Khái niệm công cụ của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 28 - 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Văn hóa giao thơng:

- Khái niệm văn hóa:

Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thân và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tình cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.

Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sang tạo nên nhưng cơng trình mới mẻ, những công tringf vượt trội bản thân. (Theo UNESCO thơng qua trong bản tun bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 07 đến ngày 06 tháng 08 năm 1982 tại Mêhico)

- Khái niệm giao thơng:

Giao thơng là hình thức di chuyển, đi lại công khai bao gồm các đối tượng như người đi bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thơng cơng cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo động vật hay động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau. Luật giao thông là luật dùng để quản lý và điều khiển các phương tiện giao thông. (Theo https://vi.wikipedia.org)

- Khái niệm văn hóa giao thơng:

Theo Uỷ ban an tồn giao thơng quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hố giao thơng nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hố, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an tồn giao thơng quốc gia, trong Văn hố giao thơng có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an tồn giao thơng; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tơn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Theo báo Văn hoá (số 246 ra ngày 26/5/2012): “Văn hố giao thơng là tự giác chấp hành trật tự an tồn giao thơng, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thơng an tồn, thân thiện”.

Theo Phạm Ngọc Trung (Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 339, tháng 9-2012): “ Văn hố giao thơng cần được hiểu là: sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thơng để tạo lập nên một môi trường giao thơng an tồn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”. Tác giả Phạm Ngọc Trung đã

bình diện xã hội chứ khơng phải chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực tiếp tham gia giao thơng. Khái niệm này phản ánh được tính tự giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn hố của người tham gia giao thơng.

Theo Hồ Sĩ Vịnh (http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/van-hoa-giao-thong-la- thuoc-do-van-hien-dan-toc-n20100909100036326.htm ngày 09/09/2010): “Văn hố giao thơng là một thành tố của lối sống đơ thị, của văn hố thẩm mỹ, là gương mặt của đơ thị. Khi ta nói người Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du lịch là Văn hố giao thơng”.

Văn hố giao thơng là văn hố của người trực tiếp tham gia giao thơng và văn hố của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến q trình hình thành Văn hố giao thơng như: Nhà làm luật giao thông; cơ quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ, các cơng trình xây dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện... Đây là khía cạnh phi vật thể của Văn hố giao thơng. Khía cạnh vật thể của Văn hố giao thơng là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo...Trong những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thơng đóng một vai trị quan trọng tạo nên Văn hố giao thơng. Văn hố của người trực tiếp tham gia giao thơng biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết khơng chỉ vì lợi ích bản thân mình mà cịn phải đảm bảo an tồn cho những người khác. gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia xẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hố khi lưu thơng trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Văn hố giao thơng phải được nhìn nhận từ hai phía, đó là người tham gia

giao thông và các lực lượng chức năng quản lý giao thơng trong đó quan trọng nhất là người thực thi- cảnh sát giao thông.

1.2.2. Thực hiện An tồn giao thơng:

Việc thực hiện an tồn giao thơng được xem như hành động chấp hành, tuân thủ theo Luật Giao thông

1.2.3. Hành vi vi phạm luật an tồn giao thơng

Được xem là những hành vi vi phạm ATGT như:

Vượt đèn đỏ, rẽ không đúng quy định, đi ngược chiều, sai làn đường, không đội mũ BH, kẹp ba, bốn, chưa đủ tuổi, uống rượu bia khi điều khiển xe, không xi – nhan, phóng nhanh quá tốc độ quy định, lạng lách đánh võng, một số hành vi khác….

1.2.4. Tiếp cận mơ hình: Kiến thức-thái độ-hành vi :

Nghiên cứu dựa trên kiến thức-thái độ-hành vi (KAP/KAB) là một mơ hình nghiên cứu nhấn mạnh đến sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của con người về một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội. Mơ hình này được sử dụng rộng rãi trên thế giới gần nửa thế kỷ qua chủ yếu ở các lĩnh vực y tế công cộng, cung cấp nước sạch, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, tâm lý học, xã hội học, công tác xã hội…

KAP tập trung vào kiến thức ở chỗ đi vào xem xét cách hiểu của người tham gia nghiên cứu về chính vấn đền nghiên cứu;

KAP tập trung vào thái độ để xem xét những cảm xúc của người tham gia nghiên cứu cũng như những ý kiến của họ liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

KAP tập trung đến hành vi như là cách đề cập đến cách thức mà chính người tham gia nghiên cứu thể hiện hành vi của mình trong mối quan hệ với nhận thức và thái độ của họ về vấn đề nghiên cứu.

Có thể hiểu mơ hình KAP tìm ra sự khác biệt giữa nhận thức-thái độ-hành vi của người tham gia nghiên cứu về một vấn đề nghiên cứu cụ thể. Trong thực tế của

nhận thức của họ (ví dụ, nhận thức và thái độ về vấn đề tuân thủ luật giao thông, về vấn đề ùn tắc giao thông… nhưng hành vi của họ vẫn biểu lộ ở chiều hướng khác: vẫn phóng xe vượt ấu, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều…). KAP sẽ tạo cho một bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu.

Nhiều nghiên cứu về KAP được tiến hành lặp để đo lường sự biến đổi của chủ thể nghiên cứu.

Một tiến trình nghiên cứu về KAP thường được thực hiện ở các bước: Xác định nội dung ( về K-A-P)

Xác định đối tượng nghiên cứu và lượng mẫu cho nghiên cứu

Lấy thơng tin qua các hình thức bảng hỏi bằng giấy, trực tuyến, gửi qua thư tín, hoặc điện thoại;

Phân tích và viết kết quả

Ở Việt Nam, mơ hình KAP được áp dụng nhiều ở các chương trình đánh giá của các tổ chức quốc tế như UNICEF, World Bank, UNDP,… Mơ hình nghiên cứu này được đánh giá là mang liệu hiệu quả kinh tế cao và giá trị khoa học tin cậy.

KAP rất phù hợp trong nghiên cứu và nhìn nhận các vấn đề của thân chủ trong công tác xã hội. Đấy là cách nhìn dựa trên quan điểm kiến tạo luận xã hội. Hiểu được vấn đề chung liên quan đến thân chủ trước khi đi vào đánh giá điểm mạnh-yếu-khả năng can thiệp.

Nghiên cứu với KAP cũng cần kết hợp các phương pháp thu thập thông tin khác, đặc biệt là phỏng vấn. KAP trang bị cho bức tranh chung, còn phỏng vấn hay quan sát cho biết được những đường nét cụ thể của bức tranh đó./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 28 - 32)