Mảnh rìu vỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 53)

Chương 2 : ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT

2.4. Đặc trưng di vật

2.4.1.2.4. Mảnh rìu vỡ

Do quá trình sử dụng của cơng cụ rìu đã gây ra những chấn động khiến cho những bộ phận của chúng bị vỡ tách ra [Bảng 10]. Bằng chứng này cho thấy, rìu đã được sử dụng trong thực tế. Đa số những mảnh vỡ đều là một phần của rìa lưỡi [Bản vẽ 16.5-16.6, 16.8- 16.9], [Ảnh 158-161].

2.4.1.2.5. Mảnh tƣớc và mảnh tách

Khác với loại mảnh của chày nghiền và mảnh rìu vỡ ra trong quá trình sử dụng. Mảnh tước là sản phẩm của quá trình chế tác và ở Cồn Cổ Ngựa những mảnh tước, mảnh tách là phế phẩm.

Mảnh tước

So với mảnh tách, mảnh tước có số lượng khiêm tốn hơn rất nhiều. Mảnh tước được tạo ra ở đây cũng phù hợp với sự có mặt của những phác vật, những cơng cụ ghè đẽo hoặc đá có vết ghè. Kích thước mảnh tước khơng lớn, chiều dài đa số từ 3,0cm tới 5,0cm, rộng từ 2,5cm tới 5,0cm, độ dày dày 0,5cm tới 1,2cm [Ảnh 162-179]. Về sự xuất hiện của nhóm mảnh tước, chúng đều được tìm thấy phần lớn trong mức văn hóa muộn và xuất hiện thưa thớt ở mức văn hóa sớm. Cũng có một số xuất hiện trong mộ nhưng đều là mộ của giai đoạn muộn. Do đó, chúng có thể bị lẫn với di cốt q trình chơn cất, đào bới, cắt phá các lớp mộ khác nhau theo thời gian.

Với số ít mảnh tước thu được, về mặt loại hình, chúng gồm mảnh tước đầu tiên và mảnh tước thứ [Bảng 11]. Mặc dù vậy, sự ít ỏi của mảnh tước cùng với hiện trạng của bộ cơng cụ rìu mài ở đây có thể khẳng định, tần suất ghè đẽo không diễn ra với cường độ cao trên các phơi rìu để tạo rìu mài. Ngược lại, do đa số rìu được mài trực tiếp từ hạch đá basalt mà tỷ lệ không qua chế tác lớn nên số lượng mảnh tước khiêm tốn như vậy cũng là dễ hiểu.

Mảnh tước đầu tiên có số lượng ít và hình dạng khơng xác định. Hiện tượng tu chỉnh giống như một số loại hình mảnh tước trong các văn hóa Hịa Bình, Bắc Sơn trước đó vắng

khơng lớn. Diện ghè thường hẹp và hay bị mất lớp vỏ đá, tỷ lệ vỏ đá ở lưng còn giữ lại từ 1/3 tới 2/3. Những mảnh tước thứ ở đây nhỏ, để lại u ghè không nhô cao, hướng tia ghè và sóng ghè rõ [Bản vẽ 16.7, 16.10-16.20].

Mảnh tách

Cũng là một loại mảnh, nhưng mảnh tách có những đặc tính khác hồn tồn với tiêu chí mảnh tước [Bảng 11]. Nếu mảnh tước đầu tiên và mảnh tước thứ có diện ghè, có điểm ghè, sóng ghè tia ghè và là phế liệu của qui trình ghè tạo cơng cụ thì những mảnh tách ở đây chỉ là những mảnh tách, mảnh vỡ (shatter) trong quá trình va chạm giữa đá với đá hoặc chủ yếu là sản phẩm bị bong, tách do quá trình phong hóa, ảnh hưởng, tác động của thời tiết [Ảnh 180-186], [Bản vẽ 16.21-16.25].

Ở điều kiện bình thường, những hạch đá basalt, quartz vẫn giữ được lớp vỏ phong hóa bên ngoài. Khi chúng bị tác động của các yếu tố sinh hóa, vật lý thì chúng sẽ có những thay đổi nhất định về bề mặt. Các hạch đá này gặp mưa nhiều và sau đó loại hình hiện vật này nằm dưới ánh nắng trong một thời gian đủ dài thì đa số lớp vỏ phong hóa bên ngồi sẽ bị bong, tách tự nhiên mà không cần đến sự tác động của con người. Hiện tượng này gặp rất nhiều ở Cồn Cổ Ngựa và mảnh tách ở đây có nguồn gốc như vậy.

2.4.1.2.6. Thổ hồng

Song song với những di vật phản ánh công năng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, nguồn thức ăn thực tế của người Cồn Cổ Ngựa, dường như những di tồn có liên quan tới hoạt động tinh thần, tâm linh của cư dân Cồn Cổ Ngựa cũng tồn tại nhưng không nhiều.

Trong hố khai quật, chúng tôi phát hiện rất nhiều sỏi sần sùi, màu đỏ tía, rất cứng và khơng có vết sử dụng. Đây là những sản phẩm đi cùng với những tảng, khối, hạch đá vơi mà hiện nay chúng ta có thể thấy khá nhiều khi đi điều tra. Những vật chất này phát hiện ở Cồn Cổ Ngựa rất nhiều nhưng không một di vật nào có dấu vết mài mịn, sử dụng.

Thổ hoàng trong hố khai quật xuất hiện tại L3.1: 41 và L1.1.F12: 1. Hai viên thổ hồng có kích thước nhỏ, màu đỏ vàng và đỏ thâm. Thổ hồng có cấu tạo từ loại khống mịn, mềm, bề mặt đã được mài biến dạng. Có lẽ, hai viên thổ hoàng kia đã được sử dụng trong thực tế [Ảnh 185].

2.4.1.3. Nhận định về đặc trƣng và các giai đoạn phát triển của loại hình cơng cụ đá

Với các loại hình di vật đá phát hiện được ở đây, chúng ta có thể nhận định về những đặc trưng cơ bản sưu tập công cụ đá, các giai đoạn phát triển dựa trên chất liệu, loại hình, kỹ thuật chế tạo của công cụ đá.

Về chất liệu và nguyên liệu

Từ kết quả phân tích thạch học, chúng tơi cho rằng nên nhìn nhận lại vấn đề nguyên liệu ở Cồn Cổ Ngựa và có lẽ là trong cả văn hóa Đa Bút. Điều này liên quan trực tiếp tới những xác lập kỹ nghệ chế tác đá ở Cồn Cổ Ngựa và văn hóa Đa Bút.

Kết quả phân tích thạch học đã chỉ rõ, nguyên liệu được sử dụng là những đá magma, đá trầm tích và những đá vụn núi lửa [Bảng 2]. Đối với nhóm cơng cụ khơng qua chế tác và hỗ trợ chế tác như chày nghiền, hịn ghè thì ngun liệu có sự đa dạng hơn với sự có mặt của những hạch cuội granite hay rhyolite, quartz nguồn gốc sông, suối và kết hợp với những hạch đá basalt vừa tay cầm có thể kiếm được xung quanh di tích. Nhóm bàn mài sử dụng những hạch/tảng đá lớn hơn có độ ma sát, hạt có thể mịn hoặc hơi thơ hơn. Đây là những đá cát kết thạch anh quartzite bị ép [Bảng 2].

Nguyên liệu sử dụng chế tác rìu đa số là những hạch đá basalt hay basalt komatit, diabaz bị biến đổi… Như vậy, kết quả phân tích thạch học bước đầu cho thấy tính thống nhất về sử dụng nguyên liệu đá với những hạch đá có nguồn gốc từ nhóm đá magma ở Cồn Cổ Ngựa là có tính chun biệt. Những hạch đá basalt đó dễ sơ chế mặc dù độ cứng khơng phải là thấp. Chỉ cần một hạch đá vừa phải với hình dáng phù hợp có thể được mài thành rìu mà không mất thời gian chế tác. Kết quả nghiên cứu thạch học ở Cồn Cổ Ngựa cũng được sử dụng để so sánh với nguyên liệu ở Làng Còng hay Gò Trũng. Kết quả đối sánh nguyên liệu giữ Cồn Cổ Ngựa với Làng Cịng và Gị Trũng có sự tương đồng cao mà đặc biệt là ở bộ cơng cụ rìu mài.

Đối với nhóm bàn nghiền, ngun liệu được sử dụng khác hoàn toàn với nguyên liệu dùng làm bàn mài. Kết quả phân tích một mẫu phổ biến nhất để sử dụng làm bàn nghiền tại Cồn Cổ Ngựa chất liệu là diabaz bị biến đổi lục hóa nguồn gốc magma, tuf thủy tinh bazơ bị biên đổi [Bảng 2].

Những kết quả phân tích thạch học cho thấy, người Cồn Cổ Ngựa đã khá am hiểu những đặc tính của mỗi loại chất liệu và chúng đã được sử dụng với từng mục đích cụ thể. Sự tách biệt về nguyên liệu sử dụng đối với những công cụ qua chế tác và không qua chế tác là một khách quan.

Về loại hình

Nếu như trong bài tổng kết về các loại hình đồ đá trong văn hóa Đa Bút của Bùi Vinh năm 2003 có 15 loại hình được phân tách thành hai nhóm gia cơng và cơng cụ khơng gia cơng và nhóm cơng cụ gia cơng có tỷ lệ lớn hơn. Quan trọng hơn, từ Đa Bút, Cồn Cổ Ngựa, Làng Còng rồi tới Gị Trũng có một sự chuyển dịch và ra đời của kỹ thuật chế tạo công cụ bằng đá phiến và Bùi Vinh cũng cho rằng, cùng với sự phá bỏ dần của truyền thống gia công bằng đá cuội là sự thay thế dần của một kỹ nghệ mới-kỹ nghệ gia công công cụ bằng đá phiến [84, tr.84].

Hiện vật đá Cồn Cổ Ngựa 2013 được phân chia thành hơn 10 loại, tỷ lệ công cụ ghè đẽo chiếm tỷ lệ không lớn. Nguyên liệu được sử dụng để ghè tạo cơng cụ rìa ngang, cơng cụ khơng định hình gồm cuội nguồn gốc sơng, suối như quartzite, quartz. Nhóm cơng cụ rìa dọc hay đá có vết ghè hầu hết là những hạch đá magma, bề mặt còn giữ lại nhiều vỏ đá màu đỏ vàng, màu đỏ. Nhóm cơng cụ ghè đẽo thường có góc lưỡi khá lớn [Bảng 3].

Dựa vào tình hình tư liệu từ cuộc khai quật năm 2013, chúng tôi cho rằng tất cả các công cụ đá ở Cồn Cổ Ngựa đều được gia cơng sơ chế tại di tích. Có lẽ ngoại trừ những cơng cụ được ghè bóc từ những hạch đá khối hộp, chất liệu quartz được sơ chế qua sau đó mới được vận chuyển về để sử dụng. Có giả thuyết trên là vì chúng tôi chỉ phát hiện những mảnh tước, mảnh tách của những hạch/tảng đá dùng cho chế tác rìu, phác vật mà khơng phát hiện bất kỳ phế phẩm nào của q trình gia cơng chế tác những cơng cụ chất liệu quartz. Đây là những hạch đá có nhiều thớ, nhiều vân cấu trúc khơng giống các loại đá magma hay biến chất khác ở Cồn Cổ Ngựa nên khi chúng bị ghè hay sử dụng những hạch đá quartz lớn đó va đập vào nhau (block to block) thì sẽ tách ra, vỡ ra những mảnh nguyên liệu sắc cạnh và có thể được sử dụng ngay tức thì để cắt hoặc nạo rất hữu dụng. Chính vì thế, tình trạng của những cơng cụ quartz khơng định hình ở Cồn Cổ Ngựa được khai sinh trong bối cảnh đó.

Đối với nhóm phác vật, rìu mài chắc chắn đã được chế tác tại di tích. Số lượng mảnh tước tìm thấy ở Cồn Cổ Ngựa khơng lớn. Những mảnh tước lớn giống như những sản phẩm của q trình pha ngun liệu giống như trong văn hóa Hịa Bình hầu như khơng xuất hiện ở Cồn Cổ Ngựa. Thay vào đó, có rất nhiều hạch/tảng đá ngun liệu với kích thước lớn có mặt ở di tích cùng với rất nhiều mảnh tách của q trình phong hóa. Điều đó cũng phù hợp với mức độ, tần suất ghè đẽo, vết âm bản để lại trên các rìu mài, cơng cụ ghè đẽo. Rìu mài ở Cồn Cổ Ngựa không được ghè đẽo nhiều. Các cơng cụ rìu mài ở Cồn Cổ Ngựa đều phần lớn được mài từ những hạch đá basalt dẹt, hình bầu dục, kích thước khơng lớn để làm cơng cụ. Tỷ lệ rìu mài sử dụng những mảnh nguyên liệu của sản phẩm bổ, tách hầu như rất ít. Sự có mặt của số lượng mảnh tước khiêm tốn kết hợp với dấu vết âm bản trên các công cụ cho thấy tình trạng khan hiếm nguyên liệu để chế tác ở Cồn Cổ Ngựa không xảy ra. Người Cồn Cổ Ngựa không ghè đẽo nhiều mà dựa vào những điều kiện, tính phù hợp của các hạch đá nguyên liệu để sơ chế, chế tác nhằm đạt hiệu quả đồng thời tiết kiệm được thời gian và thực nghiệm của chúng tơi với q trình mài tạo rìu từ những nguyên liệu tại chỗ đã chứng minh điều đó [Ảnh 226].

Về cơ bản, các loại hình cơng cụ đá xuất hiện tại Cồn Cổ Ngựa khác với bộ công cụ đá trong văn hóa Hịa Bình. Tổ hợp di vật và nguồn ngun liệu cho thấy cư dân Cồn Cổ Ngựa nói riêng và cư dân văn hóa Đa Bút nói chung sử dụng đá gốc để chế tác cơng cụ. Sự có mặt hạn chế của cơng cụ cuội ghè đẽo có thể là do sự sẵn có của nguồn nguyên liệu thô từ loại đá magma xung quanh di tích. Sự khác nhau về bộ cơng cụ phần nào phản ánh mô thức kiếm sống cũng không giống nhau.

Cịn về sự phá bỏ truyền thống cơng cụ cuội để thay thế một kỹ nghệ mới-kỹ nghệ gia công công cụ bằng đá phiến nên chăng cũng cần được xem xét thấu đáo hơn. Nếu như cho rằng có sự chuyển biến về loại hình cơng cụ với nguyên liệu là đá cuội nguồn gốc sông, suối và đá phiến để đi tới nhận xét về sự biến đổi của bộ công cụ lao động xuất hiện ở các di chỉ muộn của văn hóa Đa Bút có thể chấp nhận nhưng có lẽ chưa thỏa đáng vì một số lẽ sau.

Từ Cồn Cổ Ngựa, Làng Còng rồi Gị Trũng bộ cơng cụ rìu có sự phát triển theo thời gian với sự kém định hình ở Cồn Cổ Ngựa và dần dần đi vào định hình ở Làng Cịng và Gị

nói rằng kỹ nghệ đá phiến ra đời ở Gò Trũng đánh dấu một sự phá bỏ việc sử dụng nguyên liệu đá cuội cho chế tác mang tính truyền thống thì hiện tượng Làng Cịng phải lý giải thế nào? Nếu cho là Làng Cịng quay lại mơ thức kiếm sống Hịa Bình nhưng người Làng Cịng vẫn sử dụng rìu mài lưỡi, rìu mài tồn thân kết hợp với sự có mặt đơng đảo của bộ cơng cụ ghè đẽo mang hơi hướng truyền thống có phải là một sự thụt lùi về trình độ? Chúng tơi cho rằng, tác động của biển tiến đã gây ra nhiều bất lợi cho cư dân Đa Bút ở Cồn Cổ Ngựa và những hệ quả của nó cịn có thể tác động đến cư dân Làng Còng hay Gò Trũng sau này nữa.

Trong nghiên cứu của mình, Bùi Vinh cũng cho rằng có sự hồi sinh của truyền thống kỹ thuật đá cuội Hòa Bình ở di chỉ Làng Cịng. Vậy, các kết quả phân tích niên đại C14 ở Làng Cịng và Gị Trũng cho thấy sự tồn tại của hai địa điểm này gần như cùng một lát cắt. Và ông cũng nhấn mạnh thêm, quay trở về với môi trường và truyền thống Hịa Bình lẽ đương nhiên khơng phải là tồn bộ q trình chuyển hóa văn hóa ở Làng Cịng. Song dù sao với Làng Cịng, một mơ hình phát triển đa tuyến của văn hóa Đa Bút cũng bắt đầu được nhận ra. Đó là bên cạnh con đường phát triển đơn tuyến của quá trình Đá mới vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa theo một trình tự từ Tây sang Đông, từ vùng núi xuống đồng bằng rồi lấn ra biển mà đại diện của nó là chuỗi phát triển từ Đa Bút-Cồn Cổ Ngựa-Gị Trũng. Thì giờ đây lại nảy sinh thêm một con đường khác: con đường Làng Còng phải ngược trở lại từ đồng bằng đưa lên vùng cao do những biến động của môi trường biển xảy ra sau giai đoạn Cồn Cổ Ngựa [83, tr.10]. Và theo chúng tôi, nếu đã coi đó là một mơ hình phát triển đa tuyến thì có lẽ khơng nên cho rằng có một sự phá bỏ truyền thống đá cuội để hình thành một kỹ nghệ đá phiến mới. Thay vào đó, sự lý giải cho thấy người Làng Cịng sử dụng bộ cơng cụ truyền thống kiểu Sơn Vi, Hịa Bình bên cạnh bộ cơng cụ rìu mài, bàn nghiền, hịn nghiền của cư dân văn hóa Đa Bút hay người Gị Trũng gia tăng bộ cơng cụ chì lưới đều xuất phát từ quá trình chọn lựa địa bàn cư trú gắn với bối cảnh xung quanh cùng những biến động của môi trường khiến cho việc quyết định địa bàn cư trú của những nhóm cư dân Đa Bút muộn có sự khác nhau. Vì thế, mặc dù cùng thuộc một văn hóa nhưng do địa bàn sinh sống khác nhau đã khiến cho tính đa dạng của bộ cơng cụ tăng lên nhằm thích ứng với những thách thức từ tự nhiên vốn đã khắc nghiệt. Tơi cho rằng, đó là những biểu hiện, những đặc tính thích nghi năng động, chủ động của những nhóm cư dân cổ.

Về kỹ thuật

Trong sưu tập di vật đá Cồn Cổ Ngựa có thể nhận biết một số kỹ thuật chế tác đá tiêu biểu của người Cồn Cổ Ngựa gồm kỹ thuật mang tính truyền thống và kỹ thuật mang tính cách tân.

Kỹ thuật truyền thống được biểu hiện qua hình thức ghè tạo các cơng cụ rìa dọc, rìa ngang, cơng cụ khơng định hình hay cơng cụ rìu sau khi được mài. Cư dân Cồn Cổ Ngựa không ghè đẽo nhiều. Để chế tạo ra các phác vật, ngoài kỹ thuật ghè đẽo theo lớp ghè để tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)