- Đối tượng nghiên cứu
19 Sách đã dẫn, trang 118-
107
lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh). Mặt trận này là của tất cả các tầng lớp nhân dân Việt Nam không phân biệt thành phần giai cấp, lứa tuổi, tơn giáo, chính kiến. Tơn chỉ của Mặt trận là phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập. Đảng chủ trương xây dựng các tổ chức quần chúng lấy tên là “Hội cứu quốc”. Hội cứu quốc được tổ chức thích hợp với mọi tầng lớp để tất cả mọi người dân Việt Nam đều có thể dễ dàng tham gia và đóng góp sức mình cho cơng cuộc cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc giải phóng trong phạm vi của từng nước Đông Dương: Trong hội nghị Trung ương lần 8 (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, Đảng chủ trương mỗi dân tộc Đơng Dương phải có một mặt trận riêng: Việt Nam sẽ lập “Việt Nam độc lập đồng minh”, Lào lập “Ai Lao độc lập đồng minh” và Camphuchia lập “Cao Miên độc lập đồng minh”, thực hiện đoàn kết dân tộc, đồng thời đoàn kết từng dân tộc chống kẻ thù chung.
Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước nhằm phát huy tinh thần dân tộc của mỗi nước là một đóng góp lớn của Nguyễn Ái Quốc. Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước cịn thể hiện sự tơn trọng ngun tắc quyền dân tộc tự quyết trong mỗi dân tộc của Đảng ta. Trên cơ sở phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc để tự giải phóng, các dân tộc trên bán đảo Đơng Dương mới góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp giành độc lập chung của Đông Dương.
Thứ tư, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập một “Chính phủ nhân
dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung tồn thể dân tộc”20.
Thứ năm, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
Từ năm 1930, vấn đề đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang đã được vạch ra trong những cương lĩnh của Đảng. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và cách mạng nước ta tiến gần đến nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vấn đề chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang được đặt ra một cách cụ thể và trực tiếp.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11-1940) Đảng ta đã quyết định duy trì lực lượng
108
vũ trang của khởi nghĩa Bắc Sơn và vấn đề khởi nghĩa vũ trang đã được đưa vào chương trình nghị sự. Ở Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) Đảng ta xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của tồn Đảng, tồn dân và tích cực phát triển lực lượng chính trị, tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang và các căn cứ địa để chuẩn bị cho khởi nghĩa. Nghị quyết của hội nghị ghi rõ “Phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù…”.
Hình thái của khởi nghĩa được Hội nghị trung ương lần thứ 8 chỉ ra là sẽ đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận để tiến tới tổng khởi nghĩa.
Với tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo, Đảng Cộng sản Đơng Dương đã hồn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, khắc phục triệt để những hạn chế của luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Chính cương, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo năm 1930 và quan điểm của Văn kiện “Chung quanh vấn đề chiến sách mới” của Đảng năm 1936. Sự hoàn chỉnh này chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng về lãnh đạo chính trị. Chính chủ trương phát huy động lực dân tộc, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng là ngọn cờ dẫn đường để tập họp lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc, chủ trương này có ý nghĩa quyết định đến chiều hướng phát triển và thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
b)Quá trình Đảng lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Đầu năm 1945, Hồng qn Liên Xơ truy kích phát xít Đức trên chiến trường châu Âu, tiến về phía Berlin. Ở Tây Âu, Anh - Mỹ mở mặt trận thứ hai, đổ quân lên đất Pháp (2-1945) rồi tiến về phía Tây nước Đức. Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Anh đánh vào Miến Điện, quân Mỹ đổ bộ lên Philippin. Đường biển đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị quân đồng minh khống chế, nên Nhật phải giữ con đường duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống Đông Nam Á. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị, chờ quân đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khơi phục lại quyền thống trị của Pháp. Để đối phó với lực lượng đồng minh và để tránh bị Pháp tấn cơng từ phía sau, Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945.
Từ tháng 3-1944, Đảng đã nhận định mâu thuẫn Nhật và Pháp sẽ dẫn đến chỗ sống chết “quyết liệt cùng nhau”. Do đó, ngay sau khi Nhật nổ súng đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương mở rộng đã họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì,
109
hội nghị nhận định rằng “phát xít Nhật sẽ là kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể và duy nhất trước mắt của nhân dân Đông Dương”, hội nghị chủ trương thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” thành khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật” và phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước để làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Trong hội nghị này, Đảng cịn dự kiến những tình huống sẽ xuất hiện thời cơ của tổng khởi nghĩa như: Khi quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, Nhật ra mặt trận chống quân Đồng minh để phía sau sơ hở; Cách mạng Nhật bùng nổ hoặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940 và quân viễn chinh Nhật mất tinh thần.
Chủ trương của hội nghị được thể hiện trong chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được ban hành ngày 12-3-1945. Bản chỉ thị thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết và kịp thời của Đảng. Bản chỉ thị có ý nghĩa rất lớn đối với cao trào chống Nhật cứu nước.
Từ giữa tháng 3-1945 trở đi cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và phong phú về nội dung lẫn hình thức. Phong trào đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần đã diễn ra ở nhiều nơi. Chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở vùng thượng du và Trung du Bắc kỳ. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang... Khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) thắng lợi, đội du kích Ba Tơ được thành lập và xây dựng căn cứ Ba Tơ.
Ngày 16-4-1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
Ngày 15-5-1945, Hội nghị quân sự Bắc Kỳ quyết định thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang với tên gọi là “Việt Nam giải phóng quân”; chủ trương phát triển lực lượng bán vũ trang và quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước.
Ngày 4-6-1945, khu giải phóng được thành lập gồm 6 tỉnh: Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang và một số vùng lân cận Ủy ban lâm thời khu giải phóng được thành lập và thi hành các chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cả nước. Ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ, khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đã đưa phong trào kháng Nhật cứu nước lên một bước mới.
110
Trong các đô thị ở các thành phố lớn, các đội danh dự của Việt Minh đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, tạo điều kiện phát triển các tổ chức cứu quốc trong các tầng lớp nhân dân thành thị và xây dựng lực lượng tự vệ cứu quốc.
Cao trào kháng Nhật cứu nước cuối tháng 7, đầu tháng 8-1945, đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiến đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 8-1945, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại hơn một triệu quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật. Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ngày 13-8- 1945 Nhật hồng thơng qua lần cuối lệnh đầu hàng. Ở Đông Dương, quân đội Nhật mất tinh thần, chính quyền do phát xít Nhật dựng lên hoang mang cực độ. Tuy nhiên, theo sự phân công của hiệp ước Pốtxđam (7-1945), quân đội các nước đế quốc với danh nghĩa đồng minh chuẩn bị vào Đơng Dương tước vũ khí phát xít Nhật. Vì thế vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng với quân Đồng minh.
Ngày 12-8-1945 Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong khu. Ngày 13-8-1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Đồng thời Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Lúc 23 giờ ngày 13-8-1945 Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1, phát lệnh khởi nghĩa trên toàn quốc. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là: Phản đối xâm lược! Hoàn toàn độc lập! Chính
quyền nhân dân! Hội nghị xác định ba nguyên tắc chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời. Phương hướng hành động trong tổng khởi nghĩa: phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; Phải làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh, phải thành lập ủy ban nhân
dân ở những nơi đã giành được quyền làm chủ.
Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào ủng hộ chủ trương tổng khởi nghĩa, thơng qua 10 chính sách của Việt Minh, định ra quốc kỳ và quốc ca. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Trong vòng 2 tuần lễ (từ ngày 14-8 đến ngày 28-8-1945) Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành được chính quyền trong cả nước. Thủ đơ Hà Nội giành được chính quyền ngày 19-8-1945; cố đơ Huế giành được chính quyền ngày 23-8-1945, và thành phố Sài
111
Gịn giành được chính quyền ngày 25-8-1945. Ngày 30.8.1945 vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.
Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh thay mặt toàn dân tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Lễ Tuyên ngôn độc lập được tiến hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà nội. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Câu 7: Trình bày ý nghĩa lịch sử và những kinh nghiệm trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Gợi ý trả lời: a)Ý nghĩa lịch sử
Đối với Việt Nam, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của truyền thống
bất khuất quật cường của dân tộc ta được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử, là kết quả của hơn tám thập kỷ đấu tranh chống thực dân giải phóng dân tộc, và là thành quả trực tiếp của 15 năm đấu tranh kiên cường của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ ách thống trị trong 87 năm của đế quốc Pháp và lật
đổ ách thống trị kéo dài 5 năm của phát xít Nhật, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, nước ta từ nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Cách mạng Tháng Tám đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước của nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, giải quyết thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền.
- Cách mạng Tháng Tám mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do hướng tới CNXH.
- Cách mạng Tháng Tám đã đưa Đảng Cộng Sản Đơng Dương từ một Đảng hoạt động bí mật, trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, Đảng và nhân dân Việt Nam có chính quyền nhà nước cách mạng làm công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về mặt quốc tế, Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lần
đầu tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa, đã đột phá một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
112
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không chỉ là chiến cơng của dân tộc Việt Nam mà cịn là chiến công chung của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh vì độc lập tự do, là sự cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo của Đảng và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh. Nó chứng tỏ rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Cách mạng Tháng Tám đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc.
Khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo
cách mạng thành cơng, đã nắm chính quyền toàn quốc”21.
b)Những kinh nghiệm của Đảng
Đảng đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để tập trung cho nhiệm vụ chủ yếu nhất chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Đảng dựa chắc vào công nhân và nông dân, tập họp mọi lực lượng yêu nước của toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Với việc hình thành Mặt trận Việt Minh, Đảng đã phát triển thành cơng khối đại địan kết dân tộc. Chính khối đại đoàn kết dân tộc này đã làm nên phong trào kháng Nhật cứu nước, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
Đảng nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp sự nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang ở cả nơng thơn lẫn thành thị, trong đó đóng vai trị quyết định là các cuộc tổng khởi nghĩa ở Huế, Hà Nội và Sài Gòn. Đảng đã nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, chủ động sáng tạo trong việc chọn thời cơ, nắm vững thời cơ (giữa lúc Nhật đầu hàng quân Đồng