Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hành và trải nghiệm môn toán lớp 1 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 81)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

Bước 1: Xây dựng các phiếu khảo sát dành cho HS và GV.

Bước 2: Xây dựng tài liệu thực nghiệm: Chúng tôi xây dựng kế hoạch

dạy học có tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 1 theo các nội dung và quy trình được thiết kế trong Chương 2.

71

Chủ đề 1: SỐ HỌC VÀ PHÉP TÍNH

+ Bài 5: Mấy và Mấy (Toán 1, trang 32, tập 1)

+ Bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10 (Toán 1, trang 56, tập 1) Chủ đề 2: HÌNH HỌC

+ Bài 7: Hình vng, hình trịn, hình tam giác và hình chữ nhật

(Tốn 1, trang 46, tập 1)

Chủ đề 3: ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO LƯỜNG + Bài 34: Xem giờ trên đồng hồ (Toán 1, trang 72, tập 2) + Bài 35: Các ngày trong tuần (Toán 1, trang 76, tập 2)

Bước 3: Tổ chức dạy các tiết đã chọn trên các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.4. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng trên hai lớp 1A3 và 1A6. Trong đó, lớp 1A3 có 34 học sinh và 1A6 có 35 học sinh.

3.5. Thời gian, nội dung thực nghiệm

Thời gian: Thực nghiệm tiến hành từ ngày: 03/03/2020 đến ngày 25/05/2021.

Nội dung: Chúng tôi tổ chức các nội dung thực hành trải nghiệm trong giờ học tốn trên các nội dung, quy trình được thiết kế trong Chương 2. Học sinh được đánh giá năng lực trước và sau khi tham gia thực nghiệm với mục đích chính là kiểm tra xem sau khi tiếp cận với các hoạt động THTN, HS có nắm được bài khơng, NL của HS có phát triển khơng và phát triển đến mức độ nào.

72

Ngoài ra luận văn cũng tiến hành thực nghiệm các đánh giá của giáo viên về tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm môn Toán lớp 1 phát triển năng lực cho học sinh thơng hình thức dự giờ thăm lớp.

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm

Nhằm thiết kế, xây dựng các bài kiểm tra để đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh trước và sau thực nghiệm, chúng tôi xây dựng các bộ tiêu chuẩn và thang đánh giá kết quả. Các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt, nội dung hoạt động thực hành trải nghiệm và mục tiêu, nội dung mơn Tốn lớp 1 ở các bài, các hoạt động triển khai thực nghiệm. Bài kiểm tra đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh trước và sau thực nghiệm được thiết kế theo thang điểm 10 (mức độ lồng ghép cơ bản và nâng

cao), chia thành 4 loại Tốt, Khá, Trung bình, Yếu như sau:

+ Loại tốt: Điểm từ 9 đến 10: Học sinh làm bài đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái qt và logic, thể hiện được tính sáng tạo, chứng tỏ việc nắm tri thức chắc chắn và sâu sắc.

+ Loại khá: Điểm từ 7 đến dưới 9: Học sinh làm bài đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái qt và logic, tính sáng tạo cịn hạn chế, chứng tỏ việc nắm tri thức cơ bản chắc chắn.

+ Loại trung bình: Điểm từ 5 đến dưới 7: Học sinh làm bài tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái qt, tính hệ thống cịn hạn chế, chứng tỏ các em đã nắm tri thức cơ bản nhưng chưa vững chắc.

+ Loại yếu: Điểm dưới 5: Học sinh làm bài chưa đầy đủ, thiếu chính xác các ý cơ bản, chưa khái quát, chưa hệ thống, cịn nhiều sai sót, chứng tỏ các em chưa nắm được tri thức cơ bản.

Theo hướng dẫn trong Thông tư 27-BGD&ĐT, GV không đánh giá thường xuyên HS thông qua điểm số. Chúng tôi chia mức độ và chấm điểm

73

nhằm mục đích đánh giá các kết quả thực nghiệm (theo phương án lượng giá kiến thức, kĩ năng) của luận văn.

3.6.2. Thực nghiệm 1: Khảo sát học sinh ở lớp TN và lớp ĐC thơng qua bài kiểm tra Tốn lớp 1 để đánh giá NL của HS trước thông qua bài kiểm tra Toán lớp 1 để đánh giá NL của HS trước khi tiến hành TN

Trước tổ chức các hoạt động thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh trước thực nghiệm nhằm mục đích đánh giá thực trạng đầu vào về kiến thức, năng lực của học sinh tham gia thực nghiệm. Qua đó, kiểm tra sự tương đồng giữa nhóm học sinh lớp TN và nhóm học sinh lớp ĐC về kiến thức, năng lực liên quan đến hoạt động thực hành trải nghiệm và nội dung mơn Tốn làm căn cứ để so sánh với kết quả đầu ra sau thực nghiệm, từ đó kết luận về tính khả thi của các kết quả nghiên cứu trong luận văn.

Nội dung thực nghiệm: Cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá năng

lực mơn Tốn ( Phụ lục 2 ). Dạng đề kiểm tra được chia theo 4 mức độ dựa

trên TT 22 – BGD&ĐT ngày 22/9/2016. Thời gian làm bài là 40 phút. Kiểm tra 100% sĩ số lớp, lớp TN với 34 học sinh, lớp ĐC 35 học sinh. Mục đích khảo sát để đánh giá NL của HS trước khi tiến hành TN đối với học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua thực tế giảng dạy. Kết quả thực nghiệm cho trong Bảng 3.1.

Bảng 3. 1. Kết quả kiểm tra năng lực học sinh trước thực nghiệm

Lớp ĐC Lớp TN Xếp loại Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Tỉ lệ 20.51 41.42 30.04 8.03 19.32 41.57 31.15 7.96

74 (%)

Hình 3. 1. Kết quả phân tích dữ liệu trước thực nghiệm.

Kết quả khảo sát cho thấy giữa lớp TN và lớp đối chứng khơng có nhiều sự khác biệt, tổng quát về sự phân bố tỉ lệ xếp loại của học sinh: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu về kiến thức, năng lực giữa hai nhóm ĐC và TN được biểu diễn trong Hình 3.1.

3.6.3. Thực nghiệm 2: Khảo sát học sinh ở lớp TN và lớp ĐC thơng qua bài kiểm tra Tốn lớp 1 để đánh giá NL của HS sau khi tiến hành TN

Sau khi tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm toán lớp 1 phát triển năng lực cho học sinh. Chúng tôi tiến hành đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh sau thực nghiệm qua bài kiểm tra trong Phụ lục 3. Bài kiểm tra đánh giá được chia theo 4 mức độ trong TT 22 – BGD&ĐT ngày 22/9/2016. Thời gian làm bài là 40 phút. Kiểm tra 100% sĩ số lớp lớp TN với 34 học sinh, lớp ĐC 35 học sinh. Mục đích khảo sát để đánh giá NL của HS sau khi tiến hành TN đối với học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua thực tế giảng dạy. Kết quả thực nghiệm cho trong Bảng 3.2.

19,32 20,51 41,57 41,42 31,15 30,04 7,96 8,03 T N Đ C T N Đ C T N Đ C Đ C L O Ạ I T Ố T L O Ạ I K H Á L O Ạ I T B L O Ạ I Y Ế U

75

Bảng 3. 2. Kết quả kiểm tra năng lực học sinh sau thực nghiệm

Lớp ĐC Lớp TN Xếp loại Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Tỉ lệ (%) 19.51 42.42 31.04 7.03 33.42 63.44 3.14 0.00

Hình 3. 2. Kết quả phân tích dữ liệu sau thực nghiệm.

Kết quả trong Bảng 3.2 và biểu đồ phân tích dữ liệu cho thấy, nhóm ĐC vẫn cịn 7.03% học sinh xếp loại kiến thức, năng lực Yếu và 19.51% HS xếp loại Tốt, loại trung bình và loại khá lần lượt là 31.04% và 42.42%. Trong khi đó, nhóm TN khơng cịn học sinh xếp loại Yếu, có 33.42% HS xếp loại Tốt, phần lớn HS xếp loại Khá (63.44%). Sự chênh lệnh theo hướng tích cực nghiêng về nhóm TN được thể hiện rõ trong Hình 3.2. Dựa trên các kết quả này, chúng ta có thể kết luận học sinh lớp 1 được học Tốn thơng qua hoạt động thực hành và trải nghiệm thì kết có sự cải thiện tích cực một cách đáng kể, HS nắm vững kiến thức và phát triển năng lực tốt hơn.

TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC

Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu

33,42 19,51 63,44 42,42 3,14 31,04 0 7,03

76

Sau thực nghiệm, kiến thức của học sinh nhóm TN có sự cải thiện đáng kể về loại tốt, khá, khơng cịn loại yếu. Kết quả này phản ánh một phần tác động của tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm Toán học đã áp dụng trong luận văn.

3.6.4. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm

Luận văn đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động thực hành, trải nghiệm trên hai nhóm TN và ĐC, lực học đầu vào của hai nhóm là tương đương nhau. Sau thực nghiệm, học sinh ở nhóm TN có sự chuyển biến tích cực, tỉ lệ xếp loại Tốt, Khá, tăng lên đáng kể so với nhóm ĐC. Trước thực nghiệm, các tỉ lệ này gần như tương đương nhau. Chứng tỏ rằng, sau quá trình thực nghiệm với các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 1, các em đã nắm vững kiến thức, năng lực tính tốn. Hơn nữa, qua quá trình quan sát trực tiếp các hoạt động được triển khai thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Năng lực thực hiện của HS trong nhóm TN được phát triển tốt hơn, học sinh rất hứng thú, tự tin khi trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra. - Việc trả lời, trình bày các kiến thức trong bài học của HS luôn gắn với

kết quả hoạt động mà cá nhân các em đã được thực hiện qua thực tiễn cùng những trải nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Kiến thức, kĩ năng của các em lớp TN thu được sẽ sâu sắc, cụ thể hơn so với các em lớp ĐC.

- Các kiến thức, kĩ năng của bài học đã được hình thành trong chính mỗi em khi thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm. Thêm nữa, khả năng tính nhẩm của nhóm TN tốt hơn so với nhóm ĐC. Chính các em là người trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn nên khi đượcc hỏi về kiến thức, các em luôn thể hiện sự tự tin trong câu trả lời. Từ đó càng thêm củng cố và phát triển năng lực tính tốn – năng lực đặc thù của mơn Tốn.

77

3.6.5. Thực nghiệm 3. Đánh giá của giáo viên

Tôi đã lên lớp minh họa tiết dạy theo thiết kế bài dạy mơn Tốn lớp 1 với hoạt động thực hành và trải nghiệm phát triển năng lực học sinh tại lớp đối chứng: Lớp 1A4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phịng. Tiết dạy có sự tham gia dự giờ của các giáo viên tổ khối. Kết quả đánh giá của các GV về các hoạt động thực hành, trải nghiệm trong mơn Tốn lớp 1 phát triển năng lực cho HS như trong Bảng 3.3.

Bảng 3. 3. Kết quả đánh giá của giáo viên về các hoạt động thực hành, trải nghiệm

Xếp loại

Tiết dạy Giỏi Khá Trung bình

Lớp 1A4 -Trường TH

Đinh Tiên Hồng 11 GV = 91,67 % 1 GV = 8.33 % 0 Các tiết dạy của giáo viên của lớp thực nghiệm được tổ chuyên môn đánh giá rất cao, tạo được hứng thú đến phần lớn số học sinh trong lớp, giúp học sinh được hình thành nhiều năng lực trong giải tốn như: Phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, ứng biến với nhiều tình huống.

Ý kiến của GV tham gia TN: Sau khi nghiên cứu ý tưởng của luận văn và các hoạt động dạy học được đề xuất, các GV đều có ý kiến cho rằng việc tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm phát triển NL cho HS là thực sự cần thiết và hồn tồn có thể thực hiện được. Việc sử dụng các hoạt động được đề xuất giúp cho GV có nhiều cơ hội hơn trong việc đánh giá và phát huy NL cho HS. Các em được tin tưởng giao nhiệm vụ, được làm chủ hoạt động học tập nên tích cực và chủ động tự tin hơn. Trong quá trình học tập, làm việc để cùng giải quyết vấn đề, HS được chia sẻ, lắng nghe nhau từ đó phát triển NL hợp tác, làm việc nhóm – những NL rất quan trọng đối với người lao động trong thời đại mới.

78

Các tiết dạy TN đã tạo được khơng khí học tập sơi nổi, kích thích HS hào hứng, tích cực và chủ động tham gia. Kiến thức mới học được vận dụng một cách linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày khiến mơn Tốn khơng cịn khô khan, cứng nhắc mà gần gũi, mang nhiều hứng thú – Hoạt động thực hành và trải nghiệm theo định hướng phát triển NL đã tạo ra cơ hội lớn cho HS thể hiện bản thân, phát triển các NL đặc biệt là NL tư duy và NL GQVĐ từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn trong nhà trường Tiểu học theo Chương trình GDPT 2018.

3.7. Kết luận Chương 3

Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy các hoạt động thực hành, trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 1 được thiết kế trong luận văn là hoàn toàn phù hợp, phát triển năng lực cho học sinh lớp 1. Thông qua các hoạt động này, học sinh và giáo viên đã có cái nhìn mới hơn về vấn đề dạy học Toán phát triển năng lực cho học sinh tiểu học. Việc tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm trong dạy học bộ mơn Tốn có tính khả thi cao, có thể áp dụng trên diện rộng nhằm mang lại kết quả tích cực, qua đó phát triển năng lực tính tốn cho học sinh.

Để các hoạt động thực hành, trải nghiệm đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải tạo sự hứng thú cho học sinh, chủ động tìm tịi, khám phá thực tiễn cuộc sống xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống đầy sáng tạo. Kết quả ban đầu dần hình thành và phát triển một số kĩ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh.

Trên cơ sở lí luận về thực hành và trải nghiệm trong dạy học toán phát triển năng lực cho học sinh, luận văn đã thiết kế, tổ chức, thực nghiệm một số hoạt động thực hành trải nghiệm trong mơn Tốn lớp 1 đáp ứng các yêu cầu cần đạt, nội dung mơn Tốn lớp 1; tích hợp các mơn học và hoạt động giáo dục khác; khai thác tối đa vốn kinh nghiệm sống cá nhân; huy động tất cả các giác quan của HS; phát huy các năng lực cho học sinh.

80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn phân tích, tổng hợp cơ sở lí luận, các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước về thực hành, trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn phát triển năng lực cho học sinh, từ đó thiết kế, tổ chức một số hoạt động thực hành, trải nghiệm trong mơn Tốn lớp 1 phát triển năng lực cho HS, thực nghiệm các kết quả nghiên cứu tại Trường TH Đinh Tiên Hoàng, Q. Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. Các kết quả đạt được của Luận văn gồm:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về thiết kế, tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh tiểu học;

- Tìm hiểu một số nghiên cứu liên quan về hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh tiểu học;

- Khảo sát vấn đề thiết kế và tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 1 với một số giáo viên, tại Thành phố Hải Phịng;

- Đề xt quy trình, thiết kế, tổ chức một số hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 1 phát triển năng lực cho học sinh;

- Thực nghiệm sư phạm trên các nội dung được để xuất, thiết kế.

Các kết quả thực nghiệm ban đầu cho thấy, các hoạt động thực hàn, trải nghiệm được thiết kế trong trong luận văn là hoàn toàn phù hợp, phát triển năng lực cho học sinh, bám sát nội dung trong Chương trình GDPT 2018.

2. Khuyến nghị

Hiện nay, hầu hết giáo viên tiểu học đã quan tâm đến việc thiết kế tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần cần chú trọng hơn nữa trong việc thiết kế các nội dung, tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng hơn, phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Nội dung giáo dục không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức thực hành và trải nghiệm môn toán lớp 1 nhằm phát triển năng lực học sinh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)