Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021

Một phần của tài liệu Lưu Quý Nhân - 820131 - QLKT2A (Trang 45 - 47)

Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương

Vào tháng 11 năm 2021, Chính phủ đã ban hành quy định tạm thời, chuyển hướng chiến lược phịng chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19”, điều này đã tạo điều kiện cho các hoạt động của nền kinh

tế, trong đó có hoạt động xuất khẩu phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đến hết năm 2021, nhiều mặt hàng đã có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước thời kỳ dịch bệnh, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng rất cao như sắt thép (tăng 123,4% so với năm 2020, đạt 11,7 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (tăng 41%, đạt 38,3 tỷ USD);... Các ngành hàng có thể mạnh như dệt may, da giày dù tiếp tục chịu nhiều ảnh hương tiêu cực từ dịch bệnh nhưng cũng đã hoàn thành mục tiêu sớm hơn dự kiến.

2.1.2.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Giai đoạn 2017-2019, nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần nhập khẩu nhằm phục vụ sản xuất, xuất khẩu và các nhu cầu thiết yếu. Kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này ln chiếm gần 89% tổng kim ngạch nhập khẩu; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm sốt nhập khẩu chỉ chiếm dưới 7,1% và có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Điều này thể hiện rằng cơng tác kiểm sốt nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian này đã được thực hiện tốt.

Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021

STT Nhóm

hàng

Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)

2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhóm hàng cần nhập khẩu 190.2 210.1 222.8 231.5 295.2 88.4 86.2 84.32 82.26 88.85 2 Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu 13.5 15.9 18.1 16.5 20.2 6.28 6.53 6.84 5.85 6.08 3 Hàng hoá khác 9.3 10.9 12.5 14.4 16.8 4.34 4.47 4.73 5.11 5.07

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Cơng thương

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2020 đã thể hiện nước ta đã tiếp tục triển khai hiệu quả khâu kiểm soát hàng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu tập trung chủ yếu ở

nhóm hàng cần nhập khẩu phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm hơn 82%, trong khi nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6%.

Việc dịch bệnh bùng phát vào khoảng cuối tháng 3 năm 2020 đã gây ra một số biến động đối với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu tháng 4 năm 2020 giảm 17,7% so với tháng 3, đạt 16,1 tỷ USD. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh so với tháng 3 có thể kể đến như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 21%, đạt 4 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 15,9%, đạt 1 tỷ USD; vải các loại giảm 6,4%, đạt 1 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo giảm 6,9%, đạt 620 triệu USD.

Tương tự, kim ngạch nhập khẩu của nhiều loại hàng hóa trong nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng giảm như: rau quả giảm 5,2% so với tháng 3/2020, đạt 90 triệu USD; phế liệu sắt thép giảm 6,4%, đạt 118 triệu USD; ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ cũng giảm 34%, đạt 44 triệu USD;… Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với tháng 3 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 8,8%, đạt 3,3 tỷ USD; thép các loại tăng 12,6%, đạt 922 triệu USD; than đá tăng 18,2%, đạt 386 triệu USD;...

Một phần của tài liệu Lưu Quý Nhân - 820131 - QLKT2A (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w