CHƯƠNG 3 : PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Định hướng phát triển thị trườngtrái phiếu doanh nghiệp VN tới năm
5.1.1.Quan điểm phát triển
Thị trường TPDN trong những năm tới sẽ tiếp tục có những bước phát triển với sự mở rộng cả về quy mơ lẫn tính đa dạng của sản phẩm. Tính minh bạch thơng tin của thị trường sẽ tiếp tục được cải thiện đi kèm với sự tuân thủ hành lang pháp lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Tiềm năng tăng trưởng hiện hữu trong dài hạn xét tới sự tăng trưởng của nền kinh tế đi kèm với nhu cầu mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng vốn. Nghị định 153 đang được đưa ra lấy ý kiến thị trường năm 2022, mục tiêu hoàn thiện nghị định để doanh nghiệp có cơ sở pháp lý phát hành trái phiếu. Sau đây là các quan điểm phát triển:
a. Nhà nước thực hiện quản lý bằng cơng cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK. Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ – tín dụng ngân hàng.
b. Phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo an toàn hệ thống, từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và hiện đại hóa hạ tầng thị trường, đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý.
c. Tiếp tục tập trung phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệtlà vốn trung và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và cơng khai thơng tin doanh nghiệp.
d. Tăng cường tính cơng khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
5.1.2.Triển vọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã và đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp. Trước sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, việc hồn thiện khung pháp lý, minh bạch thơng tin, đảm bảo sự phát
triển lành mạnh bền vững của thị trường là yêu cầu cấp thiết.
Về nguyên tắc, phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp dưới khía cạnh kinh tế là sự phát triển số lượng vốn huy động được từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó vừa đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên liên quan, bao gồm: doanh nghiệp phát hành (là đảm bảo huy động đủ vốn theo dự kiến, kịp thời gian với chi phí phát hành thấp), đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư (lãi suất và khả năng thu hồi vốn đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư) và rộng hơn là nền kinh tế (chia sẻ áp lực về huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản và nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính).
Năm 2021, Luật Chứng khốn năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các nghị định liên quan đến thị trường trái phiếu có hiệu lực đã tạo khung pháp lý thống nhất về trái phiếu doanh nghiệp, chuẩn hóa thị trường, tiệm cận với các thông lệ quốc tế. Nghị định số 153/220/NĐ-CP thay thế Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, ngày 04/12/2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP, ngày 09/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, ngày 04/12/2018 là cơ sở pháp lý để thị trường trái phiếu doanh nghiệp được quản lý theo hướng chuyên nghiệp hóa, minh bạch hóa thị trường; tăng cường quản lý giám sát đối với hoạt động phát hành trái phiếu và thúc đẩy phát triển đồng bộ cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, làm rõ điềukiện cũng như trách nhiệm các thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp; góp phần phát triển thị trường an tồn; thực hiện mục tiêu cân bằng hơn với thị trường tín dụng ngân hàng..
Tháng 2 năm 2022, Bộ tài chính tổ chức buổi Tọa đàm đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành chủ yếu là trái phiếu thông thường, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền; khoảng 60% khối lượng trái phiếu phát hành khơng có tài sản đảm bảo. Lãi suất phát hành chưa có căn cứ xác định, song các doanh nghiệp hầu hết sử dụng lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiền gửi một năm của một hoặc một số ngân hàng thương mại. Về dài hạn, tác giả cho rằng kênh huy động qua TPDN vẫn sẽ phát triển mạnh và quy mô sẽ sớm tiệm cận với quy mô thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, riêng trong năm 2022 thì quy mơ phát hành mới sẽ không lớn như năm 2020 do hoạt động phát hành riêng lẻ sẽ giảm đi và hình thức chào bán ra công chúng sẽ tăng lên đáng kể. Lý do nằm ở cả phía cung và phía cầu của thị trường này:
là rất lớn, và kênh huy động qua TPDN vẫn sẽ phát triển mạnh trong năm 2022 và các năm tới đây với 02 nguyên nhân chính: thứ nhất là năng lực vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại là không đủ trong khi chủ trương chung của các cơ quan chính sách vẫn là ưu tiên kênh vốn trung và dài hạn qua kênh TPDN và qua huy động trên thị trường cổ phiếu. Thứ hai, rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chịu tác động cuat Covid-19 làm ảnh hưởng tạm thời đến dịng tiền từ hoạt động kinh doanh. Do đó nhu cầu tái cấu trúc kỳ hạn nguồn vốn nợ vay theo hướng dài hạn hơn để phù hợp với dòng tiền kỳ vọng từ kinh doanh là rất lớn. Điều này càng phù hợp hơn với những doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp và khó có khả năng được ngân hàng gia hạn hay tăng hạn mức tín dụng trong bối cảnh hiện nay.
+Ở góc độ cầu: nhu cầu đầu tư và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng lên trong môi trường lãi suất ở mức thấp kỷ lục và tiếp tục kỳ vọng sẽ được duy trì trong vài năm tới đây. Tuy nhiên, các quy định mới ví dụ như giới hạn người mua trái phiếu riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ làm thay đổi đáng kể khả năng hấp thụ nguồn cung trái phiếu đó trong những năm tới đây.
Tác giả tin rằng thị trường TPDN trong những năm tới vẫn sẽ sôi động, tuy nhiên cơ cấu phát hành được dự báo sẽ dịch chuyển đáng kể sang hình thức chào bán ra cơng chúng thay vì chiếm 6.5% trong tổng giá trị phát hành trong năm 2020 vừa qua.
5.1.3.Định hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp VN tới năm 2030
Sự phát triển của thị trường TPDN trong giai đoạn 2016-2020 đã góp phần phát triển cân bằng hơn giữa thị trường vốn với thị trường tín dụng ngân hàng. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã giúp mọi loại hình doanh nghiệp huy động vốn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước điều hành thận trọng; giảm bớt áp lực huy động và cung ứng vốn của hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó giảm thiểu rủi ro về kỳ hạn của các ngân hàng.
Giai đoạn này, thị trường TPDN là cấu phần có sự tăng trưởng mạnh nhất của thị trường tài chính, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các DN trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp. Sự phát triển của thị trường TPDN đã giúp mọi loại hình DN huy động vốn cho sản xuất kinh doanh; định hướng nhà đầu tư tập trung vào các khoản đầu tư trung, dài hạn; giảm bớt rủi ro cho các NHTM trong việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu.
Trong giai đoạn 2021-2030, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ có lợi thế và thách thức đan xen. Theo đó, thị trường tài chính sẽ có nhiều thuận lợi như: Thị trường tài chính ngày
càng phát triển cả về lượng và về chất; thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu được kỳ vọng có tốc độ phát triển nhanh; Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế rất lớn; Việc ápdụng các công nghệ mới sẽ hỗ trợ phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.
Với quan điểm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ là phát triển thị trường TPDN để hỗ trợ DN huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng, việc phát triển thị trường TPDN trong giai đoạn tới cần tập trung vào những mục tiêu sau:
- Phát triển thị trường TPDN từng bước trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các DN; Xây dựng và phát triển thị trường phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; mở rộng và kết nối với thị trường khu vực vàquốc tế.
- Nâng cao tính cơng khai, minh bạch của thị trường, thúc đẩy tăng cường quản trị và công khai thông tin DN; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trên thị trường tổ chức hoạt động và cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.
5.2.Một số giải pháp nhằm cải thiện quy mô của TTTPDNVN