Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 32)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu:

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đơ Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đơng bắc giáp quận Hồn Kiếm, phía đơng giáp quận Hai Bà Trưng, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp quận Cầu Giấy.

Quận có diện tích 9,96 km2 với dân số 352.000 người, mật độ 35.341 người/km². Là khu vực có mật độ dân số cao nhất Thủ đô. Quận Đống Đa là nơi tập trung nhiều di tích văn hóa tiêu biểu, địa điểm nổi tiếng như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, gò Đống Đa, sân vận động Hàng Đẫy, Đình Kim Liên, cơng viên Thống Nhất,... Ngoài ra trên địa bàn Quận còn tập trung nhiều trường Đại học, trường cấp 3 (có 6 trường cấp 3 và 13 trường Đại Học, Học viện). Có thể nói với số dân cư đông đúc cộng với sự tập trung của các trường học thì nhóm đối tượng thanh niên qua lại trên địa bàn Quận là rất đơng, đi kèm đó là hàng loạt các điểm nút giao thông thường xuyên xảy ra ách tắc như: nút giao Cát Linh –Nguyễn Thái Học, Nguyên Hồng – Đê La Thành, Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch, Lê Trọng Tấn – Trường Chinh – Tôn Thất Tùng…

Hình ảnh các học sinh, sinh viên của các trường cấp 3, Đại học, Học viện, chở 3, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách, vượt ẩu…. không hiếm thấy ở đây. Có thể xem Quận Đống Đa là “điểm nóng” về trật tự an tồn giao thơng đặc biệt là an tồn giao thơng với lứa tuổi thanh niên.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI KHI THAM

GIA GIAO THƠNG CỦA NHĨM THANH NIÊN TẠI HÀ NỘI

2.1. Khái quát về thực trạng thực hiện an tồn giao thơng của nhóm thanh niên.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thơng đường bộ và khoảng 50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Hai cơ quan này cảnh báo, nếu chính phủ các nước khơng có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì đến năm 2020, tai nạn giao thơng sẽ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở người. Ở Việt Nam, hằng năm có 12.000 người thiệt mạng vì an tồn giao thơng và 30.000 người khác tổn thương sọ não, chủ yếu là do tai nạn xe máy, mô tô, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổn thất vật chất hàng năm ở Việt Nam do tai nạn giao thông khoảng 885 triệu USD. Con số này còn cao hơn cả giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84 triệu dân Việt Nam trong năm 2005 (817 triệu USD). Nếu so sánh với tổng thu ngân sách cả nước thì con số 885 triệu USD chiếm hơn 5,5% tổng thu ngân sách cả nước/năm. Và nếu so với tổn thất tồn cầu do tai nạn giao thơng đường bộ khoảng 518 tỷ USD/năm (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, WHO) thì con số tổn thất gần 1 tỷ USD/năm của Việt Nam là quá nghiêm trọng.

Với sự nhịp sống nhanh và thay đổi hàng giờ như hiện nay nhu cầu đi lại tham gia giao thông là việc tất yếu của mỗi cá nhân và thái độ của chúng ta khi tham gia giao thông ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của bản thân và những người xung quanh. Lứa tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lứa tuổi mới lớn, khơng ít người trong đó có tư tưởng muốn khẳng định bản thân, cá tính của mình. Họ thể hiện cả điều đó khi tham gia giao thông nhưng họ không lường hết được hậu quả của nó gây nên những tai nạn thương tâm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Trong tổng số 10.140 vụ tai nạn giao thơng, có 37% vụ liên quan đến đối tượng dưới 24 tuổi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2005-2010 có tới gần 2.000 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm

an tồn giao thơng, trong đó 1.300 trường hợp bị xử phạt hành chính và 7 trường hợp bị khởi tố do vi phạm luật an tồn giao thơng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hàng năm ở Việt Nam có hàng nghìn vụ tai nạn giao thơng (nhiều nhất là xe máy), tuy nhiên một bộ phận giới trẻ nói chung, và học sinh, sinh viên nói riêng, lại khơng nhận thức được rõ hiểm họa này. Những câu khẩu hiệu đã được học trên ghế nhà trường, những biển hiệu được treo đầy trên đường phố như "An toàn là bạn, tai nạn là thù" hay "An tồn giao thơng là hạnh phúc của mọi nhà" không được các bạn trẻ lưu tâm và luật giao thông đường bộ vẫn bị coi nhẹ.

Trong khi các phương tiện giao thơng ngày càng gia tăng thì ý thức tham gia giao thông của con người lại ngày càng xuống cấp, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Theo điều tra của Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia, gần 80% số người bị xử lý khi tham gia giao thơng có độ tuổi từ 16 đến 35, gần 80% sinh viên đi xe máy khơng có giấy phép lái xe, 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật.

Đặc biệt nhiều học sinh, sinh viên khơng có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy phân khối lớn đến trường. Những con số này cho thấy rằng ý thức tham gia giao thông của học sinh, sinh viên - thế hệ làm chủ tương lai còn rất kém.

Hàng ngày, trên các tuyến phố, con đường trên cả nước; dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Đặc biệt, những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường được cha mẹ cho điều khiển xe máy một cách tự do và thoải mái. Những học sinh đầu không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3 kẹp 4 lạng lách, đánh võng, vượt ẩu. Nhất là ở những tuyến đường vắng bóng cảnh sát giao thơng thì thực trạng này càng diễn ra phổ biến. Tại các ngã ba, ngã tư, trong khi tất cả mọi người đang dừng xe chờ đèn đỏ thì một vài nam, nữ sinh áo trắng lại ngang nhiên phóng vụt lên, lạng lách điệu nghệ qua những hàng xe đang được phép qua đường.

Bất chấp các biển hiệu đường một chiều, hai chiều, bất chấp giải phân cách, vạch vôi chỉ rõ làn đường, các bạn trẻ vẫn dàn hàng ba, hàng bốn đi vào chiều

ngược lại. Họ có lý do rất chính đáng như: “Chỉ cịn một đoạn là đến trường, sang đường vòng lại vừa xa lại vừa mất thời gian”. Nhưng họ khơng biết rằng sự tiện lợi cho cá nhân mình lại chính là những bất lợi và nguy hiểm cho tất cả những người đang tham gia giao thông.

Tất cả những hành vi vi phạm trên gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Rất nhiều tai nạn đã xảy ra, chỉ vì một phút nơng nổi mà nhiều bạn trẻ đã phải ra đi ngay ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Theo thống kê của ban An tồn giao thơng, số người chết do tai nạn giao thông lớn nhất ở độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi (chiếm 49% người chết). Đó thật sự là con số đáng báo động về hậu quả của việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay.

Nhà trường phổ biến luật giao thông như một chương trình ngoại khóa, nhưng ra đường học sinh, sinh viên vẫn đi hàng đôi, hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, rẽ khơng bật đèn tín hiệu hoặc quan sát.

Về phía Nhà nước, đã có cả một chế tài xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm giao thông không chỉ cho học sinh, sinh viên mà cho tất cả mọi người. Về phía gia đình và xã hội đã có khơng ít những lời cảnh cáo, khuyên răn, tuyên truyền… Nhưng dường như các giải pháp đó vẫn bị các sinh viên “vơ hiệu hóa” và những hành vi vi phạm vẫn diễn ra một cách “vô tư”.

Để giảm thiểu tai nan giao thông các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông. Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ: Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc độ, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đơng trẻ em.Thực hiện chương trình giáo dục phịng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thơng để phịng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các

cuộc thi an tồn giao thơng cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông. Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an tồn cho trẻ để trẻ có thể chơi an tồn xa đường giao thơng. Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an tồn giao thơng

Việc xóa bỏ những hình ảnh xấu của sinh viên khi tham gia giao thông vẫn là một câu chuyện dài. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi sinh viên cũng cần có ý thức thay đổi thái độ và hành vi của mình để những hành vi giao thông của họ không trở thành nỗi sợ hãi cho người đi đường.

2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao thơng của nhóm thanh niên tại Hà Nội. của nhóm thanh niên tại Hà Nội.

2.2.1. Kiến thức:

Theo số liệu từ khảo sát do tác giả thực hiện về kiến thức khi được hỏi “Bạn

có biết về Luật an tồn giao thơng khơng?” thì đại đa số thanh niên được hỏi trả

lời “có biết” (với 201 người trên tổng số 241 người được hỏi) chiếm 83,4%. Chỉ có 40 phiếu trả lời khơng biết về Luật an tồn giao thông chiếm 16,6% tổng số người được hỏi.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hồng Thị Tư thực hiện).

Trong đó đa số những người đã đi làm “có biết về luật” nhiều hơn nhóm học sinh và sinh viên. 100% nhóm người làm nghề tiểu thủ cơng nghiệp (02 người) và kinh doanh bn bán (18 người) biết về luật an tồn giao thơng chiếm 10% tổng số 201 người có biết về luật. 2/3 số học sinh (19 trên tổng số 29 học sinh được hỏi) khi được hỏi khơng biết gì về luật an tồn giao thơng chiếm 47,5% tổng số 40 người được hỏi trả lời khơng biết gì về luật an tồn giao thơng . Khoảng 1/3 (11 trên tổng số 32 sinh viên được hỏi) số sinh viên được hỏi cũng có câu trả lời tương tự là khơng biết gì về luật an tồn giao thơng.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Xét theo trình độ học vấn thì những người có trình độ càng cao thì khả năng biết về luật an tồn giao thơng càng nhiều. Nhóm người có trình độ học vấn Cao đẳng , Đại học có tới 152 người chiếm 63,1% người được hỏi có biết về luật an tồn giao thơng. Nhóm học sinh THCS và THPT có số người biết về luật và không biết về luật tương đương nhau. 8 người được hỏi thuộc nhóm hoc sinh THCS thì có 4 người biết về luật và 4 người khơng biết về luật an tồn giao thơng. 51 người thuộc nhóm học sinh THPT thì có 23 người khơng biết về luật và 28 người có biết về luật an tồn giao thơng. Riêng nhóm trung cấp thì có 100% (17 người) số người được hỏi biết về luật an tồn giao thơng.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Sự hiểu biết về Luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên tuy có nhưng chưa cao, đối với các trường hợp trả lời phỏng vấn sâu thì sẽ có hàng loạt các câu trả lời tương tự như “Tơi có biết một chút xíu” – (Nam, cơng nhân, 29 tuổi – Phỏng vấn sâu (PVS) nhóm thanh niên số 01). “Tơi có biết một chút ít”- (Nữ, nhân viên hành chính ,27 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 03), “ Có biết luật nhưng biết ít”- (Nam, sinh viên, 19 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 05). “Khơng rõ lắm”….

Hay đặc biệt hơn “ Tơi biết là có luật nhưng khơng rõ các điều luật cụ thể như

thế nào” – ( Nam, kỹ sư xây dựng, 29 tuổi –PVS nhóm thanh niên số 02).

Bản thân mỗi người tham gia giao thông thường rất “ngại” “sợ” khi gặp Cảnh sát giao thông. Thế nhưng họ lại không trang bị đầy đủ kiến thức về Luật an toàn giao thơng, khi các đồng chí Cảnh sát giao thơng dừng xe các trường hợp vi phạm

thì “Người biết luật, người không biết”- (Nam, CSGT, 26 tuổi –PVS CSGT số 01). “Có người họ biết, nhưng họ giả vờ khơng biết hoặc họ chối, có người thì họ khơng

biết luật thật” – (Nam, CSGT, 35 tuổi – PVS CSGT số 10). Hoặc họ biết mình mắc

lỗi nhưng không rõ ràng về các điều khoản.“Khoảng 2/3 số người bị dừng xe biết

trước được lỗi họ mắc phải” – (Nam, CSGT, 28 tuổi –PVS CSGT số 05). Để cho rõ

ràng sẽ có người chủ động hỏi về tình trạng vi phạm: “Thường thì họ sẽ hỏi là họ vi

phạm lỗi gì, do họ khơng biết hoặc cố tình khơng biết” – (Nam, CSGT, 29 tuổi –

PVS CSGT số 07). Hoặc sẽ cố gắng cãi, xin “Cơ bản là biết lỗi nhưng vẫn xin tha

và giải thích đủ lý do” – (Nam, CSGT, 30 tuổi – PVS CSGT số 09).

Có thể nói đại đa số thanh niên khi tham gia giao thông đều biết cần phải lưu thông như thế nào cho đúng, đều biết ít nhiều về các điều Luật.

Tuy nhiên mức độ hiểu biết về Luật an tồn giao thơng của các bạn còn rất hạn chế; “biết một chút xíu”, “biết sơ sơ” “như một vài biển hiệu trên đường, chứ

còn các điều luật cụ thể thì chịu” .Với 201 người có biết về luật an tồn giao thơng

thì khơng có một ai “nắm rất chắc về luật”. Có 30 người biết một chút về các điều luật chiếm 14,9% , 153 người chỉ nhận biết được một số biển hiệu cơ bản khi tham gia giao thông chiếm 76,1% .và 18 người biết rất ít về các biển hiệu (chỉ nhận biết được một vài biển hiệu cơ bản) chiếm 9%.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Một số câu trả lời thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu như “Tôi chỉ biết sơ sơ

thơi, một vài biển hiệu trên đường, chứ cịn điều luật cụ thể thì tơi chịu” – (Nam, công nhân, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 01). Đại đa số người tham gia giao thơng thường lưu thơng theo thói quen, theo đám đông và nhận biết được một số biển hiệu cơ bản để tránh gặp rác rối. Còn về việc nắm chắc các điều luật an tồn giao thơng là khơng có. “ Tơi cảm thấy mơ hồ về các điều luật” – (Nam, kỹ sư xây dựng, 29 tuổi –PVS nhóm thanh niên số 02). “Biết sơ sơ thôi, chỉ biết một vài biển

báo để đi như thế nào tránh bị phạt chứ nếu nói để đọc tên một điều luật cụ thể hay mức phạt các điều luật ra sao thì hồn tồn không biết” – ( Nữ, nhân viên hành chính, 27 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 03).

“ Em cứ ra đường rồi chạy xe theo bạn bè và mọi người,, em biết ít lắm, chắc là chỉ

biết được một số biển báo như cấm đi ngược chiều…” – (Nữ, học sinh THPT, 17

tuổi – PVS nhóm thanh niên số 07).

Như vậy có thể thấy mức độ hiểu biết về luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên cịn rất hạn chế.

Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ khơng phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 32)