Đơn vị tính: Triệu USD Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Bộ Công thương
Cũng như xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng có sự suy giảm kim ngạch vào tháng 2 và tăng trưởng kim ngạch vào tháng 11, 12 do những tác động của dịch bệnh và sự thay đổi chính sách của Nhà nước.
Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế số lượng người làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp và đóng cửa những cửa hàng kinh doanh dịch vụ
được coi là khơng thiết yếu nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh lần thứ 3 xuất hiện từ cuối tháng 1 đã làm giảm cầu đối với các loại hàng hóa nhập khẩu. Cùng với đó, những khó khăn trong việc đi lại do giãn cách đã hội đã làm kéo dài thời gian vận chuyển và tăng chi phí những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Những điều này là nguyên nhân dẫn đến việc kim ngạch nhập khẩu có sự sụt giảm rõ rệt vào tháng 2 năm 2021 (giảm 21,9% so với tháng 1, đạt 20,656 tỷ USD).
Nhập khẩu tăng cao vào 2 tháng cuối năm có ngun nhân từ việc khơi phục sản xuất nên các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động. Bên cạnh đó nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng cao phục vụ các dịp noel và đón năm mới khi có nhiều nơi theo quy định mới đã trở thành vùng an toàn, có thể tổ chức các sự kiện, hoạt động cộng đồng.
2.1.1.3. Cán cân thương mại
Bảng 2.1: Cán cân thương mại của Việt Nam với các đối tác chính giai đoạn 2017-2021 STT Thị trường Nhập siêu (Tỷ USD) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1 Châu Á 59.4 58.2 67.7 72.4 107.9 1.1 ASEAN 6.6 6.9 6.9 6.9 12 1.2 Hàn Quốc 32.1 29.3 27.3 27.5 34 1.3 Nhật Bản 0.1 0.2 -0.8 1.2 2.3 1.4 Trung Quốc 23.2 24.1 34.0 35.3 53.5 2 Châu Âu -26.5 -27.8 -28.2 -25 -28 EU 27 -26.1 -23.3 -21.7 -20.3 -23.1 3 Châu Mỹ -35.6 -37.0 -50.6 -66.8 -86.9 Mỹ -32.2 -34.8 -46.9 -62.7 -80.2 4 Châu Phi -0.8 0.2 -0.1 0.0 0.0
5 Châu Đại Dương -0.1 -0.2 0.9 -1.0 3.4
6 Chưa phân tổ 1.3 -0.3 -0.7 -0.6 -0.4
Tổng -2.1 -6.8 -10.9 -19.1 -4
Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trong giai đoạn 2017-2019 với mức xuất siêu tăng dần qua từng năm, qua đó đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và kinh tế vĩ mô. Năm 2019, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục gần 10,9 tỷ USD và gấp hơn 5 lần so với mức thặng dư năm 2017 (2,1 tỷ USD). Mức xuất siêu này chủ yếu đến từ hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường các nước châu Âu và Mỹ với mức thặng dự trung bình khoảng 32,7 tỷ USD/năm. Ngược lại, Việt Nam lại nhập siêu trong các hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Năm 2020, mặc dù nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng gặp nhiều khó khăn do bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam vẫn xuất siêu 19,1 tỷ USD (tăng hơn 75% so với năm 2019) với các thị trường xuất siêu nhiều nhất là thị trường Mỹ và EU. Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khâu từ các quốc gia thuộc khối APEC, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu còn chưa được thực hiện triệt để. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào một số thị trường ở Châu Á, trong khi EU, Mỹ và những thị trường cơng nghệ nguồn khác thì tỷ trọng nhập khẩu cịn thấp và Việt Nam chủ yếu vẫn xuất siêu sang các thị trường này.
Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2021 xuất siêu 4 tỷ USD. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu khơng có sự thay đổi so với năm 2020, khi Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ các nước khu vực châu Á như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và xuất siêu ra các thị trường Mỹ và EU với con số xuất siêu, nhập siêu vào các thị trường này đều tăng cao hơn so với năm 2020.
2.1.2. Cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế của Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn giai đoạn 2017-2021 có những sự thay đổi theo hướng tích cực như: giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, sản phẩm đã qua chế biến. Sự thay đổi này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu
hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Khác với những giai đoạn trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 2017-2019 khơng đến từ nhóm nơng, lâm, thủy sản mà đến từ những hàng hóa thuộc nhóm cơng nghiệp. Cụ thể, đối với nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản, kim ngạch giảm từ 26,1 tỷ USD năm 2017 xuống 25,5 tỷ USD vào năm 2019, đồng thời cơ cấu nhóm hàng này trong kim ngạch xuất khẩu giảm từ 12,1% xuống cịn 9,6%; tương tự, kim ngạch nhóm hàng nhiêm liệu và khống sản giảm từ 4,8 tỷ USD xuống 4,5 tỷ USD, đồng thời cơ cấu cũng giảm từ 2,2% xuống cịn 1,7%; trong khi đó nhóm cơng nghiệp chế biến lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về kim ngạch và cơ cấu qua từng năm (năm 2017, nhóm hàng này có kim ngạch xuất khẩu đạt 174,4 tỷ USD, chiếm 81,1% kim ngạch xuất khẩu thì sang đến năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 222,6 tỷ USD và chiếm 84,2% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Bảng 2.2: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021
STT Nhóm hàng Kim ngạch (Tỷ USD) Cơ cấu (%)
2017 2018 2019 2020 2021 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhóm nơng, lâm, thủy sản 26,1 26,6 25,5 24,8 28 12,1 10,9 9,6 8,8 8,3 2 Nhóm nhiên liệu và khoáng sản 4,8 4,7 4,5 2,9 3,6 2,2 1,9 1,7 1,0 1,1 3 Nhóm cơng nghiệp chế biến 174,4 201,9 222,6 239,5 290 81,1 82,9 84,2 85,1 86,2 4 Nhóm hàng hóa khác 9,8 10,4 11,7 14,3 14,7 4,6 4,3 4,4 5,1 4,4
Những thay đổi tích cực này là kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại những tác động tích cực, tạo thuận lợi và cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp được tham gia vào các hoạt động thương mại tồn cầu.
Quy mơ các mặt hàng xuất khẩu liên tục được mở rộng. Số lượng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tăng dần qua từng năm, đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2016, Việt Nam có 25 mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; đến năm 2019 đã tăng lên 30 mặt hàng, chiếm tỷ trọng 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có đến 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,6%).