Luật pháp, chính sách quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 97 - 100)

VietNamnet.vn, VnExpress .net

3.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo

3.1.3. Luật pháp, chính sách quản lý

Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trị hết sức quan trọng: Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thơng tin trên mạng xã hội. Điều đó có nghĩa là, khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thơng tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa”. Và đương nhiên, nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Những nhà báo phải nhận thức rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội.

Báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất

vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thơng tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp phần định hướng thơng tin, vấn đề được thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội.

Mạng xã hội tạo cơ hội cho bất cứ ai trong xã hội họ được lắng nghe, được có cơ hội thể hiện mình. Bản thân những người phóng viên khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội cần phải biết thẩm định các nguồn thơng tin khác. Việc tìm ra được thơng tin cần thiết trên mạng xã hội là một vấn đề khó, song thẩm định những nguồn tin này cịn khó hơn nhiều lần. Nhiều thơng tin trích dẫn sai sẽ có tác động tiêu cực đối với vấn đề hoặc đối tượng của bài viết. Do đó, khi khai thác thơng tin từ mạng xã hội, chúng ta cần phải biết thẩm định nguồn tin, có thể bằng một số cách như sau: Kiểm tra thông tin về người hoặc cơ quan đăng tài liệu đó. Người viết có ghi tên đầy đủ và cơ quan đó có địa chỉ cụ thể hay khơng? Hoặc trang web đó có địa chỉ liên lạc như email, số điện thoại, người chịu trách nhiệm về nội dung khơng? Cơ quan nào phụ trách trang web đó, đồng thời kiểm tra mức độ cập nhật và tính chính xác của tài liệu.

Tương tác giữa mạng xã hội và báo chí là điều tất yếu xảy ra. Vấn đề là phải làm như thế nào để tận dụng được ưu thế về tính tương tác ấy cũng như hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội, để góp phần đưa mạng xã hội phát triển đúng hướng, và báo chí cũng tận dụng được điểm mạnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Trước tiên, cần tăng cường cơng tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và trang mạng xã hội trên Internet… Cần có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của Internet đối với đời sống xã hội: tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng Internet, trang mạng xã hội, các trang thơng tin điện tử có tên miền Việt Nam hoặc tên miền quốc tế nhưng thuê máy chủ (hosting) trong nước để đăng tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu, chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đồng thời, cần có một quy định trong việc thơng tin trên các mạng

xã hội, cách xử lý đối với những cá nhân, tổ chức đưa tin sai sự thật, bịa đặt trên các trang mạng xã hội.

Thứ hai, nâng cao vai trò của lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ quan báo chí, đặc biệt là các báo điện tử. Sự chỉ đạo đúng hướng, vạch ra chiến lược phát triển đúng cho tờ báo của mình, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng, thẩm định thông tin và cuối cùng là “chính thức hóa” thơng tin trên trang báo sẽ góp phần tạo sự thành cơng cho sản phẩm báo chí. Ngược lại, khi người đứng đầu “bật đèn xanh” cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên sử dụng thông tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, chỉ hướng tới “câu views”, chạy theo xu hướng “lá cải” thì chính họ đã góp phần làm giảm uy tín của tờ báo, tất yếu người đọc chân chính sẽ tẩy chay. Các tòa soạn báo, các nhà báo phải tự xây dựng cho mình phương thức xác định sự thật từ những thơng tin trên mạng.

Do tính mở của cơng nghệ, tính hai mặt của thơng tin trên mạng xã hội và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên mạng xã hội, các giải pháp quản lý phải hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội; các biện pháp cấm đốn cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Vì vậy, chính sách quản lý phải là sự kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng xã hội là giải pháp thường xuyên, liên tục, lâu dài và đóng vai trị chủ đạo để người dùng mạng xã hội từng bước thích ứng một cách tích cực với môi trường mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thơng tin hữu ích.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin mạng xã hội trên lãnh thổ Việt Nam. Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có phù

hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)