Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 79)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Bảng 3.1:Khả năng biết luật giao thông của ngƣời Hà Nội và ngoại tỉnh

Lựa chọn Ngƣời Hà Nội Ngƣời ngoại tỉnh

Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

Có biết 94 39 118 49

Không biết 19 7,9 10 4,1

Tổng 113 46,9 128 53,1

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Theo các con số thống kê cho thấy nhóm thanh niên ngoại tỉnh biết về luật an tồn giao thơng nhiều hơn nhóm thanh niên có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội chiếm 49% (tương đương 118 người) so với 39% (tương đương 94 người) của nhóm thanh niên Hà Nội.

Tuy nhiên nhóm thanh niên ngoại tỉnh lại có khả năng vi phạm luật nhiều hơn nhóm thanh niên Hà Nội 51 % (tương đương 123 người) so với 33,6% (tương đương 81 người).

Bảng 3.2: Khả năng vi phạm luật giao thông của ngƣời Hà Nội và ngoại tỉnh

Lựa chọn Ngƣời Hà Nội Ngƣời ngoại tỉnh

Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

Có vi phạm 81 33,6 123 51

Không vi phạm 32 13,3 5 2,1

Tổng 113 46,9 128 53,1

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Điều này cho thấy về “lý thuyết” thì nhóm thanh niên ngoại tỉnh lại có lượng kiến thức về Luật tốt hơn nhưng về “thực hành” thì đối với người ngoại tỉnh có thể họ chưa quen đường, cịn bỡ ngỡ nhiều với đường phố Hà Nội và bị ảnh hưởng bởi “tâm lý đám đông” vi phạm.

3.3. Cơ sở hạ tầng, thể chế/chính sách của Nhà nƣớc

Về cơ sở hạ tầng đại đa số các ý kiến đều cho rằng cơ sở hạ tầng của Việt Nam về đường giao thơng cịn rất kém, chưa phát triển kịp so với sự phát triển của kinh tế. Đường hẹp dẫn đến những hành vi vi phạm như đi ngược chiều, leo lên vỉa hè, người dân thì lấn vỉa hè kinh doanh bn bán khiến cho tắc đường, xảy ra va chạm, tai nạn giao thơng …

Các chính sách thực thi về luật an tồn giao thơng chưa thật sự đồng bộ, người dân tham gia giao thông chưa nắm chắc luật, người nắm luật rõ lại “ vẽ đường cho hươu chạy”, một số trường hợp cảnh sát giao thông sẵn sàng tha bổng nhận “phí nóng”, hoặc phạt tiền một đằng ghi lỗi một lẻo, hoặc “cả nể” vì những cuộc điện thoại “trợ giúp người thân” xin tha…

Khi được hỏi cụ thể về những đánh giá của bản thân đối với người tham gia giao thông, với người điều khiển giao thông và về cơ sở hạ tầng thể chế chính sách của nhà nước thì có một số ý kiến như sau:

Đối với người tham gia giao thông “Ý thức người dân đa số là tốt, tuy nhiên còn

một bộ phận chưa tốt như mấy người lái xe thương binh, đi ngang lắm, rồi cả bọn thanh niên nữa” . Về người điều khiển/cảnh sát giao thông “Đa số là tốt, nhưng vẫn còn một số người chưa tốt ăn tiền mãi lộ, ăn tiền để tha lỗi”. Về cơ sở hạ tầng/thể chế chính sách của Nhà nước “ Chất lượng đường xá chưa tốt, chính là một phần ảnh hưởng đến giao thông” – (Nam, công nhân, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số

01).

Người tham gia giao thơng “Tùy từng lúc, có lúc thấy ý thức rất tốt có lúc lại

thấy ý thức rất tồi”; Người điều khiển giao thông “99% là tiêu cực, ăn tiền còn cách điều khiển giao thơng thì vẫn tốt. Cảnh sát giao thông tại sao lại không thể nhắc nhở mà hễ cứ bắt được là dọa dẫm để lấy tiền. Có lẽ vị trí đó họ “chạy” mất nhiều tiền nên phải cố kiếm lại chăng” – (Nam, kỹ sư xây dựng, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 02 ).

“Đường xá kém, luật lệ thì rườm rà rắc rối” – (Nữ, nhân viên hành chính, 27 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 03).

“Cơ sở hạ tầng hơi kém phát triển, cịn về các điều Luật thể chế chính sách thì

em khơng biết đâu ạ” – (Nữ, học sinh THPT, 17 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 08).

Khơng cần chờ đợi ý kiến phản hồi của nhóm thanh niên và người dân, bản thân mỗi người khi tham gia giao thông đều nhận thấy chất lượng cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ tại Việt Nam cịn yếu kém.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng ở Việt Nam có quy mơ nhỏ bé, hầu hết chưa đạt chuẩn kỹ thuật, chưa tạo được sự kết nối liên hồn. Mạng đường đơ thị ở các thành phố lớn chưa được quy hoạch kết nối với mạng giao thông chung của quốc gia.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng cịn thiếu, đầu tư dàn trải. Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2009, Việt Nam xếp thứ 111 trong số các

quốc gia trên thế giới về chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực.

Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta vẫn cịn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu, tốc độ phát triển chậm, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết giữa các chuyên ngành, thậm chí trong cùng chuyên ngành; các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hồn chỉnh; mạng đường cao tốc cịn sơ khai. Tính đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa được nâng cấp đồng bộ.

Trong hệ thống giao thơng đường bộ, cùng với q trình phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai”, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên. Nhiều con đường xuống cấp nhưng chưa được duy tu, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Thông qua các kết quả khảo sát thu được có thể thấy rõ được phần nào thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên tại Hà Nội. Đó là khả năng nắm bắt luật an toàn giao thơng của nhóm thanh niên chưa cao, số liệu thu được cho thấy mức độ hiểu biết về luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên đơ thị tại Hà Nội cịn tương đối thấp. Việc hiểu biết về Luật qua quá trình học lấy bằng lái xe là khá thấp cho thấy đây là một vấn đề cần điều chỉnh nghiêm túc, tăng cường giám sát từ các cơ quan chức năng.

Ý thức về việc nâng cao kiến thức ATGT của đông đảo người được hỏi chưa cao, đây chính là trở ngại cho việc truyền thông nâng cao kiến thức, chuyển đổi hành vi của nhóm thanh niên.

Thái độ đối với việc thực hiện an toàn giao thơng của nhóm thanh niên cũng chưa thực sự đúng mực, coi nhẹ việc vi phạm Luật an tồn giao thơng. Cả nhóm thanh niên lẫn các nhóm xã hội khác hay cảnh sát giao thông đều thừa nhận sự vi phạm Luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên là phổ biến. Phần lớn đều thừa nhận sẽ tiếp tục tái phạm việc vi phạm Luật an tồn giao thơng.

Với những nhóm người khác; họ cảm thấy khó chịu, bức xúc bởi những hành vi tham gia giao thơng sai phạm thiếu văn hóa. Nhưng họ lại không thể can thiệp bởi họ “sợ phiền” và vì đó là nhiệm vụ của cảnh sát giao thông.

Đa số người được hỏi đã vi phạm Luật an tồn giao thơng và khả năng phát hiện vi phạm Luật không cao. Tác dụng răn đe của các hình phạt bị hạn chế bởi phản ứng của nhóm thanh niên vi phạm và cách xử lý của người thi hành pháp luật. Điều này có thể tạo nên thái độ cơi thường và thói quen vi phạm Luật an tồn giao thông.

Kiến thức – thái độ - hành vi tham gia giao thông của người Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông rất nhiều. Nhiều người không học theo quy

định vẫn có bằng, vẫn mua được bằng lái. Nhiều người cùng vi phạm Luật an toàn giao thông, và vi phạm lại không bị phạt.

Kiến nghị:

Trước thực trạng về kiến thức, thái độ, hành vi tham gia giao thơng của nhóm thanh niên đô thị như vậy, các cơ quan chuyên môn và chức năng cần có những biện pháp có hiệu quả nhằm xây dựng ý thức và thói quen tốt khi tham gia giao thơng của nhóm thanh niên.

Trước hết làm chặt khâu cấp bằng lái xe, học thật bằng thật, tránh tình trạng thi hộ, nộp tiền để cho qua, như vậy sẽ tạo lỗ hổng lớn về kiến thức Luật An tồn giao thơng đối với những người được cấp bằng và lưu thông “hợp pháp” trên đường. Bởi lẽ đây chính là con đường “hợp pháp” cho các phương tiện được phép lưu thông trên đường.

Không ngừng quan tâm chỉ đạo thực hiện kiên trì, liên tục cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo TTATGT. Phải xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Nhà trường.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức, đồn thể, doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật TTATGT; phải thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật cho mọi thành viên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; đưa vào quy chế đơn vị khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt, đồng thời, không xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật TTATGT. Đồng thời, tích cực tuyên truyền vận động gia đình, người thân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT.

Các cơ quan thơng tin, báo chí, tun truyền đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT cho mọi tầng lớp nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, tổ chức, đơn vị làm tốt, đồng thời phê phán

những cá nhân, tổ chức, đơn vị vi phạm. Định kỳ hàng tuần ít nhất phải có một nội dung tuyên truyền về an tồn giao thơng....

Nên có những chương trình gameshow tìm hiểu về Luật An tồn giao thơng. Gạt bỏ quan niệm “khô khan” của mọi người về các điều Luật. Hãy làm cho các điều Luật trở nên gần gũi với mợi người tạo sự hứng thú muốn tham gia và tìm hiểu Luật An toàn giao thơng.

Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thơng cho cán bộ, đồn viên, thanh niên trên địa bàn biết thực hiện. Thơng qua các hoạt động của Đồn và phong trào thanh niên có hình thức sinh hoạt thu hút, định hướng thanh thiếu niên tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, tham gia sản xuất, phát triển kinh tế làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội nhằm hạn chế vi phạm TTATGT.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện tốt các quy định về đảm bảo TTATGT ở tất cả các cấp học, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, định kỳ tổ chức thêm các buổi học ngoại khóa về an tồn giao thơng; thơng qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh chấp hành tốt.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông được triển khai rộng khắp ở các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn một cách kiên trì, thường xun, liên tục, tơi chắc chắn rằng trong một tương lai không xa, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo TTATGT trong nhân dân sẽ được nâng lên rõ rệt, góp phần quan trọng kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, giảm thiệt hại về người, tài sản do tai nạn giao thông gây ra.

Việc nâng cao ý thức tham gia giao thơng của người dân là một q trình lâu dài và trước hết phải bắt đầu từ ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông của những người bảo vệ pháp luật, của cán bộ công chức và đội ngũ trí thức.

Bản thân các đồng chí làm nhiệm vụ điều khiển giao thông cần nghiêm minh hơn nữa, xử lý triệt để các hành vi vi phạm Luật an tồn giao thơng.

Tránh tình trạng tiêu cực, nên có những chính sách nhắc nhở người tham gia giao thông với những lỗi nhẹ và không “ngoan cố phạm lỗi”. Và nghiêm minh làm chặt khơng tha những trường hợp cố tình vi phạm.

Cần bổ sung thêm lực lượng trong ngành trực tại những điểm nút thường xuyên ùn tắc và đặc biệt vào những giờ cao điểm, như vậy sẽ hạn chế phần nào sự “thiếu kiên nhẫn” của người tham gia giao thông. Tạo cảm giác yên tâm và tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của người điều khiển.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất phải làm để giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng mất ATGT, TNGT là phải nâng cao ý thức chấp hành luật của người dân. Cụ thể, tăng cường các hình thức, biện pháp tuyên truyền giáo dục về ATGT, chú trọng việc tuyên truyền giáo dục, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đa dạng để giáo dục thế hệ trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên ở đô thị - đối tượng dễ có hành vi vi phạm ATGT.

Bản thân các bậc phụ huynh nên nghiêm chỉnh chấp hành Luật an toàn giao thơng khi đưa đón con, lưu thơng trên đường làm gương cho các con ngay từ khi còn nhỏ.

Đặc biệt các cơ quan chức năng ban ngành, cụ thể là những người trực tiếp xử lý vi phạm giao thông cần xử lý triệt để, công bằng nghiêm minh, mọi hành vi vi phạm Luật an tồn giao thơng tránh cái nhìn thiển cận ưu tiên “phương tiện nhỏ” trách phạt “phương tiện lớn”.(Rất nhiều trường hợp va chạm, tai nạn giao thông chưa rõ nguyên nhân ai đúng ai sai thì thơng thường người ta sẽ phán xét như sau: tai nạn giữa người đi bộ và xe máy thì thường lái xe máy sai, xe máy và ô tô va chạm thì thường lái ơ tơ sai…).

PHỤ LỤC

"Giao thơng Hà Nội là một kỳ quan thế giới"

Đó là nhận xét của Llewellyn King - một nhà báo Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam.

Llewellyn King là một nhà báo, nhà bình luật, người dẫn chương trình khá nổi tiếng người Mỹ. Ơng đã nhiều lần đến Việt Nam và có khơng ít bài viết liên quan đến Việt Nam đăng tải trên các báo Mỹ.

Mới đây, ơng có một bài viết về giao thơng Hà Nội đăng trên trang Huffington Post. Hãy cùng xem góc nhìn của một "người ngồi cuộc":

Tơi muốn kể về Việt Nam: về con người, về văn hoá, về kinh tế, về những tranh cãi, và về những sức hút.

Nhưng tôi không thể. Không phải lúc này.

Giống như các du khách khác đến với thủ đô của Việt Nam, điều làm tôi đặc biệt chú ý không phải là những con đường rộng lớn, hai bên là những bức tranh gốm ghép ấn tượng, những cơng viên lớn, những cơng trình kiến trúc hoành tráng với bề dày lịch sử; hay ẩm thực độc đáo với nhiều món do người Pháp mang tới nhưng đã được Việt hoá.

Khơng hề! Tơi hồn tồn bị ấn tượng bởi giao thông - một trong những kỳ quan thế giới, theo tôi. Là kỳ quan khơng phải vì, giống như nhiều thành phố khác trên thế giới, nó khủng khiếp, mà vì nó vận động theo một cách thật đáng kinh ngạc. Người và xe cứ trôi mà chẳng theo một hệ thống gì.

Nhiều nơi khơng có đèn giao thơng, hay biển chỉ dẫn dừng xe, nhường đường. Các xe di chuyển với vận tốc trung bình khoảng 15 dặm/h (25 km/h); có lúc nhanh hơn, lúc chậm hơn, tuỳ thuộc vào từng thời điểm trong ngày.

Dịng xe lưu thơng trên đường trơng như một đàn kiến, lộn xộn một cách nhẫn nại. Nguyên tắc duy nhất tồn tại trên đường là đi bên phải, còn lại là ngẫu hứng. Và đó là cách hàng triệu người di chuyển mỗi ngày.

Trên đường phố chủ yếu là xe tay ga, với động cơ nhỏ - dưới 150cc, và các loại xe máy rất nhỏ (một số chạy điện), xe gắn máy (moped) và vẫn còn cả xe đạp - mặc dù so với khi tơi tới cách đây 20 năm thì xe đạp hầu như biến mất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 79)