Trùng Khánh (còn gọi là Hiệp ước Hoa-Pháp, ngày 28-2-1946). Chính phủ và nhân dân Việt Nam đứng trước một tình thế vơ cùng nguy hiểm, phải cùng lúc đối mặt trực tiếp với hai kẻ thù xâm lược to lớn là Pháp và Tưởng, trong khi thực lực cách mạng vẫn còn non kém.
Trong bối cảnh đó, ngày 3-3-1946 Trung ương Đảng đã đề ra chỉ thị Tình hình và chủ
trương, chủ trương tạm thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng địi
Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết củaViệt Nam. Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ký với đại diện Chính phủ Cộng hịa Pháp tại Hà Nội là J.Xanhtơny bản Hiệp định sơ bộ. Ngày 9-3-1946, Thường vụ Trung ương Đảng đã ra ngay bản Chỉ thị Hịa để tiến phân tích, đánh giá chủ trương hịa
37
hỗn và khả năng phát triển của tình hình. Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với M.Mutê đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước 14-9 tại Mácxây (Pháp), đồng ý nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam; hai bên cam kết đình chỉ chiến sự ở Nam bộ để tiếp tục đàm phán.
Những chủ trương, sách lược và biện pháp đúng đắn của Đảng ở năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam bộ, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các loại kẻ thù; củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở; tạo thêm thời gian hịa bình, hịa hỗn, tranh thủ xây dựng thực lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.