Kiểm soát xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lý thuyết áp dụng

1.1.4. Kiểm soát xã hội:

August Comte, nhà xã hội học người Pháp – cha đẻ của ngành xã hội học, đã xác định xã hội học có hai chức năng cơ bản là :”Dự báo và Kiểm soát xã hội”. Đến nay, xã hội học thực sự trở thành một công cụ đắc lực của các nhà lãnh đạo, quản lí cả trong dự báo và kiểm soát xã hội. Thuật ngữ “ kiểm soát xã hội ” được sử dụng trong xã hội học được biểu thị như một quá trình mà xã hội thực hiện những cơ chế nhằm duy trì những khuôn mẫu và những quy tắc đã được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên không phải lúc nào và ai cũng có thể hiểu và phân biệt được thuật ngữ này. Cho đến nay những nỗ lực nhằm phân biệt kiểm soát xã hội, trật tự xã hội và sự lệch chuẩn vẫn còn quanh quẩn một định nghĩa về mặt lý thuyết. Hầu hết các nghiên cứu về khái niệm “ kiểm soát xã hội ” vẫn có sự kết nối với khái nhiệm “ vấn đề xã hội ” và do đó nó tính đến cả kiểm soát xã hội chủ yếu và không chủ yếu,dẫn dến sự lựa chọn quá rộng hoặc quả hẹp.

Nhưng gần đây có những cách hiểu hẹp hơn về khái niệm:

- Theo Clakr và Gibb thì: Kiểm soát xã hội là các phản ứng xã hội đối với các hành vi được định nghĩa là lệch lạc,là vượt quá mức, là viphạm chuẩn ( gồm cá phản ứng đi trước như nhà tù hay các thiết chế đã tồn tại theo nghĩa đi trước những hành vi lệch chuẩn tiềm tàng ).

- Theo Black : Kiểm soát xã hội là một quá trình mà qua đó con người định nghĩa hành vi lệc chuẩn và phản ứng theo đó. Kiểm soát xã hội có mặt bất kì lúc nào và bất kì nơi nào mà người ta thể hiện những bất bình đối vời đồng loại của mình (ở đây hình thức kiểm soát xã hội là những cơ chế mà qua đó một cá nhân hay một nhóm thể hiện hay biểu thị sự không đồng tình ).

- Theo Janovitz: Kiểm soát xã hội là khả năng của một nhóm xã hội hay cả xã hội trong việc điều tiết mình.

Nhưng cách định nghĩa trên quá hẹp và không khái quát. Có thể định nghĩa chung như sau: Kiểm soát xã hội là phương pháp và cách thức mà xã hội thiết lập nhằm củng cố, duy trì những chuẩn mực xã hội nhằm ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những hành vi lệch lạc. Cũng có thể định nghĩa là sự bố trí các chuẩn

mực xã hội, các giá trị và những thiết chế để ép buộc việc thực hiện chúng. Kiểm soát xã hội sẽ là khuôn mẫu cho các hành vi cá nhân, nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội chấp nhận đúng và làm theo.Kiểm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đẩy các hành vi lệc lạc vào khuôn phép hay một trật tự.

Hay: Kiểm soát xã hội được hiểu là tất cả những hành vi hợp chuẩn ,làm cho xã hội phát triển ổn định, bình thường. Đây là định nghĩa hoàn chỉnh, hợp lý và dễ hiểu nhất.

Kiểm soát xã hội được thưc hiện bởi các thiết chế xã hội như gia đình,tôn giáo, kinh tế, chính trị, giáo dục… thông qua chức năng kiểm soát của mình các cá nhân phải tuân theo các chuẩn mực giá trị xã hội, những quy định hạn chế đối với hành vi…

Kiểm soát xã hội duy trì sự bền vững và sự ổn định, trật tự xã hội, đồng thời tạo ra sự thay đổi mang tính hợp lí và tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 26 - 28)