- Đối tượng nghiên cứu
249 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
135
không được bảo đảm, làm triệt tiêu động lực sản xuất của nông dân. Đối với nông nghiệp Nam Bộ, áp dụng mơ hình tập thể hóa ở miền Bắc, không phù hợp với đặc điểm của một nền nơng nghiệp đã bước đầu sản xuất hàng hóa.
Kết quả là chẳng những không thúc đẩy được sản xuất ở miền Nam phát triển mà lại kìm hãm nơng nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nền nơng nghiệp cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ năm 1976 đến năm 1980, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp không ngừng tăng, nhưng năng suất lúa, sản lượng lương thực giảm đến mức thấp nhất. Nhà nước đã phải nhập khẩu lương thực ngày càng lớn.
Công thương nghiệp miền Nam được cải tạo bằng cách loại bỏ kinh tế tư nhân, xóa bỏ nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiện quốc doanh hóa tồn bộ cơ sở kinh tế tư nhân, cá thể, áp dụng cơ chế quản lý tập trung, bao cấp cho toàn bộ cơ sở kinh tế cơng thương nghiệp, do đó đã kìm hãm sự phát triển sức sản xuất trong công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
Cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế là một chiến lược đúng đắn của Đảng. Tuy nhiên, những kết quả mang lại còn thấp so với yêu cầu và chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Trong sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1976 - 1980 là 0,6%. Đến năm 1980, hầu như toàn bộ các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 1976-1980 đều không thực hiện được. Tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng bình quân 1,4% hàng năm, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4% trong khi dân số tăng 2,24% một năm. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng.
Trước thực tế đó, địi hỏi tồn Đảng, tồn dân ta trăn trở, tìm tịi con đường đổi mới đất nước. Tháng 8-1979, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) họp bàn những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội và vấn đề hàng tiêu dùng. Hội nghị khẳng định sự cần thiết phải tồn tại thị trường tự do, khuyến khích sản xuất “bung ra” đúng hướng, khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đề ra chủ trương phù hợp để phát triển lực lượng sản xuất. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV là bước đột phá đầu tiên để tìm đường đổi mới kinh tế của Đảng.
Thực hiện chủ trương của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã có những quyết định kịp thời về việc bãi bỏ các trạm kiểm sốt có tính chất ngăn sơng cấm chợ, cản trở việc lưu thơng hàng hóa; khuyến khích tận dụng ruộng đất trong nông nghiệp
136
vào sản xuất; mở rộng kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa; chính sách phân phối theo lao động, kích thích sản xuất phát triển…
Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 100 CT/TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Chỉ thị 100 đã tạo ra động lực mới trong sản xuất nơng nghiệp.
Trong cơng nghiệp, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981 Về một số chủ trương, biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Cùng ngày, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 26-CP Về việc mở rộng hình thức trả lương khốn, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất-kinh doanh của Nhà nước.
Những điểm mới trong quản lý cơng nghiệp đã góp phần làm giảm tình trạng trì trệ trong sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước. Năm 1981, lần đầu tiên sau chiến tranh, sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7, 5%.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức V của Đảng (tháng 3-1981) đề ra mục tiêu về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục tìm tịi cơ chế quản lý mới thích hợp, xóa bỏ cơ chế cũ, điều chỉnh lại cơ cấu, quy mô, tốc độ và các bước đi của cơng nghiệp hóa. Đại hội phân chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng và xác định chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Nhiệm vụ chặng đường đầu tiên là tạo tiền đề cơ sở vật chất để chuyển sang cơng nghiệp hóa.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đã tạo chuyển biến: Nông nghiệp trong thời kỳ 1981-1985 tăng 4,9% (1976-1980: 1,9%). Sản lượng lương thực tăng đều trong 5 năm: 15 triệu tấn (1981) lến 18,2 triệu tấn (1985). Tốc độ bình qn của cơng nghiệp trong các năm 1981-1985 là 9,5%. Tuy nhiên, trên lĩnh vực lưu thông phân phối cịn nhiều vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách giá, lương, tiền lần thứ nhất năm 1981-1982. Lần cải cách này đã làm cho lạm phát trầm trọng thêm từ đó đẩy giá thị trường tiếp tục tăng nhanh (năm 1985 tăng trên 300% so với 1884)
Trước tình hình trên, tháng 6-1985, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp chuyên bàn về giá - lương - tiền, quyết định phải dứt khốt xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương này,
137
Đảng đã đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật sản xuất hàng hóa tồn tại trong nền kinh tế quốc dân. Hội nghị Trung ương 8 khóa V được coi là bước đột phá thứ hai trong q trình tìm tịi đổi mới kinh tế của Đảng.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã tiến hành đợt điều chỉnh giá - lương - tiền lần thứ 2 vào tháng 9 - 1985. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã mắc những sai lầm như vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt. Hậu quả lớn của cuộc cải cách giá, lương tiền lần này dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã trong 3 năm 1986-1988. Đất nước thật sự lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tháng 8 - 1986, Hội nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư thảo luận kỹ ba vấn đề lớn về kinh tế thời kỳ quá độ: cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế, đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế” với nội dung có tính đột phá: khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, kết hợp kế hoạch với sử dụng đúng quan hệ hàng hóa, tiền tệ và quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa; thấu suốt quan điểm cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới toàn diện của Đảng.
Thời kỳ 1975-1986 là thời kỳ đầy khó khăn thử thách, Đảng Cộng sản Việt Nam với tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật đã quyết tâm đổi mới, thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất nước đi lên.
b)Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc
Sau ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng (30-4-1975), chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã câu kết với nhau ra sức chống phá, buộc Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Từ ngày 03-5-1975, chính quyền Pơn Pốt đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam. Từ tháng 4-1977, họ tiến hành chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằng con đường thương lượng, như họ đã khước từ.
Để bảo vệ Tổ quốc, từ đầu tháng 12-1977 đến đầu tháng 01-1978, quân và dân ta đã mở chiến dịch lớn đánh đuổi quân Pôn Pốt.
138
Ngày 23-12-1978, Tập đồn Pơn Pốt đã đưa 3 sư đồn vượt biên giới tấn cơng vào vùng Bến Sỏi, Bến Cầu thuộc Tỉnh Tây Ninh. Quân và dân ta kiên quyết đánh trả, đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước.
Theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 26-12- 1978, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng dân quân Campuchia đã tiến công truy quét quân xâm lược diệt chủng, đến ngày 7-01-1979 giải phóng Phnơm Pênh, xóa bỏ tập đồn diệt chủ Pơn Pốt.
Ngày 18-02-1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hịa bình, hữu nghị và hợp tác. Theo nội dung của Hiệp ước, quân đội Việt Nam tiếp tục có mặt ở Campuchia để cùng phía ban bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cả hai nước.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc cùng Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã dành cho Nhân dân Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ đó.
Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, việc rút chuyên gia, cắt viện trợ cho Việt Nam và liên tiếp lấn chiếm dẫn đến xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam từ năm 1978 đã làm cho quan hệ Trung Quốc - Việt Nam xấu đi rõ rệt. Ngày 17-02-1979, được sự hậu thuẫn của Mỹ, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân đồng loạt tấn cơng tồn tuyến biên giới nước ta từ Lai Châu đến Quảng Ninh gây ra những thiệt hại rất nặng nề.
Ngày 5-3-1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng ra lệnh Tổng động viên toàn quốc. Quân dân Việt Nam, nhất là quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc, được nhân dân thế giới ủng hộ đã kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước. Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và ngày 18-3-1979 đã rút hết quân về nước. Từ ngày 18-3- 1979 về sau, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán, từng bước giải quyết những tranh chấp về biên giới lãnh thổ và các vấn đề khác, khơi phục hịa bình, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
Cũng thời gian này, quân dân cả nước đã đấu tranh thắng lợi chống lực lượng phản động FULRO ở Tây nguyên, lực lượng lưu vong xâm nhập về nước, đã bảo vệ vững chắc mọi thành quả cách mạng.
139
Từ thực tiễn cách mạng giai đoạn 1975-1986, Đảng nêu ra những bài học quan trọng có
ý nghĩa thực tiễn: Một là, trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát triển quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) và lãnh đạo thực hiện đổi mới giai đoạn (1986 - 1996)
Gợi ý trả lời:
a)Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng lần thứ VI
Đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, thế giới nổi lên những xu hướng mới: Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật tiếp tục phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận và ở tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết của tình hình đất nước.
Trong hồn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986.
Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975- 1986. Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng.
Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện thể hiện trên các lĩnh vực:
- Về kinh tế: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; bố
trí lại cơ cấu sản xuất; điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; thực hiện tạo xã hội chủ nghĩa thường xun với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp và lực lượng sản xuất phát triển; mở rộng nâng cao hiểu quả kinh tế đối ngoại.
140
Đại hội khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”.
- Về chính sách xã hội: Nâng tầm giải quyết các vấn đề xã hội thành chính sách xã hội. - Về quốc phòng và an ninh: Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, đảm bảo chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc.
- Về đối ngoại: Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, ưu tiên giữ vững
hịa bình và phát triển kinh tế.
- Về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng: Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới công
tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
b)Lãnh đạo thực hiện đổi mới giai đoạn 1986-1996
Trong quá trình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đơng Âu và Liên Xơ khủng hoảng tồn diện và sụp đổ hoàn toàn (12-1991); Mỹ và các thế lực thù địch lấy cớ quân tình nguyện Việt Nam chưa rút khỏi Campuchia, tiếp tục bao vây, cấm vận, cơ lập, tun truyền chống Việt Nam. Họ cịn dung dưỡng các tổ chức phản động người Việt từ nước ngoài trở về Việt Nam gây bạo loạn, lật đổ, Trung Quốc vẫn tiếp tục bắn pháo, gây hấn trên một số vùng biên giới phía Bắc; tháng 3-1988 Trung Quốc cho quân đội chiếm đảo Gạc Ma và các bãi cạn Châu