1.3.1. Các yếu tố tác động đến thương mại quốc tế
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt động của nền kinh tế vĩ mơ và vi mơ đều có thể tác động làm ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của một quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thương mại quốc tế có thể xuất phát trên nhiều góc độ khác nhau, như từ phía cung và phía cầu, hoặc tác động tổng thể của nền kinh tế.
(1) GDP Dựa trên mơ hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có nhiều yếu tố từ phía cầu nhập khẩu có thể tạo ra động lực thu hút hàng hóa từ các nước xuất khẩu. Chẳng hạn, khi nền kinh tế nước nhập khẩu tăng trưởng, sẽ tạo ra một nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhiều hơn so với trước, trong đó bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi để bổ sung cho lượng hàng hóa thiếu hụt ở trong nước do cung chưa đáp ứng và theo kịp so với cầu. Thước đo sự tăng trưởng của nhu cầu tại nước nhập khẩu thường được thể hiện thông qua chỉ số GDP. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi GDP tại các quốc gia nhập khẩu tăng lên sẽ tạo ra động lực làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa cho các nước xuất khẩu (M.Sevela, 2002; G.Dlamini & cộng sự, 2016; Priyono, 2009; C. Jordaan và Eita,
2011; Buongiorno, 2016), song việc tăng xuất khẩu có thể khác nhau ở nhiều quốc gia và trong nhiều loại hình sản phẩm (M.Sevela, 2002; Ly và Zang, 2008; M.Oumer và P.Nvàeeswara, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla, 2015).
(2) Dân số của nước nhập khẩu cũng là một yếu tố có tác động đến thương mại quốc tế theo như nhiều nghiên cứu đã chứng minh. Chỉ số về tăng trưởng dân số cũng thể hiện khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Biến này được bổ sung vào mơ hình lực hấp dẫn trong thương mại ở các nghiên cứu sau này ở các ngành đường, cà phê, bột giấy (Miran, 2013; M.Oumer và P.Nvàeeswara, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla, 2015; G.Dlamini & cộng sự, 2016) và đã thể hiện là một yếu tố quan trọng đối với xuất khẩu của một quốc gia. Rõ ràng quy mơ dân số tăng sẽ có khả năng tăng cung ứng nguồn lao động ra thị trường, từ đó tăng lao động sản xuất và lượng xuất khẩu. Ở góc tiếp cận khác, sự gia tăng dân số cũng có thể làm tăng nhu cầu trong nước, từ đó gia tăng tiêu dùng nội địa và làm giảm lượng nhập khẩu. C.Jordaan và Eita (2011) và Trần Văn Hùng (2015) cũng đã chỉ ra sự gia tăng dân số có xu hướng tác động dương lên kim ngạch các sản phẩm gỗ xuất khẩu: dân số nước nhập khẩu thể hiện quy mô thị trường nhập khẩu. Theo lý thuyết thì dân số nước nhập khẩu càng nhiều khả năng nhập khẩu càng nhiều và từ đó sẽ càng làm lượng tăng xuất khẩu của nước xuất khẩu. Yếu tố này được các nghiên cứu sau này bổ sung vào mơ hình hấp dẫn thương mại. Thực tế, nó có tác động dương lên cả ngành đồ gỗ xuất khẩu (C.Jordaan và Eita, 2011) và nhiều ngành xuất khẩu khác (Miran, 2013; M.Oumer & P.Nvàeeswara, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla, 2015; G.Dlamini & cộng sự, 2016).”
(3) Khoảng cách giữa các nước: đây là yếu tố ban đầu trong mơ hình hấp dẫn 19 thương mại truyền thống và là yếu tố nền tảng tạo nên tên gọi của mơ hình. Khoảng cách giữa quốc gia xuất và nhập khẩu càng gần thì có khả năng “hấp dẫn” nhau tốt hơn và thương mại với nhau nhiều hơn các quốc gia ở xa nhau. Theo cách tiếp cận này thì yếu tố này có tác động ngược chiều lên kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Vì là yếu tố nền tảng nên hầu hết các nghiên cứu sau này đều sử dụng biến số này trong mơ hình. Nó có tác động lên xuất khẩu của một quốc gia ở nhiều sản phẩm như cà phê, đường, nho khô (M.Sevela, 2002; Khiyav & cộng sự, 2013;
M.Oumer và P.Nvàeeswara, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla 2015; G.Dlamini & cộng sự, 2016) và cả đồ gỗ xuất khẩu (C.Jordaan & Eita, 2011; S.Maulana & N.Suharno, 2015).
Sự thay đổi về cầu quốc tế có thể được thể hiện ở sự thay đổi về quy mơ kinh tế cũng như các chính sách về thuế xuất nhập khẩu sẽ tác động tới xuất khẩu của một nước. Các nghiên cứu trong và ngoài nước khi đánh giá tác động của cầu quốc tế ảnh hưởng tới xuất khẩu của một nước đều chỉ ra GDP, GDP/người hoặc thu nhập của nước nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu nhập khẩu của quốc gia đó. Một số nghiên cứu sử dụng mơ hình lực hấp dẫn để tính tốn mức độ tác động của GDP nước nhập khẩu tới xuất khẩu của quốc gia đối tác. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu tác động tích cực tới xuất khẩu của nước đối tác. Kết quả tính tốn được từ các mơ hình thực nghiệm đều đưa ra kết luận giống nhau, đó là quy mơ thị trường nhập khẩu lớn sẽ kích thích gia tăng xuất khẩu của nước ngồi.
Tương tự, sử dụng mơ hình lực hấp dẫn phân tích ảnh hưởng của GDP, dân số của 6 nước nhập khẩu vùng Vịnh cũng như khoảng cách giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu của nước nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới luồng hàng hoá xuất khẩu của Ấn Độ. Cụ thể, nếu nước đối tác có có quy mơ GDP lớn thì sẽ kích thích nhập khẩu từ Ấn Độ. Ngược lại, khoảng cách giữa hai quốc gia có thương mại với nhau sẽ tỉ lệ nghịch với xuất khẩu.
(4) Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số sản xuất, làm gia tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu một ngành hàng nhất định của nền kinh tế). Nếu tỷ lệ lạm phát có sự khác nhau giữa các quốc gia sẽ tác động lên chi phí nguyên liệu và nhân công cũng như giá thành sản phẩm. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, chỉ số sản xuất trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào bối cảnh thực tại của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tốt chỉ số sản xuất trong nước có ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu, nhưng khi nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng của chỉ số sản xuất tới xuất khẩu Việt Nam không rõ ràng.
(5) Yếu tố Covid – 19: Covid – 19 đã có nhiều tác động đến thương mại quốc tế. Theo nghiên cứu của Kazunobu Hayakawa và Hiroshi Mukunoki (2020) cho thấy, bất kể các biện pháp định lượng đại dịch COVID-19 được đo lường như thế nào, kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động tiêu cực đáng kể của COVID-19 đối với thương mại quốc tế của cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, các tác động đó, đặc biệt là tác động của COVID-19 ở các nước nhập khẩu, có xu hướng trở nên không đáng kể kể từ tháng 7 năm 2020. Kết quả này ngụ ý rằng các tác động có hại của COVID-19 đối với thương mại quốc tế đã được khắc phục sau đợt đại dịch đầu tiên ở một mức độ nào đó. Bên cạnh đó, các tác động không đồng nhất giữa các ngành. Các tác động tiêu cực đối với các sản phẩm không thiết yếu, lâu bền vẫn tồn tại trong một thời gian dài, trong khi đó Covid lại tác động tích cực đối với các ngành cung cấp sản phẩm y tế.
Covid – 19 được cho có tác động đối với thương mại quốc tế trong nhiều ngành, nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, ở trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu về tác động của Covid đến thương mại quốc tế Việt Nam theo các thị trường xuất khẩu mà chưa đề cập đến tác động của Covid đối với xuất khẩu theo các ngành hàng.
Bên cạnh đó, cịn nhiều tác giả đề cập đến nhiều yếu tố khác nhau tác động đến thương mại quốc tế. Như tỷ giá hối đối, các yếu tố về chính trị, xã hội, độ mở của nền kinh tế, v.v. Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến các yếu tố liên quan đến mơ hình gốc, như GDP, dân số, khoảng cách giữa các nước và bổ sung thêm yếu tố lạm phát để thể hiện chi phí sản xuất, có thể ảnh hưởng đến lợi thế so sánh của các quốc gia. Yếu tố mà tác giả tập trung phân tích là Covid – 19, với mong muốn đo lường tác động của yếu tố này đến thương mại quốc tế của Việt Nam.
1.3.2. Mơ hình các yếu tố tác động đến thương mại quốc tế
Theo như phân tích ở trên, mơ hình các yếu tố tác động đến thương mại sẽ có dạng:
Trong đó:
- Y có thể được đo lường bởi các chỉ số như sau:
(1) Kim ngạch xuất khẩu
(2) Kim ngạch nhập khẩu
(3) Tổng giá trị xuất nhập khẩu
(4) Cán cân thương mại
Căn cứ vào các thang đo ở trên sẽ có 4 mơ hình đo lường tác động của Covid – 19 đến thương mại quốc tế của nước xuất khẩu (trong trường hợp này là của Việt Nam)
-GDPi là tổng sản phẩm quốc nội (theo giá hiện hành) của nước nhập khẩu thứ i trong 1 năm.
- POPi: là dân số của nước nhập khẩu thứ i trong 1 năm
- INFi: là chỉ số lạm phát của nước nhập khẩu thứ i trong 1 năm
-DISi: là khoảng cách giữa hai quốc gia, được đo lường bởi số km giữa thủ đô của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu thứ i trong 1 năm.
- COVi: là chỉ số được đo lường thông qua số người nhiễm Covid -19 của nước nhập khẩu thứ i trong 1 năm.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM