Đào tạo nâng cao kỹ năng của phóng viên, biên tập viên báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 95 - 97)

VietNamnet.vn, VnExpress .net

3.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo

3.1.2. Đào tạo nâng cao kỹ năng của phóng viên, biên tập viên báo

Các nhà báo đã, đang và sẽ phải biết tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ tương tác và mạng xã hội mang lại để hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng. Từ đó có cung cấp những nội dung thơng tin đáp ứng được nhu cầu đa dạng của công chúng. Xác định rõ những nội dung tin bài sẽ được thực hiện - là những tin bài độc quyền thực hiện và đăng tải, hoặc cách làm tin khác với cách những tờ báo khác làm. Đặt ra các mức sản xuất nội dung dự kiến (số lượng tin bài một ngày và tần số cập nhật, nội dung thông tin)… Để thực hiện được những điều trên địi hỏi tất cả phóng viên đều phải hiểu biết rõ về đối tượng mục tiêu của mỗi loại hình báo chí, đối tượng cơng chúng đó cần biết thơng tin nào, họ sử dụng loại hình báo chí đó ra sao.

Về kỹ năng của nhà báo, ngoài việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, để phát triển nội dung báo điện tử từ nguồn tin mạng xã hội, mỗi nhà báo cần biết, cập nhật và sử dụng thành thạo mạng xã hội cũng như những tính năng mới của nó (hashtag, live stream…).

Khi có thơng tin trên mạng xã hội của trang báo, nhà báo cần nhanh chóng tương tác lại với nguồn tin thơng qua chat/gọi điện/trả lời bình luận để khai thác thêm thơng tin, hoặc xác minh thông tin. Tiếp theo là xuống hiện trường để thẩm định tính chính xác, tìm kiếm, hồn thiện các dữ kiện, hình ảnh và sáng tạo nội dung tác phẩm báo chí mới.

Chính những địi hỏi của thị trường báo chí đã tác động mạnh đến việc đào tạo báo chí. Đào tạo liên tục cho các phóng viên, từ phóng viên kỳ cựu đến những người mới được tuyển vào làm, để họ hiểu rõ về truyền thông xã hội để có thể theo kịp tốc độ thay đổi của ngành công nghiệp truyền thông.

Đối với các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thơng cần có sự kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa trong chất lượng tuyển sinh đầu vào. Chú trọng đầu tư, phát triển chương trình đào tạo sinh viên báo chí - truyền thơng vững về chuyên môn, tinh thông về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt các môn học về kỹ năng tác

nghiệp thực tế và đạo đức nghề nghiệp cần phải được coi trọng, tăng cường thời lượng, các giờ học phải gắn những vấn đề lý đề lý thuyết và thực tiễn để sinh viên có thể tiếp cận và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.

Đối với các cơ quan báo chí cũng cần phải chú trọng khâu tuyển chọn vào các vị trí phóng viên, biên tập viên. Quy trình kiểm tra, sát hạch trình độ chun mơn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cần phải thực hiện chặt chẽ. Đặc biệt cần phải loại bỏ hồn tồn hiện tượng “nhất thân, nhì quen” trong quá trình chọn lọc đội ngũ cán bộ tại các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí nên thường xuyên tổ chức những khóa tập huấn, tọa đàm trao đổi chuyên mơn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên được trau dồi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Phóng viên, nhà báo trong thời đại truyền thơng xã hội phát triển mạnh mẽ ngồi các kĩ năng cơ bản về săn tin, kiểm định nguồn tin còn phải học cách biên tập video, chụp và xử lý hình ảnh, âm thanh, làm slideshow, hay tạo ra các ứng dụng web để thu hút hấp dẫn độc giả hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)