Di chỉ Cồn Cổ Ngựa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 32)

Chương 2 : ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT

2.1. Di chỉ Cồn Cổ Ngựa

2.1.1. Địa thế, cảnh quan di chỉ

Cồn Cổ Ngựa nằm trên cánh đồng xóm 5, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, tọa độ 19055‟55.5‟‟vĩ độ Bắc và 105045'53.0244“ độ kinh Đông [Bản vẽ 1]. Di chỉ nằm cách thị trấn Hà Trung về phía Đơng hơn 10km, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa về phía Nam Đơng Nam khoảng 25km, cách trung tâm thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn theo trục Tây Đông gần 30km, cách Quốc lộ 217 theo tuyến Hà Trung đi Vĩnh Lộc đoạn gần nhất là 300m, và đoạn ngã ba hợp lưu của sông Mã và chi lưu của con sông này là sông Lèn theo trục Bắc-Nam gần 4km. Do Cồn Cổ Ngựa là một di tích xưa kia về mặt địa lý rất gần sơng Mã cùng chi lưu của nó đồng thời cũng không xa biển là mấy cho nên đây cũng là những điều kiện hết sức thuận lợi, là nhân tố giúp cho quá trình chiếm lĩnh đồng bằng từ lúc sơ khai dễ dàng hơn. Mặt khác, đó cũng là một yếu tố thúc đẩy cho quá trình giao lưu, trao đổi trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng chính đây cũng là một bất lợi lớn, vì xưa kia sơng Mã và biển ở khá gần, địa hình khu vực này trũng, thấp, họ chưa biết đến việc đắp đê bao cho nên thách thức và tai ương từ tự nhiên là rất lớn. Điều này đã được chứng minh bởi các tài liệu từ nghiên cứu địa chất, địa mạo trong giai đoạn Holocene trung, với nhiều đợt/pha biển tiến.

Nếu như trong đợt khai quật 1979-1980, cảnh quan của di tích vẫn cịn nhiều đồi, gị thấp thì hiện nay về phía Tây của hố khai quật phía bên đường chỉ còn lại hai gò, cao hơn mặt ruộng khoảng 0,70m, diện tích nhỏ. Gị cịn lại nằm ở phía Nam của hố khai quật, cách hố khai quật hiện tại khoảng 10m. Xa về phía Bắc của hố khai quật, có một nghĩa địa hiện đại, cách trung tâm của di tích khoảng 100m. Theo nhân dân địa phương cho biết vào những năm 1960, ở đây được thăm dò, khai thác quặng nên cảnh quan, sự biển đổi của di tích là khơng thể tránh khỏi, nhiều chỗ đã bị phá hủy hoàn tồn. Xưa kia, gị Cổ Ngựa có diện tích khá lớn, nhưng hiện tại cũng đã bị biến đổi nhiều và diện tích cịn lại khơng đáng kể.

Di tích Cồn Cổ Ngựa hiện tại cơ bản nằm trong một thung lũng khá kín, xung quanh được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, dãy núi hoặc những ngọn đồi thấp. Ở đây, có những dãy núi với có độ cao vừa phải từ 50m tới hơn 200m độ dốc không lớn [Ảnh 1-8]. Về mặt tự

nhiên, đây là một thuận lợi vì mùa mưa, tình trạng ngập lụt kéo dài, cho nên cách mà người dân địa phương chọn địa thế làm nhà ở những quả núi/đồi thấp cũng chính là để ứng phó lại với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Tuy vậy, khi chúng tôi khảo sát về nguồn nguyên liệu ở những dãy núi/đồi xung quanh dùng cho mục đích chế tác cơng cụ của cư dân Cồn Cổ Ngựa xưa thì đại đa số chúng rất giống/tương đồng với những hiện vật, đá nguyên liệu tìm thấy ở di tích về độ phong hóa vỏ, chất liệu, kích thước hạch đá.

Mặt khác, do thời tiết không thuận lợi, nên việc di chuyển đi lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cách về phía Tây Bắc của di tích vẫn cịn những ngọn núi đá vôi, với độ cao vừa phải vẫn còn để lại những ngấn nước, cao hơn mặt bằng di tích hiện tại khoảng 3m [Ảnh 18]. Như vậy, cường độ, mức độ tác động và sự ảnh hưởng từ yếu tố biển ở đây là thường xuyên và tương đối mạnh mẽ.

Theo chúng tôi, bối cảnh mà người Cồn Cổ Ngựa xưa tụ cư và sinh sống sẽ gặp nhiều thách thức từ tự nhiên. Một trong những nguyên nhân đó là quá trình biển tiến Holocene trung cực đại, cách đây từ 5000BP tới 4500BP. Lúc đó, sơng Mã chưa có những hệ thống đê che chắn như bây giờ nên với địa bàn cư trú đó chắc chắn sẽ khiến họ chịu những tác động của q trình biển tiến. Đó cũng là ngun nhân hối thúc họ phải kiếm tìm một khu vực cao hơn để sinh tồn, hay thậm chí là di chuyển tới một khu vực khác để tránh những rủi ro từ thiên nhiên.

2.1.2. Cấu tạo địa tầng và tầng văn hóa

Đợt khai quật lần II năm 2013, tổng diện tích hố khai quật là 84m2 (12m x 7m). Hố khai quật được mở gần hố khai quật năm 1979-1980 [Ảnh 19-20], [Bản vẽ 2-3].

Lớp đất canh tác: Đây là lớp đất canh tác hiện tại của người dân địa phương, độ dày

khoảng 15cm-20cm, màu nâu, được sử dụng để trồng lúa, hoa màu. Về mùa mưa, cả khu vực này đều bị ngập, đây cũng là quá trình bồi lắng, giúp cho đất màu mỡ hơn khi nước rút.

Lớp đất sét xám xanh: Lớp này dày 30cm, đất sét màu xám xanh, dẻo mịn, không

chứa hiện vật khảo cổ học. Lớp đất này có nguồn gốc từ biển.

Tầng văn hóa: Đất màu nâu xám đen, bên trong chứa nhiều di vật kthảo cổ học,

Giai đoạn muộn: Đất màu nau xám, xám đen chứa nhiều cát, bở dời. Độ dày lớp văn

hóa này khơng đều nhau, có chỗ dày 20cm nhưng cũng có chỗ dày tới 35cm hoặc 40cm (từ lớp L2.1 đến lớp L2.5). Trong lớp văn hóa này tập trung nhiều di vật khảo cổ học như đồ đá,

đồ gốm, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Đặc biệt, trong tầng văn hóa này xuất lộ hơn 100 mộ táng, với tư thế chôn ngồi xổm bó gối là chủ đạo. Tuy nhiên, do mật độ dày nên tính chất các mộ bị đào phá, cắt nhau là phổ biến. Tại góc Tây Nam hố khai quật tập trung nhiều vỏ nhuyễn thể như: hàu, ngao, sị... Hiện tượng này khơng phổ biến cho tồn bộ bề mặt hố khai quật. Tuy nhiên, do đào huyệt mộ để chôn cất người quá cố nên tầng văn hóa giai đoạn này đã bị cư dân sống ở giai đoạn muộn hơn đào phá vào.

Giai đoạn sớm: Có màu sắc khác với màu sắc của mức văn hóa muộn. Do nằm ngay

trên bề mặt sinh thổ nên màu sắc của tầng văn hóa này bị pha màu vàng khiến cho đất cơ bản có màu nâu vàng.

Trong tầng văn hóa có chứa hiện vật đá, gốm, xương cốt động vật và di cốt người. Tuy nhiên, số lượng và loại hình hiện vật giảm hơn so với lớp văn hóa ở giai đoạn muộn. Đất ở tầng văn có chứa nhiều sạn màu nâu đen, đất pha nhiều cát.

Sinh thổ Có màu sắc cơ bản khác với màu sắc của mức văn hóa muộn. Do nằm ngay

trên bề mặt sinh thổ nên màu sắc của tầng văn hóa này bị pha màu vàng khiến cho đất cơ bản có màu nâu vàng.

Tóm lại, do có lớp đất sét màu xanh xám bao phủ tồn bộ bề mặt di tích nên di tích được giữ ở trạng thái rất tốt. Tuy nhiên, ở đây có hai lớp văn hóa, nhưng giai đoạn văn hóa thứ nhất chứa một số lượng lớn mộ táng, các mộ nằm đè lên nhau, thậm chí ở góc Đơng Bắc thật sự rất khó xác định xương của di cốt nào do bị đào lẫn lộn. Tuy nhiên, kết thúc mức văn hóa II mặc dù mật độ di vật có giảm đi song đây lại là bằng chứng về quá trình chiếm lĩnh đồng bằng ở giai đoạn đầu tiên trong việc chọn địa bàn cư trú của người Cồn Cổ Ngựa.

2.1.3. Tính chất của di chỉ

Dựa trên toàn bộ di vật thu được cũng như các di tích mộ táng xuất lộ trong hố khai quật từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn, chúng tôi cho rằng, Cồn Cổ Ngựa được sử dụng liên tục, trong một thời gian khá dài cho đến khi biến tiến Holocene trung diễn ra. Nhưng dường như, yếu tố tâm linh, sự ghi nhớ về nguồn gốc của người Cồn Cổ Ngựa xưa vẫn còn được biểu hiện ở đây qua phát hiện đoạn xương cá voi được chôn đứng ở trung tâm của di

chỉ. Điều đó có nghĩa là, ở đây vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chôn cất người chết. Nếu như yếu tố nghĩa địa ở giai đoạn sớm chưa đậm đặc thì tới giai đoạn muộn là rất rõ ràng, chúng được biểu hiện qua số lượng di cốt phát hiện ở giai đoạn văn hóa muộn, với sự đào phá, đào cắt mộ của những của những ngôi mộ giai đoạn sớm với những ngôi mộ thuộc giai đoạn muộn. Vì thế có thể nói, Cồn Cổ Ngựa là một di chỉ cư trú-mộ táng và mức độ của hai yếu tố này có sự thay đổi qua thời gian. Càng về sau, yếu tố mộ táng càng đậm hơn.

2.2. Đặc trƣng di tích 2.2.1. Di tích động vật

Trong số các di tích xuất lộ tại hố khai quật, có những di tồn của động vật được chôn theo di cốt nhưng đa số di tồn được phát hiện nhiều trong các lớp khai quật. Về sự có mặt các lồi động vật ở mùa khai quật 2013 vẫn trong quá trình chỉnh lý nên kết quả giám định sẽ được công bố cụ thể sau. Tuy nhiên, trong quá trình khai quật và dựa trên kết quả giám định của Vũ Thế Long thì thành phần lồi gồm có những lồi sau [44].

Họ lợn (Suidae) Lợn (Suscrofa) Họ trâu bò (Bovidae) Trâu (Bubabus bubalis)

Trâu, bị giống lồi chưa xác định (Bovindae gen. et sp. Indet) Họ hươu (Cervidae)

Nai (Rusa unicolor) Họ baba (Trionychidae)

Rùa mai mềm (Pelochelysbribroni) Nhóm động vật khơng xương sống Điệp (Placuna placenta)

Ngao (Meretrix meretrix)

Sò (Acra sp.) và một số vỏ hà, ốc chưa xác định.

Ngoài ra, cũng theo Vũ Thế Long nhận định rằng, người cổ Cồn Cổ Ngựa có thể đã biết chăn ni lợn và trâu, bị. Mặc dù đây là một nhận định đáng lưu ý nhưng phải đợi những kết quả nghiên cứu cụ thể hơn về động vật trong tương lai. Trong cuộc khai quật

Biểu đồ 1: Tỷ lệ giới tính ở Cồn Cổ Ngựa 2013

[Nguồn: Nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Úc-Viện Khảo cổ học VIệt Nam]

2013, ngoài phát hiện những loài động vật tương tự, chúng tôi ghi nhận sự xuất hiện xương cá voi, nhím [Ảnh 21-23].

2.2.2. Di tích thực vật

Về sơ bộ, kết quả phân tích bào tử phấn hoa của Trần Đạt, Nguyễn Thị Mai Hương qua hai mùa nghiên cứu có thể thấy, thảm thực vật ở đậy chủ yếu là những loài thuộc họ dương xỉ, các loại thực vật hạt trần và hạt kín. Tuổi của thảm thực vật này có niên đại từ Holocene trung đến Holocene muộn. Nhìn chung, thảm thực vật ở đây xưa kia không phải là rừng rậm mà chủ yếu là những cây bụi, cây thân gỗ nhỏ.

2.2.3. Di tích mộ táng

Một trong những đặc trưng quan trọng nhất ở Cồn Cổ Ngựa đó chính là các di tích mộ táng. Nếu như xem xét và so sánh những văn hóa, những di tích có niên đại tương đương hay muộn hơn

một chút hậu Hịa Bình ở Việt Nam thì khơng di tích nào, văn hóa nào có một tư liệu đồ sộ về nhân học như ở địa điểm Cồn Cổ Ngựa. Kết quả chỉnh lý sơ bộ cho thấy, xác định được 114

mộ. Trong đó có 64 cá thể nữ, 36 cá thể nam và 14 cá thể trẻ em [Biểu đồ 1].

Qua các cuộc khai quật, thám sát từ năm 1979-1980 đến 2013, tại Cồn Cổ Ngựa phát hiện được tổng số 248 di cốt. Trong đó, mùa khai quật năm 1979-1980 phát hiện 101 di cốt [Ảnh 24-25], [77, tr.12]; đợt thám sát năm 2001 phát hiện 01 di cốt và năm 2013 là 146 di cốt. Nếu chúng ta tiếp tục mở rộng nghiên cứu thì số lượng di cốt sẽ tăng lên vì vẫn cịn những di cốt xuất hiện trong vách địa tầng.

Cuộc khai quật năm 2013 ghi nhận sự có mặt có số lượng lớn mộ táng trong một diện tích nhỏ. Sau khi bóc tách lớp sét biển, bề mặt hố khai quật xuất hiện các cụm đá lớn với nhiều cấu trúc khác nhau. Bóc tách những cụm đá trên, ở dưới đa số có chứa di cốt [Ảnh 26-28], [Bản vẽ 4-7]. Những thơng tin vì thế sẽ rất quan trọng cho việc so sánh với những kết quả nghiên cứu trước đó. Mặc dù vậy, với diễn biến lớp mộ táng, các dấu tích của biển có thể thấy rằng, ở Cồn Cổ Ngựa diễn ra ba thời điểm mai táng tử thi khác nhau nhưng giai đoạn phát triển văn hóa căn cứ trên địa tầng thì cơ bản chỉ có hai giai đoạn.

2.3.3.1. Các loại hình mộ táng

Mộ táng giai đoạn muộn

Quan sát trật tự địa tầng, có thể nhận định được những lớp mộ khác nhau mặc dù quá trình mai táng tử thi ở những thời điểm khác nhau đã khiến cho hiện trạng di cốt khơng cịn ngun vẹn. Đây cũng là một khó khăn khi nghiên cứu các di cốt đó. Một yếu tố khơng kém phần quan trọng đó là việc quan sát, theo dõi kích thước, cấu trúc của huyệt mộ theo màu sắc địa tầng, đất, hướng đặt tử thi, diễn biến ra sao đôi khi thực sự cũng là những thách thức với đồn khai quật.

Trong q trình xử lý các mộ táng và các di tích trong hố khai quật, thường những cụm đá xuất lộ ở lớp trên thì ở dưới có di cốt nhưng khơng phải tất cả đều như vậy. Sở dĩ chúng tôi phân biệt được lớp mộ của giai đoạn sớm và muộn chính là dựa vào lớp mộ sớm- lớp chôn sâu xuống sinh thổ [Ảnh 29-30].

Trong lớp mộ muộn được chia làm hai giai đoạn. Có thể thấy rõ vấn đề này ở các mộ phía Tây, góc Đơng Bắc và một số vị trí gần trung tâm của hố khai quật. Tại các khu vực đó, các mộ giai đoạn giữa được chơn sau đó bị tác động từ q trình biển tiến. Với hệ quả của đợt biển tiến, các mộ đã bị chìm ngập và nước biển mang theo những vật chất, kết hợp với điều kiện môi trường sau khi nước biển rút để lại một lớp trầm tích màu trắng như vơi, khơ và bở rời. Sau đó, các lớp này lại bị đào phá và tử thi lại được mai táng qua lớp trầm tích màu trắng đó. Có thể nhận ra các mộ/cụm mộ có hiện tượng này gồm: mộ 11 [Ảnh 31], mộ 2-21-24-25-26-27 [Ảnh 32]; mộ 29-31-38-40-41-42-43-57-59-16-7-8-94 -61-6-18-19-12-12 [Ảnh 33-34], [Bản vẽ 8].

Theo chúng tơi, điều này có hai khả năng. Thứ nhất, sau khi nước biển rút, để lại lớp phủ trên tồn bộ lịng chảo khá dày, cho nên có thể vị trí của nghĩa địa và hiện trạng của nghĩa địa bị biến đổi dẫn đến việc nhận thức vị trí nghĩa địa bị hạn chế nên mới có hiện tượng đó. Thứ hai, đây là một nghĩa địa có yếu tố tâm linh, có yếu tố truyền thống, là ngơi nhà chung của họ lúc sống và khi chết họ cũng muốn được chôn cất ở nơi cư trú, vậy nên mới dẫn đến hiện tượng các mộ như vậy.

Do vậy, thời gian chôn cất tử thi về đại thể ở mức văn hóa muộn có hai thời kỳ. Thời kỳ sau biển tiến, nơi đây vẫn dường như là một khu vực linh thiêng, có ý nghĩa biểu tượng về mặt tâm linh, vì thế việc chơn cất vẫn diễn ra bình thường. Chính điều đó là tác nhân đã phá hủy, xáo trộn những mộ của giai đoạn sớm. Cho nên, các mộ bị xáo trộn, xương bị lẫn lộn ở một số khu vực của hố khai quật cũng là điều dễ hiểu. Ở giai đoạn văn hóa muộn có một số di tích mộ táng khơng tìm thấy biên, đơi khi cũng khó nhận định được các di vật tùy táng là của cá thể nào, ngoại trừ một số ít.

Mộ táng giai đoạn sớm

Nếu như các mộ ở giai đoạn văn hóa muộn với hai thời kỳ chơn cất khác nhau bị xáo trộn do q trình chơn cất, đào phá thì đến lớp mộ của mức văn hóa sớm dường như khơng có sự can thiệp tương tự như đã xảy ra với những mộ muộn hơn. Số lượng mộ của gai đoạn văn hóa sớm phát hiện được khơng nhiều nhưng lại xác định được các tiêu chí rất cơ bản đó là xác định được biên mộ, kích thước huyệt mộ, hướng mộ, hướng mặt, tư thế tử thi được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)