Chương 2 : ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT
2.4. Đặc trưng di vật
2.4.1.2.3. Cơng cụ khơng có dấu vết chế tác
Bàn nghiền và mảnh bàn nghiền
Qua tất cả những di vật đá thu được, bàn nghiền và hịn nghiền có thể coi là một đặc trưng cho đồ đá ở đây. Có lẽ, khơng một di tích nào, khơng một văn hóa nào mà sự có mặt của bàn nghiền lại lớn như vậy. Theo thống kê, loại hình này có 55 chiếc, được tìm thấy ở các di tích trong hố khai quật mà chủ yếu ở lớp 2 hoặc trong mộ [Bảng 5].
Về mặt chất liệu, nguyên liệu dùng làm bàn nghiền thường là đá basalt, basalt komatit, tuf thủy tinh bazơ, diabaz bị biến đổi, tuf basalt bị biến đổi và một số nguyên liệu khác. Tuy nhiên, chưa xác định tên gọi về thành phần thạch học [Ảnh 112-115], [Bảng 2]. Bề mặt có thể là màu nâu, nâu xám, xám nhạt, vàng, đỏ nâu, nâu đậm… Như vậy, đối sánh nguyên liệu dùng để làm bàn nghiền với nguyên liệu dùng để chế tác rìu mài, cơng cụ ghè đẽo thì hồn tồn tương đồng. Tất cả đều thuộc nhóm đá magma [Bảng 2]. Mặc dù vậy, đa số bàn nghiền ở đây đều khơng ở trong tình trạng nguyên vẹn.
Về kích thước, trừ một số hiện vật có chiều dài dưới 10cm do bị vỡ, những hiện vật cịn lại đều có kích thước dài trên 20cm, thậm chí có những tiêu bản dài trên 40cm. Những bàn nghiền kích thước lớn tỷ lệ thuận với trọng lượng cũng như tần suất sử dụng thông qua độ lõm của bề mặt sử dụng. Thực trạng độ lõm trên bàn nghiền ở Cồn Cổ Ngựa chỉ ra một điều rằng, mức độ, thời gian những bàn nghiền này được sử dụng trong một khoảng thời gian khá dài. Như vậy, với sự có mặt của một số lượng bàn nghiền lớn chúng liệu có liên quan tới sự thay đổi về phương thức kinh tế nào hay không? Hay chúng đại diện cho sự có mặt của một nghề thủ cơng nào đó hoặc đơn thuần chỉ để dùng nghiền những thực phẩm từ thực vật thu lượm được trong tự nhiên?
Khác với sự tương đồng về chất liệu, nguyên liệu của bàn nghiền, công cụ ghè đẽo, phác vật rìu, loại hình bàn mài dường như lại có một sự chuyên biệt về nguyên liệu. Có thể thấy, nguyên liệu được người Cồn Cổ Ngựa sử dụng để làm bàn mài và bàn nghiền có sự khác biệt hay nói cách khác là sự am hiểu của cư dân cổ về tính năng của mỗi loại nguyên liệu khá cao. Từ kết quả phân tích thạch học cho thấy, cư dân Cồn Cổ Ngựa đa số sử dụng đá cát kết thạch anh quartzite bị ép, thuộc nhóm đá trầm tích để làm bàn mài [Ảnh 116-119], [Bảng 2]. Bề mặt thường có màu trắng, trắng xám, lõi màu nâu đỏ, hạt mịn, gắn kết chặt và cấu tạo định hướng. Hiện trạng về mức độ sử dụng của bàn mài không lớn. Đa số bề mặt được sử dụng để mài phẳng hoặc hơi lõm. Ngồi ra, cũng cịn một số bàn mài có cấu trúc là những loại đá cát kết hạt mịn nhưng chúng tơi chưa có điều kiện phân tích thạch học [Bảng 6].
Với hiện trạng và mức độ khác nhau, nên các chỉ số kích thước, trọng lượng cũng khác nhau. Nhiều bàn mài có trọng lượng trên 6000gram, nhưng cũng có những mảnh vỡ chỉ cịn lại kích thước nhỏ, trọng lượng khơng đáng kể [Bảng 6].
Chày nghiền
Chày nghiền là loại hình có số lượng nhiều nhất trong số các loại hình cơng cụ đá. Có ba dịng ngun liệu được sử dụng để làm chày nghiền. Dòng thứ nhất là những hạch cuội từ sơng, suối kích thước vừa tay cầm, bề mặt nhẵn bóng, khơng bị phong hóa. Bề mặt sử dụng nghiền đều là những đầu của hạch cuội chu vi lớn hơn, đầu có chu vi nhỏ hơn được dùng làm đốc cầm nắm [Ảnh 120-141], [Bản vẽ 14.8-14.13; 15.1-15.7], [Bảng 2, 7].
Dịng thứ hai là những hạch đá basalt có kích thước khác nhau, có những hạch vừa tay cầm nhưng có những hạch kích thước rất nhỏ, trọng lượng chỉ vài gram. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng để nghiền. Có một điều dễ nhận ra khi quan sát xung quanh chu vi sử dụng để nghiền trên dòng nguyên liệu này, rất nhiều cơng cụ có những sẹo vỡ bị tách ra xung quanh. Một số sẹo cịn lại kích thước nhỏ nhưng có những sẹo để lại có kích thước khá to, vết âm bản sâu và hướng vỡ luôn đối diện với đốc cầm. Thực tế, chỉnh lý loại hình mảnh tách, phế phẩm của quá trình chế tác hoặc sử dụng chúng tơi đã gặp những mảnh tách như vậy, chúng còn giữ lại một phần chu vi mặt nghiền có độ nhẵn bóng và khơng giữ lại vỏ đá.
Dòng ngun liệu thứ ba là những hạch đá/cuội có kích thước nhỏ, số lượng không lớn, chỉ chiếm khoảng 1/8 tổng số chày nghiền, hình dáng đa phần là hình tam giác, thân cấu
tạo bởi nhiều phiến, thớ như cấu tạo của thân cây, màu xám đen, màu đen. Chu vi mặt nghiền thường sần sùi. Đây có thể là những sản phẩm của gỗ hóa thạch.
Như vậy, với những cơng cụ chày nghiền có nguồn gốc cuội sơng/suối chu vi sử dụng để nghiền thường có cường độ sử dụng cao hơn, bề mặt rất nhẵn bóng, diện tích sử dụng và mức độ sử dụng nhiều hơn hai dịng ngun liệu ở dưới. Có lẽ, do việc cầm nắm dễ hơn, ít bị vỡ hơn nên chúng được ưa thích sử dụng hơn. Loại hình bàn nghiền được sử dụng từ giai đoạn sớm và tăng đột biến về số lượng ở giai đoạn muộn. Điều này cũng có sự tỷ lệ thuận với sự gia tăng của bàn mài.
Đã có lỗ vũm/vết lõm/hịn kê
Nếu như xem xét nguyên liệu dùng làm bàn nghiền, chày nghiền, cơng cụ rìu mài, đá ghè đẽo, cơng cụ ghè đẽo đều thấy rằng chúng có chung nguồn gốc thì đến loại đá có vết lõm và bàn mài dường như điều này lại lặp lại [Bảng 8].
Đá có vết lõm ở đây tồn tại ở nhiều dạng nhưng loại đá như tuf basalt bị biến đổi, cát kết thạch anh quartzite bị ép, basalt komatit, phiến sét và một số loại chưa xác định. Hình dạng tồn tại của nhóm cơng cụ khơng gia cơng này khơng xác định. Sự có mặt của những vết lõm cịn lại ở đây khác nhau. Chất liệu đá cát, hạt mịn hoặc hơi mịn, thô ráp được ưa sử dụng và chúng thường để lại nhiều lỗ trên bề mặt và có những hiện vật cịn được dùng cả hai mặt. Loại hình này xuất hiện chủ yếu trong các mộ, các di tích mà thời điểm xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn văn hóa muộn. Những loại đá như tuf basalt bị biến đổi, basalt komatit cũng được sử dụng nhưng số lượng vết lõm để lại khơng nhiều [Ảnh 142-149]. Tính khơng định hình cũng như sự khác nhau về trọng lượng và kích thước đá có vết lõm cũng tỷ lệ thuận với nhau. Có hiện vật nặng trên 2000gram nhưng cũng có những hiện vật chỉ nặng hơn 50gram. Câu hỏi đặt ra là cơng năng của nó được sử dụng vào mục đích gì?
Báo cáo khai quật năm 1980, loại đá có lỗ vũm mà những người khai quật gọi là bàn kê phát hiện được 8 chiếc, hình dạng chúng đa phần là hình quả cam, vết lõm có thể ở một mặt hoặc cả hai mặt, đường kính khoảng 2,0cm và sâu 0,5cm. Một số chiếc sử dụng từ cuội thường là cuội thạch anh và cuội basalt bị phong hóa [77, tr.24]. Nhưng vấn đề chức năng sử dụng vẫn còn bị bỏ ngỏ [Ảnh 150].
Chúng tơi cho rằng, sự có mặt của loại hình cơng cụ khơng qua chế tác này liên quan tới quá trình chế biến thức ăn nguồn gốc biển. Đây là giai đoạn biển chưa có tác động mạnh tới người Cồn Cổ Ngựa nhưng khả năng biển lúc đó đã ở gần. Vì thế, hoạt động kiếm thức ăn từ biển đặc biệt là nhuyễn thể đã cung cấp cho cư dân một nguồn đạm mới. Nhưng hạch đá có vết lõm như vậy có thể liên quan tới việc chúng được kê để tiến hành chế biến đồ ăn. Do tần suất sử dụng thường xuyên nên mới tạo ra những vết lõm đó.
Khả năng thứ hai chính là việc dụng những công cụ trên kết hợp với chày/hòn nghiền để tách hạt quả lấy nhân như một nguồn thức ăn. Luận điểm trên cũng hợp lý vì hiện nay nhiều tư liệu dân tộc học trên thế giới đã chứng minh điều đó. Một khả năng nữa chúng tơi cũng xem xét đến đó là chúng có thể là những di vật liên quan tới kỹ thuật lấy lửa. Những loại đá có độ ráp, ma sát lớn như vậy có thể tạo lửa với kỹ thuật khoan tay. Tuy vậy, ý tưởng của chúng tôi cần phải có những thực nghiệm chứng minh để có tính thuyết phục hơn.
Hịn ghè
Mùa khai quật năm 1979-1980 đã thu được 12 tiêu bản. Một loại dùng cuội nguyên, loại cịn lại dùng hạch đá có dạng khối tam giác, nửa bầu dục, một rìa lưỡi được ghè đẽo giống công cụ chặt thô [Bảng 8].
Đợt khai quật 2013 tìm được 3 cơng cụ, hai trong số đó là đá quartz, kích thước vừa phải. Chiếc còn lại lớn hơn nhưng bị vỡ, tận dụng từ cuội granite màu xám xanh, bề mặt ít bị phong hóa và có một đầu bị rỗ, ráp. Tất cả đều được sử dụng làm hịn ghè vì độ cứng của chúng cao hơn hẳn độ cứng của nguyên liệu thô phổ biến ở đây [Ảnh 151-153].
Mảnh chày nghiền
Đi đơi với q trình sử dụng của bộ cơng cụ đá gốc/cuội nguyên của chày nghiền thì những tác động và những vết âm bản của q trình sử dụng cịn để lại rất rõ. Tỷ lệ chày nghiền trên mặt được sử dụng với chu vi lớn và đốc nhỏ, có thể được sử dụng để nghiền hoặc đôi khi là đập [Bản vẽ 16.1-16.4], [Bảng 9]. Do tác động của lực không đều và cấu trúc của nguyên liệu dùng làm chày có chỗ nhiều vân nên khi sử dụng thường hay bị vỡ ở xung quanh chu vi mặt nghiền. Hình dáng chúng rất giống mảnh tước khi một phần diện nghiền đó gần như là diện ghè, điểm vỡ cũng rất rõ. Nếu không xem xét kỹ đôi khi sẽ khiến chúng ta bị nhầm.
Mảnh vỡ của chày/hòn nghiền đều được phát hiện trong lớp đào, hoặc di tích mà hồn tồn khơng phát hiện trong các mộ. Điều này gợi ý rằng, nếu chày nghiền được chơn theo tử thi thì nó sẽ được chơn sau khi những di vật đó được sử dụng trong thực tế [Ảnh 154-157].