1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Kết cấu
3.2. Một số giải pháp kiến nghị
3.2.1. Đối với nhà nước, chính quyền địa phương
a. Khai thác tối đa lợi thế so sánh để đầu tư phát triển vào các ngành có tiềm năng
- Công nghiệp- xây dựng:
Tiếp tục ưu tiên các ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến. Đẩy mạnh phát
triển các ngành cơng nghiệp có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh như sản xuất vật liệu xây dựng, điện, khai thác than, cơng nghiệp cơ khí, điện tử… Phát triển một sô ngành công nghiệp mới, công nghệ sạch, công nghệ cao.
Đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp; khôi phục và phát
triển các ngành nghề truyền thống theo hướng hiện đại hóa; hình thành các ngành, làng nghề mới sản xuất hàng hoá xuất khẩu và phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tập trung thu hút đầu tư hạ tầng các KCN, CCN đồng bộ, hiện đại. Thực
hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao; hỗ trợ, thúc đẩy hình thành liên kết theo mơ hình “doanh
nghiệp vệ tinh” đối với các Tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực sản xuất ngành xây dựng; có
chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sáng tạo trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới. Tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản.
- Nông nghiệp:
Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng chuyên
canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khoanh vùng bảo vệ, duy trì diện tích đất trồng lúa. Tháo gỡ điểm nghẽn trong tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng bỏ ruộng. Thực hiện hỗ trợ hợp lí đối với doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; tạo chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá
trị nông sản. Tiếp tục thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thơn gắn với q trình đơ thị hóa theo hướng văn minh, hiện đại.
Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ hiện có. Đầu tư, nâng cấp
xây dựng mới các cụm cơng trình thuỷ lợi quy mơ lớn và vừa để đảm bảo phục vụ q trình sản xuất nơng- lâm- ngư nghiệp. Tiếp tục đầu tư xây
dựng các cơng trình thuỷ lợi nhỏ ở vùng xa, vùng khó khăn trước mắt để phục vụ sản xuất và đời sống nông dân.
- Khoa học công nghệ, môi trường sinh thái:
Tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ của tỉnh cho các nhiệm vụ
triển khai nghiên cứu ứng dụng. Chú trọng trong việc lựa chọn ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, kỹ thuật tiến bộ; phát triển công nghệ kỹ thuật số, công nghệ tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên nghiên cứu giải quyết những vấn đề có tính cấp bách của tỉnh như bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới, giải quyết ô nhiễm môi trường, khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo.
Sử dụng rộng rãi công nghệ tin học trong sản xuất và đời sống; nghiên
cứu, học tập cơ chế quản lý và điều hành nền kinh tế của các nước trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch và công nghiệp. Tăng cường tiếp cận và triển khai thực hiện các công nghệ và kỹ thuật mới trong lĩnh vực lắp ráp hàng điện tử, tái chế hàng xuất khẩu.
- Dịch vụ, thương mại:
Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại.
Khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng phát triển như: viễn thơng, du lịch, vận tải, tư vấn, kho vận logictic, dịch vụ thể thao... Phát triển các loại hình thương mại hiện đại như: cửa hàng tiện tích, trung tâm mua sắm. Thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu; đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch.
Tập trung cải tạo chỉnh trang khu trung tâm thành phố Hải Dương, mở
rộng không gian phát triển đô thị hai bên bờ sơng Thái Bình, sơng Sặt. Tập trung phát triển các thành phố Hải Dương, Chí Linh theo hướng đơ thị xanh, đô thị thông minh, hiện đại; thị xã Kinh Môn theo hướng đô thị thông minh, hiện đại. Thực hiện nâng cấp và phấn đấu xây dựng các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách đạt tiêu chí đơ thị loại IV, thị xã Kinh Mơn đạt tiêu chí đơ thị loại III trước năm 2025.
b. Phát triển kinh tế gắng với an ninh quốc phòng, ổn định môi trường đầu tư
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc củng cố quốc phòng an ninh. Xây dựng tỉnh Hải Dương thành khu vực phịng thủ vững chắc. Tăng
cường cơng tác giáo dục ý thức quốc phịng tồn dân. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hố.
- Đẩy mạnh chương trình phịng chống tội phạm, phát triển thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. Chủ động phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, phá hoại của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn.
c. Phân bổ đồng đều hợp lý các ngành, lĩnh vực đầu tư để khai thác lợi thế của tỉnh
- Trong tình hình đầu tư phát triển kinh tế chú trọng về phát triển công nghiệp xây dựng, ngành nơng nghiệp khơng được quan tâm nhiều vì các chủ đầu tư chưa thấy được lợi ích của việc đầu tư vào nơng nghiệp. Như thế cần có những phương pháp hỗ trợ, khuyến khích chủ đầu tư. Vì thế trong thời gian tới nên kêu gọi các chủ đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là chủ đầu tư địa phương người hiểu nhiều về địa phương mình đầu tư.
- Bên cạnh đó việc phát triển ngành du lịch dịch vụ cũng là vấn đề quan trọng. Ngành du lịch là thế mạnh của tình Hải Dương với nhiều lợi thế về nền văn hóa đa dạng, lễ hội truyền thống,... Việc đầu tư phát triển ngành hợp lí khơng chỉ giúp những nét văn hóa truyền thống được lưu giữ mà cịn phát triển theo hướng hiện đại, “ hòa nhập mà khơng hịa tan”. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều du khách đến Hải Dương và đó là tín hiệu đáng mừng để có thể đầu tư vào ngành du lịch dich vụ.
d. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết
Một hình thức liên doanh, liên kết mang lại hiệu quả cao đó là liên doanh, liên kết giữa quốc doanh và dân doanh. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và vốn vay tín dụng của Nhà nước đều bị hạn chế ở khối lượng vốn (vì phải san sẻ cho nhiều địa phương, nhiều ngành, lĩnh vực), thời điểm giao vốn lại khá bị động. Để khắc phục nhược điểm này, một biện pháp có thể áp dụng đó là: vừa vay vốn Nhà nước, vừa tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế xã hội, các hộ dân tham gia liên doanh, góp vốn. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu đối với các hoạt động như trồng rừng, trồng cây ăn quả, sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tạo thuận lợi cho việc luân
chuyển, tăng vòng quay vốn, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển thơng qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm ban hành trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, tiến tới huy động từ thị trường chứng khoán… Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại có vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh.
e. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chống thất thốt lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển
Bên cạnh yêu cầu về thu hút tăng cường nguồn lực đầu tư, một giải pháp không kém phần quan trọng là phải nâng cao hiệu quả nguồn vốn, đẩy mạnh tốc độ giải ngân. Trong khi tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm so với kế hoạch và khối lượng thực hiện, lượng vốn tồn tại Kho bạc Nhà nước chưa có khối lượng để thanh tốn có năm chiếm tới 45% so với vốn theo kế hoạch.
Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch theo hướng kế hoạch đầu tư tập trung, có trọng điểm theo đúng quy hoạch và tính chất của nguồn vốn đầu tư. Đồng thời lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đảm bảo phát huy hiệu quả phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế.
Bên cạnh đó năng lực tài chính của một số nhà thầu yếu, do ảnh hưởng nợ xây dựng cơ bản của các năm trước, do cơ chế quản lý hoặc thực hiện cổ phần hố, nên thi cơng cầm chừng, các sở ban ngành cần nâng cao chất lượng tư vấn khảo sát thiết kế, lập dự án và thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư. Các chủ đầu tư cần có giải pháp kiên quyết khơng ký hợp đồng đối với những đơn vị tư vấn yếu kém có nhiều tồn tại trong q trình hoạt động. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư theo quy chế một cửa “ Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình duyệt dự án về Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan thẩm định đầu tư sẽ xem xét nhanh hồ sơ trình duyệt dự án, nếu đủ điều kiện sẽ làm văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên ngành, và các ngành liên qua; nếu chưa đủ điều kiện sẽ gửi trả lại chủ
đầu tư kèm theo các lý do cụ thể để hoàn thiện lại dự án; đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan chuyên ngành.