Bài viết và bình luận trên Fanpage báo điện tử VietnamPlus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 77 - 151)

thời gian. Để giải đáp lo lắng của độc giả, phóng viên VietnamPlus thực hiện bài viết: “Lập trật tự vỉa hè ở Hà Nội: Không để điệp khúc ồn ào rồi lại dịu êm".

Hình 2.33: Bài viết “Lập trật tự vỉa hè ở Hà Nội: Không để điệp khúc ồn ào rồi lại dịu êm” đăng trên VietnamPlus ngày 07/3/2017

Qua chiến dịch “giành lại vỉa hè” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi báo VietNamnet, VnExpress và VietnamPlus đều có sử dụng biện pháp khai thác phản hồi từ độc giả trên mạng xã hội để phát triển nội dung bài báo mới. Với VietNamnet, sử dụng mạng xã hội Youtube, báo VnExpress sử dụng tính năng live

stream phát trực tiếp, báo VietnamPlus sử dụng phương pháp chia sẻ link bài viết thơng thường. Tuy VietNamnet và VnExpress có cách thức chia sẻ tin tức mới là sử dụng video, nhưng vẫn cịn rất ít bài viết được phát triển từ cách thức này. Bài viết vẫn chủ yếu mang tính phản ánh.

2.3. Đánh giá chung về việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử qua các báo khảo sát báo điện tử qua các báo khảo sát

2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu từ 01/2015 đến tháng 4/2017 của tác giả cho thấy: Trong 910 bài báo khảo sát trên VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress thì có 166 bài được phát triển nội dung từ mạng xã hội của 3 tờ báo này (chiếm 18,2%). Trong 166 bài, có 79 bài trên VietnamPlus (chiếm 47,59%), 50 bài trên VietNamnet (chiếm 33,73%), 31 bài trên VnExpress (chiếm 18,67%).

Về mặt nội dung, trong 79 tác phẩm được phát triển nội dung từ bình luận của độc giả trên mạng xã hội Facebook báo VietnamPlus, có 28 bài về chủ đề thời sự (36%), 16 bài viết về văn hóa, đời sống (21%), cịn lại là các vấn đề khác. Trên VietNamnet, tác giả khảo sát 56 tác phẩm thì có 19 bài về thời sự (34%), 14 bài về văn hóa, đời sống (25%), 4 bài viết về vấn đề quốc tế (7%). Trên VnExpress, qua khảo sát 31 tác phẩm được phát triển nội dung từ mạng xã hội, có 12 bài về thực phẩm (38,7%), 10 bài về pháp luật (32,6), 4 bài về y tế - giáo dục (12,9%), còn lại là các mảng khác.

Trong cách thức phát triển nội dung, các báo chủ yếu khai thác thơng tin từ bình luận text của độc giả trên mạng xã hội Facebook của tờ báo. Còn các mạng xã hội khác, mặc dù đều có tài khoản, nhưng chủ yếu để quảng bá thông tin, chia sẻ bài viết đơn thuần, chứ chưa có nhiều phản hồi, bình luận như trên Facebook. Riêng có VietNamnet chú tâm hơn vào Youtube, và có nhiều bài viết được phát triển nội dung từ bình luận của cơng chúng trên mạng xã hội này.

Qua khảo sát trên báo VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress về cách thức sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam cho thấy:

Nhìn chung, cả 3 tờ báo điện tử trên đều có 2 cách thức chính trong việc sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung: Một là sử dụng bình luận của người đọc để phát triển rộng thêm chủ đề đã có, giúp sáng tạo ra nhiều tác phẩm báo chí mới ở nhiều góc độ, có chiều sâu hơn; Hai là sử dụng bình luận của người đọc, từ đó làm rõ thêm vấn đề đã có, chỉ ra những điểm được, chưa được để góp phần giúp cơ quan nhà nước quản lý xã hội tốt hơn. So với 2 tờ báo cịn lại thì VietnamPlus sử dụng cách thức khai thác bình luận của nguồn tin mạng xã hội nhiều hơn, đặc biệt ở chuyên mục Xã hội. Với VietNamnet, bài viết rất đa dạng, phong phú ở nhiều chuyên mục khác nhau. VietNamnet khai thác thông tin từ mạng xã hội Youtube để phát triển thành nhiều nội dung mới rất hiệu quả, hơn hẳn VietnamPlus và VnExpress. Cịn với VnExpress, có sử dụng chia sẻ tin tức bằng phát trực tiếp – live stream, nhưng rất ít. Cịn các bài viết được phát triển nội dung từ mạng xã hội cũng ít hơn hai tờ báo cịn lại, cũng có thể do giới hạn thời gian khảo sát nên tác giả chưa khai thác được nhiều thông tin.

So với VietnamPlus thì các bài viết được phát triển từ thông tin trên mạng xã hội của báo VietNamnet, VnExpress khá phong phú, đa dạng. Không chỉ thể hiện ở các bài phóng sự ngắn hay phản ánh đơn thuần, mà cịn được thể hiện dưới dạng phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề.

2.3.2. Thành công

2.3.2.1. Về nội dung

- Phát triển nội dung, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí mới từ thơng tin

người dùng mạng xã hội phản hồi

Qua bình luận, ý kiến phản hồi, cung cấp thông tin của người dùng các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Google +,… phóng viên, biên tập viên báo điện tử có thêm tư liệu để viết, giúp nội dung bài phong phú hơn, sâu sắc hơn. Trong nhiều trường hợp, những bình luận trên mạng xã hội tạo ra

một hành lang tiếp cận mới cho phóng viên để theo đến cùng, giải quyết triệt để vấn đề.

Qua khảo sát trên VietnamPlus, trong sự việc Formosa xả thải xa môi trường biển, làm chết cá ở 4 tỉnh miền Trung, nhiều người dùng mạng xã hội có ý kiến trên Fanpage của báo về việc cần lấy mẫu cá, mẫu nước biển để phân tích xác định nguyên nhân cá chết, cũng như cần có lời xin lỗi và đền bù cho người dân. Phóng viên, nhà báo đã đi sâu tìm hiểu thơng tin về vấn đề này, theo tới cùng sự việc và có hàng loạt bài báo được phát triển nội dung từ sự kiện “Formosa làm chết cá” như:

“Lấy mẫu chất thải mà Formosa đổ ra môi trường để xác định nguyên nhân cá chết”, đăng ngày 12/7/2016; “Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng” đăng ngày 30/6/2016; “Formosa xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam” trên VietnamPlus ngày 30/6/2016…

- Phát triển nhiều tác phẩm báo chí mới, sang một vấn đề mới từ bình luận của người dùng mạng xã hội

Từ bình luận của người dùng mạng xã hội, phóng viên tiến hành thẩm định, kiểm chứng thơng tin, phát triển một nội dung hồn tồn mới, có liên quan đến chủ đề đã được chia sẻ. Ví dụ như trong phần khảo sát về sự việc “Bảo hiểm y tế dừng chi trả nhiều loại thuốc chữa bệnh”, mục Sức khỏe của báo điện tử VnExpress đã nêu trên. Từ bình luận của độc giả, phóng viên đã khai thác sang khía cạnh khác của vấn đề thuốc men, từ đó mới thấy rõ “mấu chốt” khơng phải là việc bệnh viện dừng cấp thuốc, mà “mấu chốt” của vấn đề là Thông tư 40 về Bảo hiểm xã hội chưa phù hợp, có nhiều phần dẫn đến dễ hiểu sai, hoặc hiểu “cách nào cũng được”. Bộ Y tế đã thừa nhận vấn đề này và thông báo sẽ sửa chữa, điều chỉnh thông tư 40 cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

- Phát triển nội dung tác phẩm báo chí đúng “tâm bão” dự luận, từ đó thu

hút cơng chúng, góp phần quảng bá cho tờ báo

Qua ý kiến người dùng mạng xã hội, phóng viên thu thập thông tin, xác định thông tin nào được công chúng quan tâm nhất, tìm hiểu và khai thác, phát triển nội dung theo hướng đó. Đây là cách rất hữu ích trong việc thu hút công chúng, phát triển thương hiệu cho trang báo.

Trong phần khảo sát trên báo điện tử VietNamnet, sự kiện “khủng hoảng” vắc xin dịch vụ như “làn sóng” với dư luận, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con em trong độ tuổi tiêm chủng. Họ bức xúc và có “hàng tá” câu hỏi mà khơng thể tự trả lời như: Tại sao có tiền cũng khơng thể mua được thuốc? Tại sao việc nhập khẩu lại q khó khăn? Tại sao khơng nhập khẩu cho người dân tiêm thoải mái? Rồi vắc xin dịch vụ và vắc xin mở rộng thì loại nào tốt hơn?...

Xác định được vấn đề này rất “hot”, từ bình luận của người dùng mạng xã hội, phóng viên VietNamnet đã thực hiện bài phỏng vấn ông Trần Đắc Phu để giải đáp khúc mắc từ phía cộng đồng mạng. Chỉ trong ½ ngày chia sẻ trên Fanpage của báo, bài viết này đã thu hút được 53.000 lượt tiếp cận, hơn 1.000 lượt thích, 234 lượt chia sẻ và 125 bình luận. Những con số đó đã chứng tỏ “sức nóng” của chủ đề này, góp phần thu hút người đọc cho trang báo.

- Thông tin bài báo được phát triển từ nội dung mạng xã hội góp phần giúp cơ quan chức năng trong việc điều hành, quản lý Nhà nước

Từ phản hồi của người dùng mạng xã hội, phóng viên đi sâu phân tích, thu thập thơng tin và phát triển những nội dung tác phẩm báo chí mới. Có nhiều tác phẩm báo chí đã chỉ rõ sai phạm của cá nhân, tổ chức trong việc thực thi pháp luật, đưa sự việc ra ánh sáng. Từ đó giúp ích cho cơng tác quản lý Nhà nước.

Ví dụ như vấn đề về “Bổ nhiệm Vụ Phó 26 tuổi” ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trong phần khảo sát trên báo VietNamnet. Từ những thông tin của người dùng mạng xã hội Facebook trên Fanpage của báo VietNamnet, nhà báo đã tiến hành thu thập thơng tin về việc “liệu có sai phạm trong quy trình bổ nhiệm cán bộ” tại Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ không”. Và thực tế đã “vạch” ra rất nhiều sai phạm của cơ quan này, xuyên suốt từ trước tới nay.

Hàng loạt nội dung bài viết được phát triển từ vấn đề “quy trình bổ nhiệm” như: Bài viết: “Vụ bổ nhiệm Vụ Phó 26 tuổi: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm” trên VietNamnet ngày 28/12/2016; “Bổ nhiệm Vụ Phó 26 tuổi: Cần Thơ nóng vội do cần người tài” ngày 28/12; Ngày 30/12/2016, trên VietNamnet đăng bài viết: “Nhiều cán bộ Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được bổ nhiệm chưa đúng quy chuẩn”…

Như vậy, từ bình luận của một độc giả trên mạng xã hội, phóng viên đã có thêm thơng tin, ý tưởng để phát triển những nội dung mới cho chủ đề về “bổ nhiệm sai quy chuẩn” với Vụ Phó 26 tuổi. Qua đó, việc bổ nhiệm cán bộ của cơ quan này cũng bị điều tra tổng thể, và phát hiện sai phạm khơng phải là lần đầu, mà mang tính hệ thống. Chính những thơng tin các bài báo cung cấp đã góp phần lên tiếng “chấn chỉnh” với cho Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, và là hồi chuông cảnh tỉnh đối với công tác bổ nhiệm cán bộ của các cơ quan khác, giúp cho công tác quản lý Nhà nước được tốt hơn.

- Nội dung thơng tin nhanh chóng, phát triển “siêu tốc” khơng biên giới:

Theo ông Lê Quốc Minh – Tổng Biên tập báo VietnamPlus: Với một chiếc điện thoại có camera và kết nối Internet, mỗi cá nhân giờ đây hoạt động khơng khác gì một nhà báo, họ có mặt ở khắp nơi, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Trước đây, nhà báo thu thập thơng tin qua các kênh chính thống, chẳng hạn như thơng cáo báo chí, tun bố từ cơ quan chức năng hay doanh nghiệp, hoặc thông qua các nguồn tin riêng, nhưng hiện tại không một nguồn tin nào so sánh được với mạng xã hội về tốc độ.

Thậm chí, có những văn bản ký chưa ráo mực, văn bản còn chưa đến tay bên nhận, thì bản chụp đã xuất hiện trên Internet. Vì thế, mạng xã hội đang trở thành một nguồn tin quan trọng đối với báo chí. Và mạng xã hội giờ đây trở thành một phần không thể tách rời trong hoạt động của mỗi tịa soạn. Tốc độ chính là ưu điểm đầu tiên.

Ưu điểm thứ 2 là quy mơ rộng lớn. Khi có một vấn đề xảy ra, có thể thu thập được rất nhiều thông tin từ rất nhiều nguồn trên mạng xã hội, không chỉ ở một

khu vực nhất định mà từ nhiều địa phương khác, thậm chí trên thế giới. Có thể chỉ là những thơng tin đơn giản cho đến những thơng tin mang tính chun mơn cao, vì nhiều người có kiến thức sẵn sàng đóng góp ý kiến.

2.3.2.2. Về thể loại tác phẩm báo chí

Qua 166 bài được phát triển nội dung từ mạng xã hội của 3 tờ báo điện tử VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress trong thời gian khảo sát, tác giả thấy rằng: Về hình thức, thể loại các tác phẩm báo chí được phát triển nội dung từ mạng xã hội rất phong phú, đa dạng. Trong đó: thể loại phản ánh có 72 bài, chiếm 43,37%; thể loại tin có 56 bài, chiếm 33,93%; thể loại phỏng vấn có 7 bài, chiếm 4,24%; ghi nhanh có 11 bài, chiếm 6,66%; thể loại phóng sự có 20 bài, chiếm 12,12%.

Thể loại phản ánh chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số các bài báo được phát triển nội dung từ mạng xã hội. Bởi các thông tin qua mạng xã hội hầu hết chứa nội dung mang tính tức thời, cần phản hồi ngay. Đó thường là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Thể loại này chủ yếu phản ánh vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình, cho phép nhà báo có thể thấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh, các mối quan hệ phong phú cũng như tính chất, logic vận động của chúng.

Thể loại các báo lựa chọn ít nhất là phỏng vấn, chiếm 4,24%. Bởi thông thường, chỉ những vấn đề cần phát ngơn từ người có thẩm quyền, hoặc chuyên gia về lĩnh vực độc giả thắc mắc thì phóng viên mới sử dụng thể loại bài phỏng vấn để trả lời cho độc giả.

Thể loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số 166 100% Phản ánh 72 43,37 Tin 56 33,93 Phóng sự 20 12,12 Ghi nhanh 11 6,66 Phỏng vấn 7 4,24

2.3.2.3. Độc giả mạng xã hội đã phát hiện ra một số lỗi sai của bài báo.

Nhiều bình luận đã “nhặt sạn” cho bài báo, góp phần giúp thơng tin được chính xác, nội dung, hình thức bài báo hấp dẫn hơn.

Ngày 01/9/2016, báo điện tử VietnamPlus đăng bài: “Trịnh Xuân Thanh – Xe biển xanh và khoản lỗ gần 3.300 tỉ đồng”. Trong bài báo có đoạn: “Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ khẳng định, Thủ tướng đã giao cơ quan chức năng rà sốt tồn bộ quy trình thun chuyển, đề bạt ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hiện tại quá trình này vẫn đang thực hiện và chưa có báo cáo chính thức lên Thủ tướng Chính phủ. Đây là thông tin được Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng cho biết tại buổi họp báo Chính phủ tổ chức tối 31/9”. Khi bài báo này được chia sẻ trên mạng xã hội VietnamPlus, một Facebooker bình luận: “Sao lại là 31/9 nhỉ?”. Ngay sau đó, tác phẩm đã sửa lại ngày là 31/8.

Hình 2.35: Độc giả mạng xã hội đã phát hiện ra lỗi sai của bài báo “Trịnh Xuân Thanh – Xe biển xanh và khoản lỗ gần 3.300 tỉ đồng”

Một ví dụ khác, ngày 28/4/2017, trên VnExpress có bài: “Những vụ lún nứt, sạt lở đất gây kinh hoàng”. Bài báo tổng hợp những vụ sụt lở đất, lún nứt ở nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian qua. Trong đó, có sự việc “dãy nhà kiên cố trong phút chốc bị nhấn chìm dưới dịng sơng Vàm Nao - đoạn qua ấp Mỹ Hội, xã

Mỹ Hội Đông (Chợ Mới, Trà Vinh). Hàng chục người dân chứng kiến la hét, hỗn loạn trước cảnh tượng kinh hồng này”.

Sau đó, bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook của báo VnExpress. Bạn Bình Trần Thanh bình luận: “Huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang, chứ không phải Chợ Mới tỉnh Trà Vinh. VnExpress đưa tin sai địa phương rồi!”.

Hình 2.36: Độc giả mạng xã hội đã phát hiện ra lỗi sai của bài báo “Những vụ lún nứt, sạt lở đất gây kinh hoàng”

Qua những thành cơng trên, có thể cho thấy, nội dung được phát triển từ mạng xã hội giúp các phóng viên, nhà báo đi sâu vào đề tài đã có, hoặc phát hiện và triển khai rất nhiều đề tài mới có ý nghĩa thiết thực, đưa ra những đề xuất, giải đáp được những bức xúc, nhu cầu thông tin này một cách nhanh chóng. Chính sự nhạy bén của cơ quan báo chí và người làm báo đã trả lời được những thắc mắc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 77 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)