CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm
Nhằm thiết kế, xây dựng các bài kiểm tra để đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh trước và sau thực nghiệm, chúng tôi xây dựng các bộ tiêu chuẩn và thang đánh giá kết quả. Các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt, nội dung hoạt động thực hành trải nghiệm và mục tiêu, nội dung mơn Tốn lớp 1 ở các bài, các hoạt động triển khai thực nghiệm. Bài kiểm tra đánh giá kiến thức, năng lực của học sinh trước và sau thực nghiệm được thiết kế theo thang điểm 10 (mức độ lồng ghép cơ bản và nâng
cao), chia thành 4 loại Tốt, Khá, Trung bình, Yếu như sau:
+ Loại tốt: Điểm từ 9 đến 10: Học sinh làm bài đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái qt và logic, thể hiện được tính sáng tạo, chứng tỏ việc nắm tri thức chắc chắn và sâu sắc.
+ Loại khá: Điểm từ 7 đến dưới 9: Học sinh làm bài đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái qt và logic, tính sáng tạo cịn hạn chế, chứng tỏ việc nắm tri thức cơ bản chắc chắn.
+ Loại trung bình: Điểm từ 5 đến dưới 7: Học sinh làm bài tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản, có tính khái qt, tính hệ thống còn hạn chế, chứng tỏ các em đã nắm tri thức cơ bản nhưng chưa vững chắc.
+ Loại yếu: Điểm dưới 5: Học sinh làm bài chưa đầy đủ, thiếu chính xác các ý cơ bản, chưa khái quát, chưa hệ thống, cịn nhiều sai sót, chứng tỏ các em chưa nắm được tri thức cơ bản.
Theo hướng dẫn trong Thông tư 27-BGD&ĐT, GV không đánh giá thường xuyên HS thông qua điểm số. Chúng tôi chia mức độ và chấm điểm
73
nhằm mục đích đánh giá các kết quả thực nghiệm (theo phương án lượng giá kiến thức, kĩ năng) của luận văn.
3.6.2. Thực nghiệm 1: Khảo sát học sinh ở lớp TN và lớp ĐC thông qua bài kiểm tra Toán lớp 1 để đánh giá NL của HS trước