STT Thị trường Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)
2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Châu Á 172.2 188.7 201.6 209.9 268.1 80.9 79.7 79.5 80.0 80.7 1.1 ASEAN 28.3 31.8 32.2 30.2 41.1 13.3 13.4 12.7 11.5 12.4 1.2 Hàn Quốc 47.0 47.6 47.0 46.4 56.1 22.0 20.1 18.6 17.7 16.9 1.3 Nhật Bản 17.0 19.0 19.5 20.5 22.5 8.0 8.0 7.7 7.8 6.8 1.4 Trung Quốc 58.6 65.5 75.5 84.1 109.8 27.5 27.7 29.8 32.1 33 2 Châu Âu 14.6 17.2 18.0 18.5 21.7 6.9 7.3 7.1 7.1 6.5 EU 27 12.2 12.9 14.1 14.7 17 5.7 5.5 5.5 5.6 5.1 3 Châu Mỹ 15.7 20.0 22.3 21.7 25.1 7.4 8.4 8.8 8.3 7.6 Mỹ 9.3 12.7 14.4 13.8 15.5 4.4 5.4 5.7 5.3 4.7 4 Châu Phi 1.4 2.5 2.4 2.5 2.9 0.6 1.0 0.9 1.0 0.9 5 Châu Đại Dương 3.7 4.3 5.0 5.1 8.6 1.7 1.8 2.0 2.0 2.6 6 Chưa phân tổ 5.4 4.2 4.2 4.6 5.9 2.5 1.8 1.7 1.7 1.8
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường trọng điểm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn giữ vững vị thế là hai thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch lần lượt là 109,9 tỷ USD (tăng 30,7% so với năm 2020) và 56,1 tỷ USD (tăng 20,9%). ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba với kim ngạch đạt 41,1 tỷ USD (tăng 36,1%). Tiếp theo đó là Nhật Bản với 22,5 tỷ USD (tăng 9,8%); EU với 16,9 tỷ USD (tăng 15%); Mỹ với 15,5 tỷ USD (tăng 12,3%).
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế
2.2.1. Tình hình dịch Covid-19
Dịch Covid-19 (tên gọi cũ là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona - nCoV) bắt đầu xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 12 năm 2019. Đến nay, dịch bệnh đã lan ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng số ca mắc tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2021 là hơn 286,9 triệu ca và hơn 5,4 triệu ca tử vong. Với sự xuất hiện của nhiều biến chủng nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh như: Delta, Omicron,... có những thời điểm mỗi ngày số ca nhiễm trên toàn thế giới đã vượt mốc 1 triệu. Đây là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất từng xuất hiện trong lịch sử và gây nhiều tác động tiêu cực cho mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội.
Trên thế giới, tình hình dịch bệnh ngày càng nguy hiểm khi Covid-19 liên tục xuất hiện những biến thể mới, gây nguy hiểm đến cho hàng tỷ người trên thế giới. Số lượng người nhiễm Covid – 19 tăng lên chóng mặt hàng ngày, số lượng người chết vì Covid – 19 vì thế cũng tăng nhanh ở tồn cầu. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam cũng ghi nhận số lượng người nhiễm gia tăng nhanh chóng. Thị trường ASEAN có tốc độ tăng nhanh về số lượng người nhiễm Covid – 19 trong năm 2021 so với năm 2020 (tăng 7,6 lần), trong khi mức tăng tại EU và Mỹ lần lượt là 2,6 lần và 1,7 lần. Tại các nước khác trên thế giới, số lượng người nhiễm trong năm 2021 cũng tăng gấp 2,4 lần. Còn tại Trung Quốc, do theo đuổi chính sách “zero Covid”, hầu hết các khu vực bị nhiễm đều bị phong tỏa nên nước này kiểm soát được mức độ lây lan dịch bệnh, số lượng người nhiễm Covid năm 2021 chỉ tăng 0,2 lần so với năm 2021.
Hình 2.11: Số ca mắc Covid-19 tại một số quốc gia, khu vực giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Ca mắc Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu tại
website:
projects.voanews.com/coronavirus/vietnamese/
Tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc Covid-19 là tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Tính đến ngày ngày 31 tháng 12 năm 2021, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch bệnh bùng phát với tổng số ca nhiễm là 1.731.257 ca (đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ), với 1.355.286 người khỏi bệnh và 32.168 ca tử vong. Với việc dịch bệnh đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại nước ta, các biện pháp kiểm soát đã được đẩy mạnh triển khai, trong đó có cả các biện pháp giãn cách xã hội.
Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca mắc trong cả năm là 1.465 ca, trong đó đã có 1.323 ca khỏi bệnh (chiếm 90,3%) và chỉ có 35 ca tử vong.
Việt Nam sau khi cơng bố có dịch đã lập tức có những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như: thắt chặt biên giới, hạn chế thị thực, thu hồi giấy phép hàng không,... Tới hết ngày 19 tháng 3 năm 2020, tổng số bệnh nhân trong cả nước được ghi nhận là 85.
Trong tháng 03 năm 2020, Việt Nam xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Từ 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2020, Việt Nam công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước và thực hiện giãn cách tồn xã hội trong vịng 15 ngày. Các biện pháp kiểm sốt được triển khai đã giúp Việt Nam có giai đoạn chống dịch rất thành cơng với 99 ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đợt bùng phát dịch thứ 2 bắt đầu vào ngày 25 tháng 7 năm 2020, khi Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây cùng các ca nhiễm khác xuất hiện. Thành phố Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian từ những ngày cuối tháng 7 đến giữa tháng 9 năm 2020 nhằm kiểm sốt dịch bệnh. Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã có tổng cộng 35 bệnh nhân tử vong, tất cả đều trong đợt bùng phát thứ 2. Với việc chỉ có hơn 1.000 ca nhiễm trong năm 2020, Việt Nam đã được các tổ chức và quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao và học tập về cơng tác phịng chống dịch bệnh.
Hình 2.12: Số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam năm 2020
Đơn vị tính: Ca mắc Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Cục Y tế dự phịng, Bộ Y tế
Sang đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc Covid-19 cùng số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch Covid-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, Việt Nam đã
ghi nhận 1.731.257 ca nhiễm, trong đó 1.727.088 ca trong nước. Số ca tử vong cũng tăng mạnh lên 32.168 ca (chiếm gần 2% số ca mắc).
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã đồng ý nhập khẩu 204.000 liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên và việc tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu triển khai từ ngày 08 tháng 03 năm 2021.
Cuối tháng 4 năm 2021, sự xuất hiện các chuỗi lây nhiễm Covid-19 từ người cách ly đã mở đầu cho đợt bùng phát dịch lần thứ 4, đây cũng là đợt bùng phát dịch mạnh và nguy hiểm chưa từng thấy tại Việt Nam. Việc liên tục xuất hiện các đợt bùng phát dịch các các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,... đã khiến cho hệ thống y tế có những thời điểm bị rơi vào trạng thái quá tải. Một số biện pháp khẩn cấp đã được nhanh chóng triển khai nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cùng với đó việc tiêm phịng vaccine cho người dân được chỉ đạo triển khai vơ cùng quyết liệt.
Hình 2.13: Số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam năm 2021
Đơn vị tính: Ca mắc Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Cục Y tế dự phịng, Bộ Y tế
Tính đến hết ngày 30 tháng 12 năm 2021, tổng số liều vaccine Covid-19 đã được tiêm trong cả nước là 150.935.915 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.555.511 liều, tiêm mũi 2 là 68.435.813 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc) là
Với chủ trương thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế
- xã hội, ngày 11 tháng 10 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP chuyển hướng chiến lược phịng, chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” thay thế chỉ thị 15, 16, 19, trong đó đã đưa ra các tiêu chí xác định, phân loại cấp độ dịch và đưa ra những biện pháp tương ứng với từng cấp độ dịch.
2.2.2. GDP của các nước
Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid – 19, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2021. Thậm chí, các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, GDP năm 2021 còn tăng cao hơn so với mức của các năm trước giai đoạn Covi – 19. Với thị trường Trung Quốc, GDP của năm 2020 vẫn có sự tăng trưởng cao hơn so với năm trước đó. Điều này cũng có thể tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hình 2.14: GDP một số đối tác xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021
Đơn vị tính: Tỷ USD Nguồn: World Bank
Thị trường ASEAN và EU cũng đã có những dấu hiệu tích cực khi tổng GDP của khu vực này đã tăng so với năm 2020, trong đó, thị trường ASEAN tăng 4,8%, thị trường EU tăng 8,2% so với năm 2020. Mặc dù mức tăng trên vẫn chưa đạt được mức như năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra Covid – 19, nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường trọng điểm trên.
2.2.3. Lạm phát
Năm 2020, hầu hết do vấn đề về Covid, năm 2020, nhiều quốc gia đã đình trệ sản xuất, nên chỉ số lạm phát giảm so với năm 2019. Tuy nhiên, năm 2021, các hoạt động sản xuất đã được dần khôi phục, bên cạnh các vấn đề về gia tăng giá năng lượng, dịch vụ, thực phẩm và các hàng hóa phi năng lượng khác. Chi phí vận tải tăng, chủ yếu là do khủng hoảng năng lượng và tình trạng thiếu hụt tàu và container tại nhiều cảng trên thế giới. Tình hình càng làm gia tăng trầm trọng hơn tỷ lệ lạm phát bình quân tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Bảng 2.6: Mức lạm phát bình quân tại các khu vực thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam
Đơn vị tính: %
Nước Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
EU 1.90 1.71 0.80 2.41
ASEAN 2.58 2.35 2.01 2.75
Mỹ 2.44 1.81 1.23 7.12
Trung Quốc 2.24 2.89 1.34 2.97
Khác 4.41 4.74 8.72 4.67
Nguồn: Tác giả tính tốn từ chỉ số của statista.com
Trên thị trường Mỹ, mức lạm phát tăng đột biến trong năm 2021 so với thời kỳ trước Covid – 19 phần lớn là do khủng hoảng về năng lượng, làm đẩy giá nhiên liệu thế giới tăng cao, dẫn tới tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa, chủ yếu là các hàng
hóa nhu yếu phẩm và dịch vụ vận tải, chăm sóc y tế. Nhu cầu tăng cao dẫn tới tăng lạm phát.
Thị trường Trung Quốc năm 2020, chỉ số lạm phát giảm mạnh, do việc kết hợp nhiều chính sách của Chính phủ Trung Quốc, như “zero-Covid”, các chính sách tác động và kiểm sốt giá cả trên thị trường thơng qua các cơng cụ trợ giá và bình ổn thị trường (Hồng Nữ Ngọc Thủy, Lương Minh Hiển, 2022)
2.2.4. Dân số
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19, song dân số tại nhiều nước và khu vực trên thế giới vẫn tăng nhẹ trong giai đoạn Covid, trừ khu vực EU.
Hầu hết dân số trong khu vực EU đều là dân số già. Bên cạnh đó, trong hai năm 2020, 2021, tỷ lệ người tử vong do Đại dịch Covid tăng cao, làm giảm dân số, chưa kể vấn đề cố hữu của lục địa già này là tỷ lệ sinh thấp, không bù đắp được tốc độ già hóa dân số và tỷ lệ tử vong, làm ảnh hưởng đến tổng quy mô dân số của khu vực này.
Bảng 2.7: Tổng dân số tại các khu vực thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2021
Đơn vị tính: Triệu người
Nước Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
EU 513.4 514.0 447.8 445.3
ASEAN 558.4 564.2 569.8 575.6
Mỹ 326.8 328.3 329.5 332.9
Trung Quốc 1410.2 1415.3 1418.4 1451.8
Khác 2757.8 2785.5 2862.4 2919.4
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu thống kê trong trang worldpopulationreview.com
Ngoài khu vực châu Âu, các khu vực khác đều có tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, kể cả trong giai đoạn Covid – 19. Xét theo khía cạnh từ phía các nhà xuất khẩu, dân số tăng cũng mở ra một thị trường rộng lớn hơn, kích thích sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng trên thị trường.
2.2.5. Khoảng cách giữa các nước
Khoảng cách từ Việt Nam đến với các thị trường ở khu vực châu Mỹ, nhất là Nam Mỹ khá xa, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự xa cách về mặt địa lý cũng cho thấy, để tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp cần phải tốn kém hơn các chi phí về nghiên cứu thị trường, chi phí vận tải, bảo hiểm, chi phí phân phối, marketing. Trong bối cảnh Covid – 19, việc đứt gãy chuỗi cung ứng, sự gia tăng từ giá nhiên liệu, sự khan hiếm về phương tiện vận chuyển, cũng như chính sách phong tỏa để phịng tránh Đại dịch Covid – 19 lại càng khiến cho việc tiếp cận thị trường ở các khu vực này trở nên khó khăn hơn.
2.3. Ảnh hưởng của Covid-19 đến thương mại quốc tế của Việt Nam
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu
Để nghiên cứu tác động của Covid – 19 đến thương mại quốc tế của Việt Nam, tác giả lựa chọn mơ hình trọng lực để nghiên cứu, theo đó, 4 mơ hình nghiên cứu tác động của Covid – 19 và các yếu tố khác đến thương mại quốc tế của Việt Nam được thể hiện như sau:
Mơ hình (1): XK = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF +
C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mơ hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm
Mơ hình (2): NK = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF +
C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mơ hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường trọng điểm
Mơ hình (3): XNK = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF
+ C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mơ hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến tổng giá trị xuất nhập khẩu (thương mại quốc tế) của Việt Nam với các thị trường trọng điểm
Mơ hình (4) Netxp = C(1)*DCOV + C(2)*DCOV*DDIS + C(3)*DCOV*INF
+ C(4)*DCOV*GDP + C(5)*DCOV*POPULATION + C(6)*DDIS + C(7)*INF + C(8)*GDP + C(9)*POPULATION + C(10)
Mơ hình này đo lường tác động của Covid và các yếu tố khác đến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam với các thị trường trọng điểm.
Để đánh giá tác động của Covid đến thương mại quốc tế của Việt Nam với các đối tác trên thế giới, tác giả Luận văn tiến hành thu thập dữ liệu từ 68 thị trường trong thời gian 4 năm (từ 2018 đến 2021), với các dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và qua đó tính toán cán cân thương mại của Việt Nam với 68 thị trường kể trên. Các dữ liệu này được lấy từ nguồn của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu. Các dữ liệu về GDP, lạm phát của các quốc gia, khoảng cách từ Việt nam đến các nước đối tác, dân số và số ca nhiễm Covid – 19 được lấy từ các nguồn số liệu thống kê đáng tin cậy của WB, các trang statista.com, worldpopulationreview.com..
Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Eviews 10. Các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng để phân tích, đánh giá tác động của Covid – 19 và các yếu tố đến thương mại của Việt Nam với các nước đối tác.
2.3.2. Kết quả nghiên cứu
2.3.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến trong mơ hình
Tiến hành kiểm định tính dừng của các biến trong mơ hình để đảm bảo sự phù hợp của mơ hình.