Từ bình luận của độc giả, phóng viên có thêm đề tài để viết bài, tìm hiểu rõ hơn “tiêu chuẩn” này là gì? Sau đó, ngày 30/6, trên VnExpress có bài Infographics nói về quy trình, tiêu chuẩn xả thải của Formosa Hà Tĩnh.
Bài viết đã chỉ rõ từng bước trong quy trình xả thải của Formosa Hà Tĩnh ra môi trường sinh thái biển. Khác với VietnamPlus, VnExpress khai thác sang các nội dung mở rộng, tồn diện, góp phần giải đáp những thắc mắc của độc giả, mà cũng là những vấn đề rất cấp thiết cần giải quyết ngay. Đó là trả lời câu hỏi “bao giờ biển sạch như xưa”, hay “quy trình xử thải là gì” để người dân biết và an tâm hơn.
Trên VietNamnet, sự việc Formosa cũng được mổ xẻ ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, nhiều bài viết được khai thác từ những thông tin phản hồi của người dùng mạng xã hội. Trong bài viết được chia sẻ trên Fanpage của VietNamnet ngày 12/7/2016 với tiêu đề: “Chôn chất thải Formosa: Bộ Công an vào cuộc điều tra”, Facebooker Nam Đàm kiến nghị: “Phải làm khẩn trương, rõ ràng việc này vì nó nguy hiểm đến cuộc sống cũng như tương lai của người dân”.
Hình 2.22: Bình luận của độc giả trên Fanpage VietNamnet ngày 13/7/2016 13/7/2016
Từ những kiến nghị của độc giả, ngày 02/8/2016, trên báo điện tử VietNamnet có bài “Sẽ kiểm kê tồn bộ chất thải Formosa, xem cịn ở đâu nữa”.
Hình 2.23: Bài báo phát triển từ bình luận của độc giả Nam Đàm
Bài báo ghi lại nội dung cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, trong đó, báo chí đặt các câu hỏi về việc xử lý các chất thải nguy hại đã được phát hiện trong chất thải chôn lấp của Formosa. "Các chất thải nguy hại là gì, xử lý như thế nào? Có xử lý các đơn vị cấp phép vận chuyển, các công ty vận chuyển không, bao giờ xử lý?". Trả lời các câu hỏi này, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ kiểm kê toàn bộ chất thải của Formosa, cả số đã thu gom, số cất trong nhà kho, số đã ký kết xử lý... để xem cịn ở đâu nữa khơng. Bộ trưởng nhấn mạnh lại là vụ việc này, cùng các vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận khác, sẽ được xử lý nghiêm minh với bất cứ ai vi phạm và công khai trước nhân dân.
Như vậy, cùng một sự việc Formosa làm chết cá hàng loạt ở biển miền Trung, bên cạnh những thơng tin chung, thì mỗi báo lại khai thác những nội dung khác nhau, sao cho luôn phát hiện ra những điểm mới, khác biệt và giải quyết được những thắc mắc, băn khoăn của độc giả. Về cách thức khai thác thông tin, cả 3 báo VietnamPlus, VnExpress, VietNamnet đều chú trọng vào bình luận text của độc giả là chính, nội dung thơng tin người dùng mạng xã hội cung cấp cũng mới chỉ dừng ở mức đơn lẻ.
2.2.3. Chiến dịch “dọn dẹp vỉa hè”
Đầu năm 2017, “chiến dịch” giành lại vỉa hè cho người đi bộ được triển khai rộng rãi khắp các thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, mà mở đầu quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kế hoạch lập lại trật tự đơ thị là kỳ vọng của lãnh đạo quận 1, khi muốn biến khu trung tâm thành phố "thành Singapore thu nhỏ". Ngày 16/1, ơng Đồn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 1 (thành phố Hồ Chí Minh) dẫn đầu đồn cơng tác gồm: Quản lý trật tự đơ thị, Công an quận 1 ra quân, chỉ đạo xử lý nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn. Chiến dịch đã được đông đảo người dân ủng hộ. Và các báo cũng rầm rộ đưa tin về sự việc này.
Báo VietNamnet: Về chiến dịch này, ngồi ơng Đồn Ngọc Hải là người
tiên phong xuống đường cưỡng chế, khơng thấy có cán bộ chủ chốt nào vào cuộc. Ngày 28/02/2017, video với tiêu đề: “400 cán bộ, 800 con mắt sao không thấy, chỉ có thể là ơng Đồn Ngọc Hải” được đăng tải trên mạng xã hội Youtube của VietNamnet.
Video nói về việc cưỡng chế lấn chiếm vỉa hè, nhưng chỉ có mình ơng Hải “đơn thương độc mã” trong “cuộc chiến” này. Ngay khi video được chia sẻ, nhiều
cán bộ do “nhận hối lộ” nên không dám “ra mặt” như ơng Đồn Ngọc Hải. Đặc biệt, hầu hết các bình luận dưới video là sự ủng hộ và tình cảm của cư dân mạng xã hội dành cho ơng.
Hình 2.24: Video “400 cán bộ, 800 con mắt sao không thấy, chỉ có thể là ơng Đồn Ngọc Hải” và bình luận của độc giả trên kênh Youtube
VietNamnet
Về vấn đề này, ngày 01/03/2017, phóng viên VietNamnet đã khai thác thơng tin và có bài viết: “Chủ tịch TP.HCM: Dọn dẹp vỉa hè là thuận ý Đảng lòng dân”.
Bài báo nêu: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố nhận định, cơng tác trên thuận ý Đảng, lịng dân. Cho nên, các cơ quan chức năng cần bàn bạc cụ thể hơn nữa để tìm giải pháp đảm bảo trật tự lịng lề đường.
Hình 2.25: Bài viết “Chủ tịch TP.HCM: Dọn dẹp vỉa hè là thuận ý Đảng lòng dân” đăng trên VietNamnet 01/03/2017
Tiếp theo sự kiện này, ngày 23/3/2017, trên mạng xã hội Youtube của báo điện tử VietNamnet đăng tải video phỏng vấn TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An tồn giao thơng quốc gia: “Địi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi, đuôi chuột”.
Video do chuyên mục “Góc nhìn thẳng” của VietNamnet thực hiện đã thu hút được sự quan tâm của đơng đảo cộng đồng mạng. Trong đó, rất nhiều bình luận ủng hộ cách làm của ơng Đồn Ngọc Hải, và mong muốn sẽ thực hiện triệt để, chứ khơng phải “bắt cóc bỏ đĩa”, “đầu voi, đi chuột”, hoặc nên làm việc “có lý, có tình”.
Ví dụ như bình luận của nickname Nghĩa Nghĩa: “Cái lý thì cũng phải có cái tình một chút. Thơng báo cho người dân xong, nếu người ta vẫn cố tình thì tiến hành cưỡng chế. Lúc xây dựng, đâu phải người dân đều biết luật hết… Làm gì thì làm cũng phải cho dân thở một chút…”.
Hình 2.27: “Cư dân” bình luận trên mạng xã hội Youtube của báo điện tử VietNamnet 23/03/2017
Trước bình luận “cái lý, cái tình”, phóng viên đã phân tích sâu hơn về vấn đề này. Ngày 25/03/2017, trên VietNamnet đăng tải bài viết: “Dẹp vỉa hè: Cái tình lấn át cái lý thì khó”.
Theo đó, bài viết nêu rõ quan điểm: Văn hố thượng tơn ngay trong người thực thi pháp luật mà chưa có, để cái tình lấn át cái lý, có người chống lưng thì rất khó.
Hình 2.28: Bài viết “Dẹp vỉa hè: Cái tình lấn át cái lý thì khó” trên báo điện tử VietNamnet 25/03/2017
Bên cạnh đó, phóng viên cũng khai thác nội dung ở góc độ khác của vấn đề mà nhiều cư dân Youtube ý kiến, đó là việc có hay khơng sự ảnh hưởng đến nền kinh tế của chiến dịch này? Phóng viên VietNamnet đã có cuộc phỏng vấn với bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ Trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ. Bà Thủy cho biết: Vỉa hè thường là nơi kinh doanh buôn bán dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, số hộ này chỉ chiếm 12% trong tổng số cơ sở kinh doanh cá thể phi nơng nghiệp, đóng góp vào GDP 11-13%, chứ không phải 30-50% như một số ý kiến trên mạng xã hội nói. Bài phỏng vấn được đăng trên báo điện tử VietNamnet ngày 29/3/2017 đã “phơi bày”, làm sáng tỏ thông tin mập mờ mà người dùng mạng xã hội thắc mắc.
Như vậy, từ thông tin trên mạng xã hội Facebook, Youtube của báo điện tử VietNamnet, phóng viên đã phát triển thêm nhiều bài viết sâu hơn, mở rộng vấn đề. Thơng tin mới mẻ, có chiều sâu, phong phú vừa giúp nội dung đạt chất lượng cao, đề cập đúng vấn đề mà độc giả quan tâm, từ đó phát triển thương hiệu cho trang báo.
Đặc biệt, những nội dung bài báo được phát triển sâu thêm sẽ giúp cơ quan chức năng trong việc điều hành, quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên VnExpress: Cũng như VietNamnet, báo điện tử VnExpress cũng có nhiều bài viết về sự kiện này. Và một số bài được phát triển nội dung từ phản hồi, hoặc nguồn tin mạng xã hội của báo. Ngày 21/3, trên mạng xã hội VnExpress đã phát trực tiếp video đòi lại vỉa hè ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Video được hơn 1000 cảm xúc, 321 bình luận, 105 lượt chia sẻ, và 242 nghìn lượt xem.
Có nhiều bình luận, ý kiến về nội dung video, trong đó có nhiều bình luận ủng hộ, nhưng cũng băn khoăn cơ quan chức năng làm đúng pháp luật.
Hình 2.29 - 2.30: Video phát trực tiếp và bình luận trên mạng xã hội Facebook của báo VnExpress ngày 21-22/3/2017
Từ những ý kiến của độc giả, phóng viên đã đi sâu phân tích về khía cạnh “liệu phá dỡ có đúng luật khơng”, và bài viết: “Chủ tịch TP HCM: Tôi nhắc anh Hải làm quyết liệt nhưng phải đúng luật” được đăng trên báo điện tử VnExpress ngày 31/3/2017.
Hình 2.31: Bài viết: “Chủ tịch TP HCM: Tôi nhắc anh Hải làm quyết liệt nhưng phải đúng luật” trên báo điện tử VnExpress
Theo nội dung bài báo, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ơng đã nhận được rất nhiều tin nhắn người dân bày tỏ sự ủng hộ với chính quyền, báo đài cũng rất ủng hộ... tạo thành sức lan tỏa.
Nói về động thái quyết liệt của quận 1, người đứng đầu chính quyền Thành phố cho hay, quận trung tâm này có kế hoạch từ trước, đã tiếp xúc các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng rong… để thông báo về việc sắp xếp, tổ chức lại việc buôn bán và sau Tết bắt đầu triển khai ngay.
"Việc làm quyết liệt của quận 1 đã tạo một tác động rất mạnh mẽ đối với các quận khác. Đồng chí Đồn Ngọc Hải (Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 1) đôi khi rất hăng hái, nhiệt tình nên tơi cũng nhắc nhở làm quyết liệt nhưng phải đúng pháp luật", ông Nguyễn Thành Phong nói.
Qua sự việc dọn dẹp vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thấy rằng, VnExpress có sử dụng tính năng phát video trực tiếp (live stream) trên Facebook để truyền tải sự kiện và tiếp xúc với công chúng mạng xã hội. Điều này giúp kích thích cơng chúng theo dõi và bình luận, chia sẻ ý kiến, cung cấp thơng tin. Từ đó, nhà báo có thêm định hướng để phát triển nhiều nội dung tác phẩm báo chí mới. Tuy nhiên, số lượng video phát trực tiếp khá khiêm tốn. Nên trong tương lai, hy vọng hình thức này sẽ được áp dụng nhiều hơn. Nội dung bài báo chủ yếu mang tính phản ánh, đưa tin, chưa có nhiều bài phân tích, bình luận.
VietnamPlus: Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, chiến dịch dọn
dẹp vỉa hè cũng rầm rộ tại Hà Nội. VietnamPlus cũng có nhiều bài về sự kiện này. Ngày 01/3/2017, trên VietnamPlus chia sẻ bài viết: “Nếu khơng có động thái cứng rắn, việc lấn chiếm vỉa hè sẽ tái diễn”. Bài báo trích dẫn ý kiến của Bộ Trưởng - Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng, theo ơng, việc này khơng phải bây giờ cơ quan chức năng mới làm và thực tế, “làm xong lại tái diễn, lúc lực lượng chức năng rút thì các đối tượng lại lấn chiếm. Nếu ta khơng có động thái mạnh mẽ, cứng rắn thì vấn đề lấn chiếm vỉa hè sẽ tái diễn thường xuyên”.
Hình 2.32: Bài viết và bình luận trên Fanpage báo điện tử VietnamPlus
thời gian. Để giải đáp lo lắng của độc giả, phóng viên VietnamPlus thực hiện bài viết: “Lập trật tự vỉa hè ở Hà Nội: Không để điệp khúc ồn ào rồi lại dịu êm".
Hình 2.33: Bài viết “Lập trật tự vỉa hè ở Hà Nội: Không để điệp khúc ồn ào rồi lại dịu êm” đăng trên VietnamPlus ngày 07/3/2017
Qua chiến dịch “giành lại vỉa hè” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi báo VietNamnet, VnExpress và VietnamPlus đều có sử dụng biện pháp khai thác phản hồi từ độc giả trên mạng xã hội để phát triển nội dung bài báo mới. Với VietNamnet, sử dụng mạng xã hội Youtube, báo VnExpress sử dụng tính năng live
stream phát trực tiếp, báo VietnamPlus sử dụng phương pháp chia sẻ link bài viết thơng thường. Tuy VietNamnet và VnExpress có cách thức chia sẻ tin tức mới là sử dụng video, nhưng vẫn cịn rất ít bài viết được phát triển từ cách thức này. Bài viết vẫn chủ yếu mang tính phản ánh.
2.3. Đánh giá chung về việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử qua các báo khảo sát báo điện tử qua các báo khảo sát
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu từ 01/2015 đến tháng 4/2017 của tác giả cho thấy: Trong 910 bài báo khảo sát trên VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress thì có 166 bài được phát triển nội dung từ mạng xã hội của 3 tờ báo này (chiếm 18,2%). Trong 166 bài, có 79 bài trên VietnamPlus (chiếm 47,59%), 50 bài trên VietNamnet (chiếm 33,73%), 31 bài trên VnExpress (chiếm 18,67%).
Về mặt nội dung, trong 79 tác phẩm được phát triển nội dung từ bình luận của độc giả trên mạng xã hội Facebook báo VietnamPlus, có 28 bài về chủ đề thời sự (36%), 16 bài viết về văn hóa, đời sống (21%), cịn lại là các vấn đề khác. Trên VietNamnet, tác giả khảo sát 56 tác phẩm thì có 19 bài về thời sự (34%), 14 bài về văn hóa, đời sống (25%), 4 bài viết về vấn đề quốc tế (7%). Trên VnExpress, qua khảo sát 31 tác phẩm được phát triển nội dung từ mạng xã hội, có 12 bài về thực phẩm (38,7%), 10 bài về pháp luật (32,6), 4 bài về y tế - giáo dục (12,9%), còn lại là các mảng khác.
Trong cách thức phát triển nội dung, các báo chủ yếu khai thác thơng tin từ bình luận text của độc giả trên mạng xã hội Facebook của tờ báo. Còn các mạng xã hội khác, mặc dù đều có tài khoản, nhưng chủ yếu để quảng bá thông tin, chia sẻ bài viết đơn thuần, chứ chưa có nhiều phản hồi, bình luận như trên Facebook. Riêng có VietNamnet chú tâm hơn vào Youtube, và có nhiều bài viết được phát triển nội dung từ bình luận của cơng chúng trên mạng xã hội này.
Qua khảo sát trên báo VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress về cách thức sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam cho thấy:
Nhìn chung, cả 3 tờ báo điện tử trên đều có 2 cách thức chính trong việc sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để phát triển nội dung: Một là sử dụng bình luận của người đọc để phát triển rộng thêm chủ đề đã có, giúp sáng tạo ra nhiều tác phẩm báo chí mới ở nhiều góc độ, có chiều sâu hơn; Hai là sử dụng bình luận của người đọc, từ đó làm rõ thêm vấn đề đã có, chỉ ra những điểm được, chưa được để góp phần giúp cơ quan nhà nước quản lý xã hội tốt hơn. So với 2 tờ báo cịn lại thì VietnamPlus sử dụng cách thức khai thác bình luận của nguồn tin mạng xã hội nhiều hơn, đặc biệt ở chuyên mục Xã hội. Với VietNamnet, bài viết rất đa dạng, phong phú ở nhiều chuyên mục khác nhau. VietNamnet khai thác thông tin từ mạng xã hội Youtube để phát triển thành nhiều nội dung mới rất hiệu quả, hơn hẳn VietnamPlus và VnExpress. Cịn với VnExpress, có sử dụng chia sẻ tin tức bằng phát trực tiếp – live stream, nhưng rất ít. Cịn các bài viết được phát triển nội dung từ mạng xã hội cũng ít hơn hai tờ báo cịn lại, cũng có thể do giới hạn thời gian khảo sát nên tác giả chưa khai thác được nhiều thông tin.
So với VietnamPlus thì các bài viết được phát triển từ thông tin trên mạng xã hội của báo VietNamnet, VnExpress khá phong phú, đa dạng. Không chỉ thể hiện ở các bài phóng sự ngắn hay phản ánh đơn thuần, mà cịn được thể hiện dưới dạng phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề.
2.3.2. Thành công
2.3.2.1. Về nội dung
- Phát triển nội dung, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí mới từ thơng tin