Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 37)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an tồn giao thơng

của nhóm thanh niên tại Hà Nội.

2.2.1. Kiến thức:

Theo số liệu từ khảo sát do tác giả thực hiện về kiến thức khi được hỏi “Bạn

có biết về Luật an tồn giao thơng khơng?” thì đại đa số thanh niên được hỏi trả

lời “có biết” (với 201 người trên tổng số 241 người được hỏi) chiếm 83,4%. Chỉ có 40 phiếu trả lời khơng biết về Luật an tồn giao thông chiếm 16,6% tổng số người được hỏi.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Trong đó đa số những người đã đi làm “có biết về luật” nhiều hơn nhóm học sinh và sinh viên. 100% nhóm người làm nghề tiểu thủ cơng nghiệp (02 người) và kinh doanh bn bán (18 người) biết về luật an tồn giao thơng chiếm 10% tổng số 201 người có biết về luật. 2/3 số học sinh (19 trên tổng số 29 học sinh được hỏi) khi được hỏi khơng biết gì về luật an tồn giao thơng chiếm 47,5% tổng số 40 người được hỏi trả lời khơng biết gì về luật an tồn giao thơng . Khoảng 1/3 (11 trên tổng số 32 sinh viên được hỏi) số sinh viên được hỏi cũng có câu trả lời tương tự là khơng biết gì về luật an tồn giao thơng.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Xét theo trình độ học vấn thì những người có trình độ càng cao thì khả năng biết về luật an tồn giao thơng càng nhiều. Nhóm người có trình độ học vấn Cao đẳng , Đại học có tới 152 người chiếm 63,1% người được hỏi có biết về luật an tồn giao thơng. Nhóm học sinh THCS và THPT có số người biết về luật và khơng biết về luật tương đương nhau. 8 người được hỏi thuộc nhóm hoc sinh THCS thì có 4 người biết về luật và 4 người khơng biết về luật an tồn giao thơng. 51 người thuộc nhóm học sinh THPT thì có 23 người khơng biết về luật và 28 người có biết về luật an tồn giao thơng. Riêng nhóm trung cấp thì có 100% (17 người) số người được hỏi biết về luật an tồn giao thơng.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Sự hiểu biết về Luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên tuy có nhưng chưa cao, đối với các trường hợp trả lời phỏng vấn sâu thì sẽ có hàng loạt các câu trả lời tương tự như “Tơi có biết một chút xíu” – (Nam, cơng nhân, 29 tuổi – Phỏng vấn sâu (PVS) nhóm thanh niên số 01). “Tơi có biết một chút ít”- (Nữ, nhân viên hành chính ,27 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 03), “ Có biết luật nhưng biết ít”- (Nam, sinh viên, 19 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 05). “Khơng rõ lắm”….

Hay đặc biệt hơn “ Tơi biết là có luật nhưng khơng rõ các điều luật cụ thể như

thế nào” – ( Nam, kỹ sư xây dựng, 29 tuổi –PVS nhóm thanh niên số 02).

Bản thân mỗi người tham gia giao thông thường rất “ngại” “sợ” khi gặp Cảnh sát giao thông. Thế nhưng họ lại không trang bị đầy đủ kiến thức về Luật an toàn giao thơng, khi các đồng chí Cảnh sát giao thơng dừng xe các trường hợp vi phạm

thì “Người biết luật, người không biết”- (Nam, CSGT, 26 tuổi –PVS CSGT số 01). “Có người họ biết, nhưng họ giả vờ khơng biết hoặc họ chối, có người thì họ khơng

biết luật thật” – (Nam, CSGT, 35 tuổi – PVS CSGT số 10). Hoặc họ biết mình mắc

lỗi nhưng không rõ ràng về các điều khoản.“Khoảng 2/3 số người bị dừng xe biết

trước được lỗi họ mắc phải” – (Nam, CSGT, 28 tuổi –PVS CSGT số 05). Để cho rõ

ràng sẽ có người chủ động hỏi về tình trạng vi phạm: “Thường thì họ sẽ hỏi là họ vi

phạm lỗi gì, do họ khơng biết hoặc cố tình khơng biết” – (Nam, CSGT, 29 tuổi –

PVS CSGT số 07). Hoặc sẽ cố gắng cãi, xin “Cơ bản là biết lỗi nhưng vẫn xin tha

và giải thích đủ lý do” – (Nam, CSGT, 30 tuổi – PVS CSGT số 09).

Có thể nói đại đa số thanh niên khi tham gia giao thông đều biết cần phải lưu thông như thế nào cho đúng, đều biết ít nhiều về các điều Luật.

Tuy nhiên mức độ hiểu biết về Luật an tồn giao thơng của các bạn còn rất hạn chế; “biết một chút xíu”, “biết sơ sơ” “như một vài biển hiệu trên đường, chứ

cịn các điều luật cụ thể thì chịu” .Với 201 người có biết về luật an tồn giao thơng

thì khơng có một ai “nắm rất chắc về luật”. Có 30 người biết một chút về các điều luật chiếm 14,9% , 153 người chỉ nhận biết được một số biển hiệu cơ bản khi tham gia giao thơng chiếm 76,1% .và 18 người biết rất ít về các biển hiệu (chỉ nhận biết được một vài biển hiệu cơ bản) chiếm 9%.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Một số câu trả lời thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu như “Tôi chỉ biết sơ sơ

thơi, một vài biển hiệu trên đường, chứ cịn điều luật cụ thể thì tơi chịu” – (Nam, cơng nhân, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 01). Đại đa số người tham gia giao thơng thường lưu thơng theo thói quen, theo đám đông và nhận biết được một số biển hiệu cơ bản để tránh gặp rác rối. Còn về việc nắm chắc các điều luật an tồn giao thơng là khơng có. “ Tơi cảm thấy mơ hồ về các điều luật” – (Nam, kỹ sư xây dựng, 29 tuổi –PVS nhóm thanh niên số 02). “Biết sơ sơ thơi, chỉ biết một vài biển

báo để đi như thế nào tránh bị phạt chứ nếu nói để đọc tên một điều luật cụ thể hay mức phạt các điều luật ra sao thì hồn tồn khơng biết” – ( Nữ, nhân viên hành chính, 27 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 03).

“ Em cứ ra đường rồi chạy xe theo bạn bè và mọi người,, em biết ít lắm, chắc là chỉ

biết được một số biển báo như cấm đi ngược chiều…” – (Nữ, học sinh THPT, 17

tuổi – PVS nhóm thanh niên số 07).

Như vậy có thể thấy mức độ hiểu biết về luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên cịn rất hạn chế.

Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ khơng phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.

Bởi vì hầu hết những người tham gia điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đều không thuộc luật giao thông đường bộ. Thậm chí, những người điều khiển ơ tơ khơng chuyên lẫn những người điều khiển xe máy không nhớ hết những biển hiệu giao thông trên đường.

Bên cạnh đó, vẫn cịn hiện tượng mua bán bằng lái xe, thậm chí làm giả bằng lái xe. Điều này cho thấy, việc sở hữu bằng lái xe chỉ là hợp pháp hóa quyền được điều khiển phương tiện cơ giới để đối phó với cảnh sát giao thơng mà thơi.

Chính vì khơng hiểu biết luật giao thông đường bộ nên phần lớn người điều khiển phương tiện giao thông rất sợ gặp cảnh sát giao thơng. Chính vì sự sợ hãi khiến cho họ tìm cách né tránh, hay vơ thức bỏ chạy khi bị cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng phương tiện.

Và trong trạng thái tâm lý bất an lẫn phải di chuyển với tốc độ cao, đôi khi do cảnh sát giao thông truy đuổi. Họ đã không làm chủ được phương tiện và gây ra tai nạn.

Tiếp tục với câu hỏi dành cho những bạn có biết về luật an tồn giao thơng. Khi được hỏi “Bạn biết về luật an tồn giao thơng qua đâu?”. Thì đa số các bạn

biết đến luật an tồn giao thơng qua các phương tiện truyền thơng. Rất ít bạn tự tìm hiểu để biết luật và một điều bất ngờ là chỉ có 45,3% (91 người) chọn phương án biết về luật an tồn giao thơng khi học bằng lái xe.

Lựa chọn Tần số Tỷ lệ %

Khi học bằng lái xe 91 45,3

Qua phương tiện truyền thông 138 68,7

Qua bạn bè người thân 43 21,4

Tự tìm hiểu 40 19,9

Do bị phạt nhiều lần 4 2,0

Khác 0 0

Tổng 201 (phiếu có) 100

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hồng Thị Tư thực hiện).

Trên thực tế có thể thấy các cơ sở đào tạo, trường dạy nghề lái xe tương đối nhiều nhưng lại “thiếu học viên”. Bởi lẽ đa số người dân biết chạy xe trước khi lấy bằng, với họ việc lấy bằng chỉ là “hợp pháp hóa” hơn. Đến khi có bằng họ sẽ yên tâm chạy xe theo thói quen, theo đám đơng… Mà chưa từng biết qua hết các điều Luật an tồn giao thơng mà lẽ ra họ phải học phải nắm rõ trước khi cầm bằng lái trong tay.

Một số câu trả lời của các bạn thanh niên khi được hỏi về vấn đề này như sau: “Không biết về luật; không muốn nắm chắc luật; khơng bao giờ cập nhật; Có

bằng lái xe máy vì mua bằng” – (Nam, cơng nhân, 20 tuổi – PVS nhóm thanh niên

số 04).

Hay do sự tuyên truyền phổ biến của các phương tiện truyền thơng và thói quen như:“Tơi biết chắc là qua các phương tiện truyền thông thôi và lưu thông

trên đường nhiều thì biết”- (Nam, cơng nhân, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số

Các cơ sở đào tạo dạy nghề lái xe biết là nhiều nhưng không phải cơ sở đào tạo nào cũng đạt chất lượng và kiểm sốt chặt chẽ q trình học lấy bằng lái. Rất nhiều cơ sở chấp nhận cho học viên thuê người học hộ, điểm danh hộ và “đút tiền” khi thi để được qua:“Biết vì tơi lưu thơng trên đường nhiều mọi người chỉ, chứ khi

học bằng lái tơi khơng học luật, đóng thêm vài trăm có người nhắc bài đỡ học” –

(Nữ, nhân viên hành chính, 27 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 03).

Khi được hỏi bản thân có muốn nắm chắc luật hay khơng thì có tới 227 người trả lời có và 14 người trả lời không muốn. Tuy nhiên trong số 227 người muốn nắm chắc luật lại có tới 124 người không bao giờ cập nhật kiến thức ATGT chiếm hơn một nửa (51,5%). 177 người thỉnh thoảng cập nhật kiến thức về luật chiếm 48,5% và khơng có một ai thường xun cập nhật kiến thức về luật an tồn giao thơng.

Bảng 2.2: Mức độ cập nhật kiến thức ATGT

Lựa chọn Tần số Tỷ lệ %

Thường xuyên 0 0

Thỉnh thoảng 117 48,5

Không bao giờ 124 51,5

Tổng 201 100

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Một số lý do được đưa ra như sau: “Nắm chắc luật thì ai chả muốn” nhưng “Tơi khơng có thời gian nên khơng cập nhật” – (Nam, công nhân, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 01).

Thật đúng bởi với nhưng đỗi tượng thanh niên nếu chưa có gia đình thì họ bận học, bận làm, bận kiếm tiền… Nếu đã có gia đình rồi thời gian đối với họ rất

gian chăm sóc con cái, thời gian “đối nội, đối ngoại”, thời gian cho bạn bè … thì làm gì cịn thời gian cho việc tự giác cập nhật kiến thức về Luật an tồn giao thơng.

Khơng phải ai cũng nói “khơng” với việc tiềm hiểu Luật an tồn giao thơng, rất nhiều người muốn nắm chắc luật: “Tất nhiên là có” tuy nhiên“Tơi khơng muốn

tìm hiểu vì thấy vơ bổ, khơng có lợi trước mắt. Gặp Cảnh sát giao thơng chỉ cần biết cách đưa tiền là được” – (Nam, kỹ sư xây dựng, 29 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 02).

Như vậy đối với họ thời gian và tiền bỏ ra để học Luật có vẻ “tốn” hơn việc biết “hối lộ” đúng lúc.

Hoặc một số lại thụ động hơn trong việc cập nhật kiến thức: “Có muốn nắm

chắc luật để khi bi bắt cịn tâm phục” nhưng “khơng bao giờ cập nhật, nếu có thơng tư gì mới, ai nói cho thì biết vậy thơi” – (Nữ, nhân viên hành chính, 27 tuổi – PVS

nhóm thanh niên số 03). Có lẽ các nhà quản lý nên có nhiều biện pháp đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến Luật an tồn giao thơng tới người dân để họ dù không chủ động học nhưng vẫn biết đến Luật an tồn giao thơng.

“Chắc là khơng” muốn nắm chắc luật tại vì “Thấy mình chỉ cần biết những

điều cơ bản là được không cần biết nhiều mất thời gian, mất công học lâu” – ( Nữ,

học sinh THPT, 17 tuổi – PVS nhóm thanh niên số 07).

Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy mức độ hiểu biết về luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên đơ thị tại Hà Nội còn tương đối thấp. Và dường như các bạn trẻ khơng mấy quan tâm tới việc tìm hiểu và học Luật giao thơng. Có lẽ các cơ quan ban ngành chức năng cần phải có những chính sách, biện pháp phù hợp hơn giúp cho các bạn trẻ dễ dàng cập nhật thơng tin luật an tồn giao thơng đầy đủ và chính xác hơn.

2.2.2. Thái độ

Với vốn kiến thức về luật an toàn giao thơng của nhóm thanh niên thấp như vậy, thì thái độ thực hiện an tồn giao thông cũng chưa thực sự tốt. Với 241 người được hỏi thì có tới 204 người trả lời đã từng vi phạm luật an tồn giao thơng tương

đương 84,6%. Chỉ có 37 người trả lời chưa từng vi phạm luật an tồn giao thơng (chiếm 15,4%).

Biểu đồ 2.5: Đã từng/chƣa từng vi phạm luật ATGT của nhóm thanh niên:

Nguồn: Kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2014.( Do tác giả Luận văn Hoàng Thị Tư thực hiện).

Nhiều bạn trẻ cịn hồn nhiên khẳng định “Làm gì có ai chưa từng vi phạm” luật ATGT, hay “Đã từng vi phạm rất nhiều lần” .

Trong khi đó dưới sự nhìn nhận của nhóm người dân độ tuổi ngồi 30 về việc “ Đã từng nhìn thấy vi phạm của nhóm thanh niên” cũng rất nhiều: “Bác thấy

nhiều rồi chứ cháu gái. Đấy nhìn mấy cậu chạy xe không đội mũ bảo hiểm đầy ra đấy thôi” – (Nam, chạy xe thương binh, 51 tuổi – PVS người dân ngoài độ tuổi 30

trở thành “thành kiến” với nhưng người dân khác: “của thanh niên à! Thấy nhiều

rồi, thấy hằng ngày luôn” – (Nữ, kinh doanh, 46 tuổi - PVS người dân 30+ số 02).

Việc nhóm thanh niên vi phạm Luật an tồn giao thơng dưới con mắt của nhóm người dân ngồi 30 tuổi như chuyện thường nhật: “Thấy nhiều rồi, ngày nào

mà chả thấy mấy đứa học sinh chở 3, chở 4 đến trường” – (Nữ, giáo viên, 42 tuổi -

PVS người dân 30+ số 04); “Ngày nào ra đường chị cũng gặp” – (Nữ, kinh doanh, 34 tuổi - PVS người dân 30+ số 05). Và dường như việc vi phạm Luật an tồn giao thơng của nhóm thanh niên cũng tạo ra sự khó chịu cho họ: “Thanh niên bây giờ ra

đường chạy xe chả có tý văn hóa nào. Cứ đi ra đường thấy mấy cậu tóc xanh tóc đỏ đi xe khơng đội mũ là thấy ghê rồi” – (Nữ, dược sỹ, 32 tuổi - PVS người dân 30+

số 06). Một ngày mà thấy luôn cả trăm lần như vậy thì việc khó chịu ấy lại trở thành “thói quen”: “Ngồi ở đây một ngày thấy luôn cả trăm lần” – (Nam, bán trà đá, 42 tuổi - PVS người dân 30+ số 07).

Đối với sự nhìn nhận của các đồng chí Cảnh sát giao thơng cũng tương tự. Việc vi phạm của nhóm thanh niên là “Rất nhiều”. “Nhóm thanh thiếu niên học sinh cực kỳ hay vi phạm luật giao thông” – (Nam, CSGT, 28 tuổi – PVS CSGT số

06).Đến ngay cả những người dân khác còn thấy việc vi phạm Luật an toàn giao thơng của nhóm thanh niên là “thường nhật” và “ hàng tram lần” thì đối với các đống chí Cảnh sát giao thơng là: “Hỏi thừa rồi, vi phạm thường ngày luôn, em đi

đường chắc cũng phải nhìn thấy chứ” – Nam, CSGT, 31 tuổi – PVS CSGT số 03).

Các đồng chí Cảnh sát giao thơng khơng thể kiểm sốt và dừng xe tất cả các hành vi vi phạm giao thơng: “Nhóm thanh niên là nhóm đối tượng hay vi phạm nhưng lại

khó xử lý” – (Nam, CSGT, 42 tuổi – PVS CSGT số 04). Bởi lẽ lực lượng còn mỏng, một chốt giao thơng thường chỉ có từ một đến hai đồng chí trực nhưng nhóm đối tượng thường phóng nhanh lạng lách rất khó bắt dừng xe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi thực hiện an toàn giao thông của nhóm thanh niên đô thị (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hà nội) (Trang 37)