Một số kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 79 - 80)

VietNamnet.vn, VnExpress .net

2.3. Đánh giá chung về việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo

2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu từ 01/2015 đến tháng 4/2017 của tác giả cho thấy: Trong 910 bài báo khảo sát trên VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress thì có 166 bài được phát triển nội dung từ mạng xã hội của 3 tờ báo này (chiếm 18,2%). Trong 166 bài, có 79 bài trên VietnamPlus (chiếm 47,59%), 50 bài trên VietNamnet (chiếm 33,73%), 31 bài trên VnExpress (chiếm 18,67%).

Về mặt nội dung, trong 79 tác phẩm được phát triển nội dung từ bình luận của độc giả trên mạng xã hội Facebook báo VietnamPlus, có 28 bài về chủ đề thời sự (36%), 16 bài viết về văn hóa, đời sống (21%), còn lại là các vấn đề khác. Trên VietNamnet, tác giả khảo sát 56 tác phẩm thì có 19 bài về thời sự (34%), 14 bài về văn hóa, đời sống (25%), 4 bài viết về vấn đề quốc tế (7%). Trên VnExpress, qua khảo sát 31 tác phẩm được phát triển nội dung từ mạng xã hội, có 12 bài về thực phẩm (38,7%), 10 bài về pháp luật (32,6), 4 bài về y tế - giáo dục (12,9%), còn lại là các mảng khác.

Trong cách thức phát triển nội dung, các báo chủ yếu khai thác thơng tin từ bình luận text của độc giả trên mạng xã hội Facebook của tờ báo. Còn các mạng xã hội khác, mặc dù đều có tài khoản, nhưng chủ yếu để quảng bá thông tin, chia sẻ bài viết đơn thuần, chứ chưa có nhiều phản hồi, bình luận như trên Facebook. Riêng có VietNamnet chú tâm hơn vào Youtube, và có nhiều bài viết được phát triển nội dung từ bình luận của cơng chúng trên mạng xã hội này.

Qua khảo sát trên báo VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress về cách thức sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam cho thấy:

Nhìn chung, cả 3 tờ báo điện tử trên đều có 2 cách thức chính trong việc sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung: Một là sử dụng bình luận của người đọc để phát triển rộng thêm chủ đề đã có, giúp sáng tạo ra nhiều tác phẩm báo chí mới ở nhiều góc độ, có chiều sâu hơn; Hai là sử dụng bình luận của người đọc, từ đó làm rõ thêm vấn đề đã có, chỉ ra những điểm được, chưa được để góp phần giúp cơ quan nhà nước quản lý xã hội tốt hơn. So với 2 tờ báo cịn lại thì VietnamPlus sử dụng cách thức khai thác bình luận của nguồn tin mạng xã hội nhiều hơn, đặc biệt ở chuyên mục Xã hội. Với VietNamnet, bài viết rất đa dạng, phong phú ở nhiều chuyên mục khác nhau. VietNamnet khai thác thông tin từ mạng xã hội Youtube để phát triển thành nhiều nội dung mới rất hiệu quả, hơn hẳn VietnamPlus và VnExpress. Cịn với VnExpress, có sử dụng chia sẻ tin tức bằng phát trực tiếp – live stream, nhưng rất ít. Cịn các bài viết được phát triển nội dung từ mạng xã hội cũng ít hơn hai tờ báo cịn lại, cũng có thể do giới hạn thời gian khảo sát nên tác giả chưa khai thác được nhiều thông tin.

So với VietnamPlus thì các bài viết được phát triển từ thông tin trên mạng xã hội của báo VietNamnet, VnExpress khá phong phú, đa dạng. Không chỉ thể hiện ở các bài phóng sự ngắn hay phản ánh đơn thuần, mà còn được thể hiện dưới dạng phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)