- Đối tượng nghiên cứu
13 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tâp 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tr
90
Về văn hóa -xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, nhà
tù mở nhiều hơn trường học, đồng thời ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp”; gây ra tâm lý vọng ngoại, tự ti vong bản; dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu của thời kỳ phong kiến, đầu độc các thế hệ người Việt Nam bằng khuyến khích tiêu thụ rượu cồn và thuốc phiện.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa của thực dân Pháp, Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, q trình phân hóa xã hội diễn ra sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: có sự phân hóa, một bộ phận giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với
thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nơng dân. Một bộ phận không chịu nỗi nhục mất nước, căm ghét chế độ thực dân nên đã khởi xướng phong trào chống Pháp tiêu biểu như phong trào Cần Vương. Một bộ phận nhỏ có vốn liếng đã chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
Giai cấp nông dân: chiếm khoảng 90% dân số, họ là đối tượng bị bóc lột chủ yếu và
trực tiếp của đế quốc thực dân và địa chủ phong kiến. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nơng dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt là với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất.
Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp, họ tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ.
Đa số công nhân Việt Nam trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, ngồi những đặc điểm chung của cơng nhân quốc tế, cơng nhân Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng vì ra đời trong một đất nước bị xâm lăng và bị áp bức bóc lột; đại đa công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân nên thuận lợi cho liên minh công nông.
Giai cấp tư sản Việt Nam: hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, một bộ phận có gốc từ đại địa chủ, lợi ích gắn liền với thực dân Pháp trở thành tầng lớp tư sản mại bản, phần lớn các nhà tư sản ra đời trong điều kiện bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam ít ỏi, thế lực kinh tế nhỏ
91
bé, thế lực chính trị yếu ớt. Vì vậy, tư sản Việt Nam tuy có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức và những người làm nghề tự
do. Họ có tinh thần yêu nước, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Đặc biệt, tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Vì vậy, đây là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt
Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính sách này làm phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến như địa chủ, nông dân, đồng thời tạo nên những giai cấp và tầng lớp mới như công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam. Họ có thái độ chính trị khác nhau nhưng đều chung một nỗi đau mất nước. Những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt Nam xuất hiện, trong đó, mâu thuẫn chủ yếu nhất và gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
- Phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu trong thời kỳ này là: phong trào Cần Vương (1885-1896), khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), xu hướng bạo động (Phan Bội Châu), xu hướng cải cách (Phan Châu Trinh), Tân Việt cách mạng Đảng (1928), Việt Nam quốc dân Đảng (1927). Nhưng cuối cùng các phòng trào này đều thất bại.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và hệ tư tưởng phong kiến, tư sản không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành cơng nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành cơng.
b)Vai trị của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (sau này lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước. Bằng sự hiểu biết và trải nghiệm, Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng,
92
bác ái của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc có cách mạng đó. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Người kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin. Luận cương đã giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tours (12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Sau khi xác định được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về tư tưởng, năm 1921 tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp
thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ). Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống cơng nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế…Năm 1922,
Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được
cử làm trưởng tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc kiên quyết lên án bản chất tàn bạo, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Người đã viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy” Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng giống như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam, do đó phải truyền bá tư tưởng vơ sản, lý luận Mác-Lênin vào phong trào yêu nước Việt Nam để định hướng cho phong trào yêu nước theo con đường cách mạng vơ sản.
Về chính trị, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải
phóng dân tộc. Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp
93
thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể thành cơng trước cách mạng vơ sản ở chính quốc, góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ lực lượng cách mạng “công nông là gốc của cách mệnh; còn học trị nhà bn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Do vậy, Người xác định rằng, cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người”14
Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Về tổ chức, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên tại Quảng Châu, lấy tổ chức Cộng sản đoàn (thành lập tháng 2-1925) làm nòng cốt. Hệ thống tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm 5 cấp: trung ương bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội. Tờ báo
Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập họp và xuất bản thành tác phẩm Đường Cách mệnh.
Với sự hoạt động tích cực của mình, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập một cách có hệ thống và lan tỏa sâu rộng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Phát triển này đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong vòng nửa cuối năm